Soạn bài Dưới bóng hoàng lan (trang 46) - Kết nối tri thức
Với soạn bài Dưới bóng hoàng lan trang 46, 47, 48, 50, 51, 52 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Dưới bóng hoàng lan (trang 46) - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1. Tôi sẽ kể về những món ăn mà bà ngoại đã làm cho tôi từ ngày còn nhỏ. Những món ăn được bà dành hết tình yêu thương để nấu cho con cháu sẽ là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong cuộc đời tôi.
2. Cũng từng có những lúc tôi muốn thời gian trôi chậm lại để được ở cạnh ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Một ngày học tập miệt mài từ sáng đến tối khiến tôi không còn nhiều thời gian để chú ý đến những điều bình dị, quen thuộc xung quanh.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.
Đoạn trích không xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trong tác phẩm, vì vậy người kể chuyện đã ẩn danh. Do đó đây là ngôi kể thứ ba.
2. Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.
Khi được trở về với không gian thân thuộc - ngôi nhà của bà, Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đó có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.
3. Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.
Khi nhận ra cây hoàng lan, Thanh đã nhớ đến đến câu chuyện của tuổi thơ ngày mà Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ấy là ngày mà cha mẹ Thanh hãn còn. Thanh nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, cái cây ngày nào giờ đã lớn.
Đây là trạng thái của sự hoài niệm ở nhân vật.
4. Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
Đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của Thanh: “Chàng cảm động gần ứa nước mắt.”
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thanh khi suy nghĩ về bà: “Bà yêu thương cháu quá”, câu Thanh tự hỏi “Tiếng ai?”, “Mà bà làm bếp có một mình thôi ư?”.
- Câu văn “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được” vừa là lời của người kể chuyện vừa biểu thị nội tâm của nhân vật.
5. Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng)?
- Qua lời nói: nhân vật Thanh xưng “tôi” và gọi đối phương là “cô Nga”, còn Nga thì xưng “em” và gọi Thanh là “anh”. Qua cách xưng hô, nhân vật Nga biểu thị tình cảm thân mật hơn. Hơn thế nữa, nhân vật Nga biểu thị trực tiếp nỗi nhớ, tình cảm của mình qua lời nói “em nhớ anh quá”. Ngược lại, qua ngôn ngữ, nhân vật Thanh hơi lạnh nhạt, chỉ trả lời những câu Nga hỏi và không đáp lại những lời bày tỏ tình cảm của Nga.
- Qua những dòng miêu tả tâm trạng, ta nhìn thấy rất rõ thế giới nội tâm của nhân vật Thanh. Thanh thấy lòng mình dịu lại khi nói chuyện với Nga.
6. Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.
Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga dường như không chỉ nói về chuyện hái hoa hoàng lan khi cây vẫn còn non, mà thông qua lời nhân vật Nga nói “Anh con hái đấy ạ” và cử chỉ Nga nhìn Thanh “mỉm cười”, có thể suy đoán, bà cụ và Nga nói chuyện về tình cảm con người. Bà cụ như muốn hỏi cái vì sao Nga lại bày tỏ tình cảm sớm thế, khi Thanh còn chưa ra biểu lộ tình cảm gì.
7. Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?
- Chi tiết Thanh đã dặn khẽ: “Tôi có nhời chào cô Nga nhé”.
- Chi tiết nội tâm của nhân vật Thanh: chàng “biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương hoàng lan nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang. Nhưng câu chuyện vẫn khép lại trong cảnh Thanh trở về tỉnh.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Ngôi kể ấy nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt được hiện ra qua đôi mắt của nhân vật Thanh. Đây là nhân vật chính, xuyên suốt tác phẩm. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy vừa phác họa bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, con người; lại vừa có thể biểu thị nội tâm, suy nghĩ của nhân vật chính trước cảnh vật.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…
Những lời đối thoại cho thấy hình ảnh người bà như vẫn luôn chờ đợi đứa cháu đi xa trở về. Bà không hỏi công việc, mà chỉ hỏi những chuyện vụn vặt, quan tâm đến bữa ăn, giấc nghỉ của cháu.
Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Hai nhân vật được miêu tả là hàng xóm, quen thân từ nhỏ, ngay từ nhỏ đã thân mật.
+ Trong suy nghĩ của Thanh, Nga như một người trong nhà thân mật mà chàng sẽ gặp mỗi lúc đi làm xa về.
+ Cuộc nói chuyện giữa Nga và Thanh cũng giản dị, đều là những chuyện vụn vặt (“anh chóng lớn quá”, “tôi vẫn thế chứ chứ”)
+ Thanh có lúc lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.
- Sự biến đổi trong tình cảm của hai nhân vật: từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột, đến việc Thanh đã bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, đã nhớ đến hai bàn chân xinh xắn của Nga. Còn Nga đã biểu thị trực tiếp tình cảm của mình thông qua xưng hô “anh-em” và câu “em nhớ anh quá”.
- Những biểu hiện tình cảm giữa hai nhân vật gắn liền với hình ảnh hoa hoàng lan:
+ Khi trông thấy bóng cây hoàng lan, Thanh đã nghĩ đến Nga và gọi vui vẻ: “Cô Nga”. Người thiếu nữ cùng vội ngửng đầu và nở nụ cười: “Anh Thanh! Anh đã về đấy à?”
+ Kỷ niệm đáng nhớ là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi: Thanh hỏi cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không, Nga đáp rằng: “Vẫn nhặt đấy. Nhưng không còn ai tranh nữa.”
+ Hai người dẫn nhau xem cây hoàng lan, Thanh như thoảng ngửi thấy hương hoàng lan trên tóc Nga.
+ Trong mùi hoàng lan thoảng thoảng bay, Thanh cầm lấy tay Nga.
- Câu chuyện kết thúc trong cảnh Thanh phải trở về tỉnh và không biết bao giờ mới quay trở về thăm nhà, nhưng đã hé lộ những tiến triển trong tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh đã gửi nhờ chào Nga.
Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trong “Dưới bóng hoàng lan”, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ qua cốt truyện.
Dù là một tác phẩm truyện như không có chuyện nhưng chính cốt truyện nhẹ nhàng của dưới bóng Hoàng Lan đã giúp cho người đọc cảm nhận được cái độc đáo. Câu chuyện xoay quanh những tình cảm đơn s,ơ giản dị nhưng có sức lay động, mạnh mẽ. Truyện kể về nhân vật Thanh, một người mồ côi cha mẹ, sống cùng với bà và sau này lớn lên đi làm ở tỉnh xa. Trong một lần Thanh trở về quê hương thăm bà, gặp lại những người anh yêu thương, người kể chuyện đã nhập thân vào Thanh để tái hiện khung cảnh đơn sơ, giản dị, đầy chất thơ và những câu chuyện sinh hoạt đời thường. Câu chuyện diễn ra rất nhẹ nhàng, không có sự kiện tính, không có tình huống gay cấn, người đọc theo bước chân Thanh trải qua những trạng thái, cảm xúc từ khi gặp lại người bà đến khi gặp Nga.
Mượn những lời đối thoại, những dòng độc thoại nội tâm xen lẫn với lời kể của người kể chuyện, “Dưới bóng hoàng lan” đã mang đến những cảm xúc tinh tế về tình bà cháu, về tình yêu còn bỏ ngỏ, và hơi ấm của những nơi chốn thân quen.
Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhan đề nhắc đến một hình ảnh xuyên suốt tác phẩm: hoàng lan - cây hoàng lan, hoa hoàng lan, hương hoàng lan. Đây là loài cây có trong vườn nhà Thanh, gắn với tuổi thơ của Thanh. “Dưới bóng hoàng lan” là dưới gốc cây ấy, trong làn hương hoa ấy, có người bà vẫn yêu thương Thanh, có cô Nga.
Không chỉ là một chi tiết tái hiện không gian thực trong truyện, đặt nhan đề và các sự việc xảy ra dưới “bóng hoàng lan” khiến câu chuyện trở nên mơ hồ, lãng mạn, thi vị hơn.
Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Cảnh khiến tôi liên tưởng đến một bức tranh đẹp: trong bữa cơm mà bà, Thanh, Nga và Nhân cùng ăn.
Bức tranh ấy có sự hài hòa giữa bốn con người và những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng. Bức tranh lại có sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên: phông nền của bức tranh là khu vườn mà bên ngoài vườn trời vẫn nắng, có giàn thiên lý pha xanh cạnh bên tà áo trắng của Nga, có búp hoa lí non rủ trong giàn, lẫn vào đám lá, có gạch mát phủ rêu. Bức tranh ấy có cả màu sắc, hương thơm, hình ảnh, hình khối.
Câu 8 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- “Dưới bóng hoàng lan” hé lộ một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu đương bỏ ngỏ trong truyện.
- Viết “Dưới bóng hoàng lan”, Thạch Lam đã mở ra một khoảng không chữa lành những vết thương cuộc đời của con người - đại diện qua nhân vật Thanh. Thanh đi làm trên tỉnh, khi trở về nhà như được trở về về tuổi thơ, trở về những gì trong trẻo nhất mà hai năm qua chàng để quên nơi phố thị. Những vất vả, cực nhọc và bộn bề được xoa dịu bằng những tình cảm chân thành, thiêng liêng: tình thương giữa những người thân ruột thịt, và tình yêu.
- Thạch Lam đã nâng ý nghĩa của những kỷ niệm tuổi thơ, những sự vật bình dị, những tình cảm quen thuộc thành hành trang ngọt ngào cho những người phải đi xa. Khi nhân vật Thanh phải quay trở lại tỉnh, trong nỗi buồn đã lẫn cả niềm vui.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo:
“Dưới bóng hoàng lan” khép lại trong cảnh nhân vật Thanh phải trở về tỉnh trong tâm trạng “nửa buồn mà lại nửa vui”. Buồn bởi chàng sắp phải rời xa cái chốn thân quen để quay trở lại phố thị ồn ào. Nhưng vẫn ánh lên niềm vui bởi chàng đã mang theo hành trang của tình yêu thương, qua sự quan tâm từ người bà, qua những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo, và qua tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga. Đoạn kết khép lại khi sau câu Thanh nói với bác Nhân gửi giùm lời chào Nga, và khi rời đi chàng biết Nga vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là một niềm tin, một niềm hy vọng cho con người khi bước tiếp trên hành trình của cuộc đời. Vì thế, tâm trạng của Thanh vừa buồn vì phải chia xa, lại vừa vui khi có được một điểm tựa về mặt tinh thần. Chính tâm trạng ấy có lẽ đã hé mở một sự tiến triển trong tình cảm giữa Thanh và Nga, hé mở một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Để học tốt bài Dưới bóng hoàng lan hay khác:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT