Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng
Tổng hợp trên 30 bài văn Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng (hay nhất)
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng - mẫu 1
Xin chào cô và bạn! Sau đây em xin được bắt đầu phần trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Thu hứng".
Tác phẩm ra đời khi nhà thơ Đỗ Phủ đang sống những tháng ngày bệnh tật, phiêu bạt, khốn khó tại Quỳ Châu. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu từ đó bày tỏ nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ Đỗ Phủ.
Thưa cô và các bạn, ngay từ nhan đề của văn bản đã gợi cho người đọc về tâm trạng của thi nhân trong khung cảnh mùa thu. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm xúc trong khung cảnh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
Trước hết, trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu tiêu điều, hiu hắt. Nhà thơ phóng tầm mắt lên trên cao ở hai câu thơ: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, / Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm." Không gian mùa thu bị bao trùm trong làn sương dày đặc trắng xóa. Màn sương đã khiến cho rừng phong trở nên tiêu điều, xác xơ. Ở câu thơ "Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" xuất hiện hai địa danh núi Vu, kẽm Vu. Đây là nơi có địa hình hiểm trở với những vách núi dựng đứng. Vào mùa thu, nơi đây vô cùng u ám, mờ mịt. Ấy vậy mà nhà thơ lại nhấn mạnh vẻ hoang sơ ấy bằng từ láy "hiu hắt" càng làm cho không gian núi rừng trở nên lạnh lẽo, vắng vẻ. Hai câu tiếp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,/ Tái thượng thiên phong tiếp địa âm", nhà thơ đã thu tầm nhìn của mình xuống dưới thấp. Ở giữa lòng sông, sóng tung vọt như muốn bao trùm lấy bầu trời khiến cho em hình dung về dòng nước chảy mạnh và vô cùng dữ dội. Hơn nữa, mặt đất càng trở nên âm u khi bị gió mây sà xuống. Dường như, tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa âm u, hiu hắt vừa dữ dội hiểm trở. Từ đó, thể hiện nỗi buồn mênh mang của nhà thơ trước cảnh sắc nơi núi rừng.
Tiếp theo, bốn câu cuối bài thơ đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của tác giả trước khung cảnh sinh hoạt của con người. Mỗi lần nhà thơ nhìn về khóm cúc đều không thể ngăn nỗi xúc động mà khiến nước mắt tuôn rơi. Hai lần khóm cúc nở hoa là hai năm xa nhà của tác giả. Con thuyền gợi ra sự trôi nổi, lênh đênh của phận người kết hợp với từ "lẻ loi" càng làm nổi bật tình trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình. Con thuyền ấy đã thắt chặt tấm lòng thương nhớ về vườn cũ. Chứng kiến khung cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không giấu nổi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của mình. m thanh rộn ràng dao thước may áo rét và dồn dập của tiếng chày nện vải càng khiến cho nỗi nhớ của nhà thơ trở nên mãnh liệt hơn.
Mặc dù cùng nằm trong chùm tám bài thơ cùng nhan đề, so với "Thu hứng" (bài 2), "Thu hứng" (bài 1) lại chan chứa một nỗi u hoài, trầm lắng của nhà thơ khi phải rời xa quê hương, lưu lạc nơi đất khách quê người.
Bằng ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối,... nhà thơ Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương một cách khéo léo thông qua bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng - mẫu 2
Kính chào cô và bạn! Sau đây em xin được trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Thu hứng". Mong cô và các bạn cùng lắng nghe!
Trong những tháng ngày bệnh tật, phiêu bạt, khốn khó tại Quỳ Châu, nhà thơ Đỗ Phủ đã sáng tác bài thơ "Thu hứng" (bài 1). Bài thơ nằm trong chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú cùng nhân đề. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu nhằm thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của Đỗ Phủ.
Cô và các bạn thân mến, ngay từ nhan đề của văn bản đã gợi cho người đọc về tâm trạng của thi nhân trong khung cảnh mùa thu. Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự cảm xúc trong khung cảnh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
Trước tiên, ở bốn câu thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng vẻ, lạnh lẽo. Hai câu thơ: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,/ Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" đã diễn tả khung cảnh mùa thu trên cao. Không gian mùa thu ngập tràn trong làn sương dày đặc trắng xóa khiến cho rừng phong trở nên tiêu điều, xác xơ. Hai địa danh núi Vu, kẽm Vu ở câu thơ "Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là nơi có địa hình hiểm trở với những vách núi dựng đứng. Nơi đây vô cùng u ám, mờ mịt khi bước vào thu. Ấy vậy mà nhà thơ lại sử dụng từ láy "hiu hắt" càng làm cho không gian núi rừng trở nên heo hút. Nhà thơ đã thu tầm nhìn của mình xuống dưới thấp trong hai câu tiếp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,/ Tái thượng thiên phong tiếp địa âm". Ở giữa lòng sông, sóng tung vọt như muốn bao trùm lấy bầu trời cho em hình dung về dòng nước chảy mạnh và vô cùng dữ dội. Bên cạnh đó, hình ảnh "gió mây sà xuống" khiến cho mặt đất càng trở nên âm u. Dường như, mọi nét vẽ của nhà thơ đều tập trung diễn tả bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa âm u, hiu hắt vừa dữ dội hiểm trở. Trước cảnh sắc nơi núi rừng, nhà thơ thể hiện nỗi buồn mênh mang.
Tiếp đến, đứng trước cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không giấu nổi nỗi nhớ quê hương. Hai lần khóm cúc nở hoa là hai năm xa nhà của tác giả. Mỗi lần nhìn về khóm cúc là một lần nước mắt tuôn rơi. Sự trôi nổi, lênh đênh của phận người thể hiện qua hình ảnh "con thuyền" kết hợp với từ "lẻ loi" càng làm nổi bật tình trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình. Con thuyền ấy đã thắt chặt tấm lòng thương nhớ về vườn cũ. Nỗi nhớ của nhà thơ càng được gia bội bởi âm thanh rộn ràng dao thước may áo rét và dồn dập của tiếng chày nện vải.
Mặc dù cùng nằm trong chùm tám bài thơ cùng nhan đề, "Thu hứng" (bài 1) so với"Thu hứng" (bài 2) lại chan chứa một nỗi u hoài, trầm lắng của nhà thơ khi phải rời xa quê hương, lưu lạc nơi đất khách quê người.
Nhà thơ Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương một cách khéo léo bằng ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối,... thông qua bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Thu hứng - mẫu 3
Em chào cô và các bạn. Em tên là Hiếu. Hôm nay, em xin được trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật "Thu hứng" - Đỗ Phủ.
Trong những ngày thu năm 766, nhà thơ Đỗ Phủ đã sáng tác bài thơ "Thu hứng" (Bài 1). Đây là bài đầu tiên nằm trong chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú có nhan đề chung là "Thu hứng". Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người khi thu đến, đồng thời thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu đậm của Đỗ Phủ.
Các bạn ạ, khi đọc bài thơ này, chúng ta dễ dàng thấy được mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ tâm trạng trước không gian thiên nhiên đến cảm nhận về khung cảnh sinh hoạt của con người.
Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ Đỗ Phủ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hắt hiu. Không gian rộng lớn của rừng phong được bao trùm bởi làn sương trắng xóa "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm". Xa xa kia, núi Vu, kẽm Vu với những vách núi cao lớn đã thu hút tầm nhìn của nhân vật trữ tình. Hai địa danh này dường như cũng u ám, mờ mịt bởi làn sương dày đặc "Núi vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt". Từ láy "hiu hắt" càng làm cho không gian núi rừng trở nên hoang sơ, lạnh lẽo. Ở hai câu thơ tiếp theo "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái thượng phong vân tiếp địa âm", nhà thơ đã chuyển tầm nhìn của mình xuống dòng sông. Giữa lòng sông, sóng tung những dòng nước cuồn cuộn như muốn bao trùm lấy bầu trời. Đặc biệt, gió mây ở trên cao như đang sà xuống, làm cho mặt đất càng thêm âm u. Tất cả các cảnh vật với những sắc thái khác nhau đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu tiêu điều, hiu hắt.
Tiếp đến, ở bốn câu thơ cuối, Đỗ Phủ khéo léo bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết của mình. Đứng trước khung cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không thể ngăn nổi nỗi xúc động. Hai lần khóm cúc nở hoa cũng là hai năm xa nhà của Đỗ Phủ "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ". Không chỉ vậy, hình ảnh con thuyền lẻ loi như gợi ra lênh đênh của kiếp người "Cô chu nhất hệ cố viên tâm". Câu thơ cũng đã làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn của tác giả nơi đất khách. Nỗi nhớ quê nhà càng thêm da diết khi nhà thơ nghe thấy âm thanh rộn ràng của dao thước may quần áo mùa rét và sự dồn dập của tiếng chày nện vải.
Qua bài thơ, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong tiết trời thu ảm đạm, hắt hiu. Đồng thời, từ cảnh vật ấy, nhà thơ khéo léo bày tỏ nỗi nhớ thương quê nhà của mình.
Bên cạnh những thành công về nội dung, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp trong hình thức nghệ thuật của "Thu hứng" (Bài 1). Bài thơ sử dụng ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi. Ngoài ra, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối cùng lối viết tả ít gợi nhiều đã khơi gợi nỗi nhớ quê nhà một cách tinh tế của nhà thơ.
Trên đây là bài trình bày của em về Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật "Thu hứng" - Đỗ Phủ. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe!
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Bánh trôi nước
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Hai-cư
- Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau trang 92
- Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau Tình yêu tuổi học trò
- Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau Tôn trọng sự khác biệt
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT