(20+ mẫu) Giới thiệu về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du (cực hay)

Tổng hợp trên 20 bài văn Giới thiệu về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(20+ mẫu) Giới thiệu tác phẩm Tác giả Nguyễn Du (cực hay)

Quảng cáo

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 1

Nếu như nước Nga tự hào có A. Puskin, nước Pháp tự hào có V. Huy-gô H. Ban-dắc… thì Việt Nam tự hào có Nguyễn Du – một Đại thi hào dân tộc xứng tâm thế giới.  Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê chúa Trịnh. Đây cũng là gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương, rất sành văn thơ Nôm và thích hát xướng. Cha là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tân, vợ thứ, quê ở Tiên Du, Bắc Ninh, có tài hát xướng. Những ngày thơ ấu Nguyễn Du sống trong nhung lụa nhưng sớm mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (làm đến chức Tham tụng trong phủ chúa Trịnh). Năm Nguyễn Du mười lăm tuổi, Nguyễn Khản bị bắt giam. Bốn năm sau, Nguyễn Du đỗ tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên.

Năm 1789, nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ, ở nhờ nhà người anh vợ là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình. Từ đây, Nguyễn Du bắt đầu cuộc sống “mười năm gió bụi”. Cuộc sống khốn khó, nghèo đói, ốm đau trong những năm này giúp ông thấu hiểu số phận con người.

Nguyễn Du đã ra làm quan với nhà Nguyễn từ khi Gia Long lên ngôi (1802) nhưng lại tỏ ra không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị và quan cao lộc hậu. Năm 1820, ông được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh dịch, không thuốc thang và mất ngày 10 tháng 8.

Quảng cáo

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch và bi kịch lớn nhất của ông là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí nhưng rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triển miên buồn chán.

Nguyễn Du là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng đạt đến trình độ cổ điển. Về thơ chữ Hán, ông có Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết thời làm quan ở Huế, Quảng Bình và Bốc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn :

Thơ văn Nguyễn Du trước hết là những trang nhật kí trung thực, phản chiếu một cách chính xác bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống của con người. Trong Thái Bình mại giả ca, ông miêu tả cảnh quan lại quyển quý cơm canh, thịt cá thừa mứa ăn không hết, đem đổ xuống sông, trong khi người nghèo đói ca hát đến sùi bọt mép chỉ được mấy đồng kẽm. Hay trong Sở kiến hành, ông cũng miêu .tả cảnh đón tiếp sứ thần ở trạm Tây Hà mâm cao cỗ đầy, chó trong xóm cũng ngán ăn vì no trong khi bốn mẹ con người ăn mày chết vì đói:

Quảng cáo

Tục tiêu Tây Hà dịch,

Cung cụ hà trương hoàng!

Lộc cân tạp ngư xí,

Mãn trác trần trư dương.

Trưởng quan bất hạ trợ,

Tiểu môn chỉ lược thường.

Bát khí uô cố tích, ,

Lân cẩu yếm cao lương.

Bất trí quan đạo thượng,

Hữu thử cùng nÀi nương.

(Đêm qua ở trạm Tây Hà

Mâm cỗ cung đốn sao mà linh đình!

Nào là gân hươu, vây cá,

Đây bàn thịt lợn, thịt đê. :

Quan lớn không chọc đũa,

Người tùy tùng chỉ nếm qua.

Đồ bỏ không hề tiếc,

Chó hàng xóm cũng chán thức ngon.

Không biết trên đường cái quan,

Có mẹ con nhà này cùng cực đến thế!)

Quảng cáo

Trước những hiện thực được phơi bày, Nguyễn Du đã thể hiện một thái độ phê phán quyết liệt. Tiêu biểu hơn cả cho thái độ ấy chính trong Phản chiêu hồn:

Hôn hệ! Hôn hệ! Hôn bất quy?

Đông Tây Nam Bắc vô sở y.

Thướng thiên hà địa giai bất khả,

Yên, Dĩnh thành trung lai hà ui?

Thành quách do thị, nhân dân phi,

Trần di cổn cổn ô nhân y.

Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,

Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ

Bất lộ trảo nha dữ giác độc,

Giảo tước nhân nhục cam như dị!

(Hồn ơi! Hồn ơi! Sao không trở về?

Đông Tây Nam Bắc không nơi nương tựa. ˆ

Về thành Yên, Sính làm chi nữa!

Thành quách y nguyên, việc đời khác,

Cát bụi lầm cả áo người.

Đi ra xe ngựa, về vênh váo,

Lên mặt Cao, Quỳ tán chuyện đời.

Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc,

Mà xé thịt người nhai ngọt xớt.)

Không chỉ phản ánh hiện thực, các sáng tác của Nguyễn Du còn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Nổi bật trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là sự quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Thơ văn ông thể hiện tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Từ kẻ tranh đoạt ngôi báu kẻ quyền cao chức trọng đến cung phi, tướng sĩ, những người vào sông ra bể, những kẻ chết oan ông đều thương cảm. Ông thương những trẻ em mất sớm:

Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,

Lỗi giờ sinh lìa mẹ la cha, ˆ

Lấy ai bồng bế vào ra,

Ù ơ tiếng khóc thiết tha não lòng.

thương những người sa cơ lỡ vận khi thời thế đổi thay:

Một phen thay đổi sơn hà, .

Tấm thân chiếc lá biết là về đâu.

(Văn chiêu hồn)

Và ông thương nhất những người phụ nữ, đặc biệt là những kẻ phải đem tài sắc mua vui cho thiên hạ. Hơn một lần, trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khóc – tiếng khóc đây đau đớn, xót xa và chứa chan nỗi niềm thương cảm: Đau đớn thay phận đàn bà. Lời thơ cũng chính là sự chiêm nghiệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về thân phận con người, mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.

Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đề cao quyền sống, đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế. Trong Truyện Kiêu, cứ mỗi lần miêu tả sự hội ngộ của Thúy Kiều với Kim Trọng, Thúy Kiều với Thúc Sinh, Thúy Kiều với Từ Hải, ngòi bút của nhà thơ lại ngân lên những nhịp điệu đắm say. Hay khi Kiều trao duyên cho em gái, đó là một việc nghĩa nhưng nàng không cảm thấy hạnh phúc của người làm việc nghĩa mà chỉ thấy đau đớn, nuối tiếc mênh mang:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

(Truyện Kiều)

Một khía cạnh khác trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chính là sự trân trọng những giá trị tính thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. Trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc thương cho nhất chỉ thư – mảnh giấy mong manh lưu lại nỗi niềm tâm sự của Tiểu Thanh:

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Son phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

(Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có thân mệnh mà cũng bi đốt dở.)

Nhưng hơn hết, thi nhân còn khóc thương cho Tiểu Thanh — chủ nhân của những mảnh giấy đó và cho những người cùng hội cùng thuyền với nàng:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được.

Ta tự coi là kẻ cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi oan lạ lùng.)

Cùng với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo đã mang đến cho các sáng tác của Nguyễn Du tỉnh thần nhân văn sâu sắc.

Về phương diện nghệ thuật, có thể thấy Nguyễn Du viết và thành công trên nhiều thể loại thơ ca (ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành…) nhưng đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển là hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát). Thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du đều đạt đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại, góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.

Với tất cả những gì đã thể hiện trong văn chương, Nguyễn Du xứng đáng là ở vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc. Năm 1965, ông được tổ chức Unesco suy tôn danh hiệu Danh nhân văn hóa thế giới.

“Tam bách niên” đã trôi qua, nỗi niềm trăn trở Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như của Nguyễn Du đã được muôn triệu người hồi đáp. Và nhân dân Việt Nam nói riêng, toàn thể nhân loại nói chung sẽ mãi mãi còn nhớ đến cụ Tiên Điền — một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung, một ngòi bút hiện thực phê phán mạnh mẽ, sắc bén; một nghệ sĩ đã kết tỉnh những thành tựu văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều  như một tiểu thuyết bằng thơ với nghệ thuật miêu tả tâm lí thần tình chưa từng có; một người đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Nguyễn Du xứng đáng là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 2

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.

Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thía nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu.

Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.

Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 3

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.

 Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên