Top 20 Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng (siêu hay)

Tổng hợp trên 20 bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên: loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng (siêu hay)

Quảng cáo

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 1

Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.

Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.

Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.

Quảng cáo

Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.

Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. Gấu trúc gồm hai loài chính được phân loại dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâu sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.

Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.

Quảng cáo

Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lẫn sinh chỉ từ 1-2 con. Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.

Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này. Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.

Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.

Quảng cáo

Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 2

Cá sấu là một loài động vật khá phổ biến tại các nước miền nhiệt đới nơi có nhiều sông hồ và đầm lầy. Với bản tính săn mồi dữ tợn, hung ác, kĩ năng giết chóc đáng sợ, cá sấu vừa được con người tôn kính vừa khiếp sợ chúng.

Ngày nay, do môi trường sống bị thay đổi và sự săn lùng ráo riết của con người, số lượng cá sấu trên thế giới suy giảm. Song hằng năm chúng vẫn còn gây ra nhiều cái chết thương tâm cho con người.

Cá sấu là một loài động vật ăn thịt, thuộc lớp bò sát, sống chủ yếu ở dưới nước. Chúng xuất hiện trên trái đất từ khoảng 84 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng. Thuật ngữ cá sấu trong tiếng Việt bao gồm các dạng cá sấu đích thực, mõm ngắn và mõm dài. Tuy nhiên, nó cũng được áp dụng để chỉ các họ hàng xa thời tiền sử của chúng. Chẳng hạn như “cá sấu biển”. Có một thời gian dài loài này thống trị cả trái đất.

Cá sấu là loài to lớn và có cấu tạo phức tạp nhất trong các loài bò sát còn tồn tại cho đến ngày nay. Về cơ bản, cơ thể loài bò sát này có hình thuôn dài, được phủ một lớp vảy sừng chắc chắn. Cơ thể chúng chia làm ba phần rõ rệt: phần đầu, phần thân và phần đuôi. phần đầu cá sấu chiếm đến 1/3 chiều dài cơ thể chúng.

Đầu cá sấu dẹp bằng. Chiếc mõm rất dài với bộ răng hàm chắc khỏe. Răng thường cong vào bên trong, rất sắc nhọn. Đôi hàm rất khỏe. Đó là đôi hàm khỏe nhất trong các loài động vật. Một khi con mồi rơi vào hàm ấy thì không có cơ hội sống sót.

Đôi mắt nhỏ nằm phía trên, có tầm nhìn kém. Bù lại, chúng có thể cảm nhận mọi chuyển động trong nước rất tốt, xác định con mồi và tấn công một cách chính xác. Lưỡi dày bất động. Lỗ mũi và tai có màng chắn nước. Thế nên cá sấu có thể ẩn mình trong nước nhiều giờ.

Phần thân của chúng thường rất to lớn. Chúng có chi trước ngắn, chi sau dài hơn. Bàn chân bè ra như chiếc chèo bơi. Đầu các ngón chân có móng sừng giúp con vật không bị trơn trước khi di chuyển trên cạn. Chính đặc điểm này giúp các sấu có thể bơi nhanh và nhẹ nhàng trong nước và cả trên cạn. Đuôi cá sấu dài gần bằng thân. Chiếc đuôi khỏe mạnh có vai trò như một chiếc bánh lái, giúp cá sấu điều hướng dễ dàng khi bơi.

Kích thước của sấu thay đổi đáng kể theo loài và theo độ tuổi. Một số loài lớn có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh, con non chỉ dài khoảng 20 cm và năng vài chục gram.

Một số loài cá sấu ở Châu Úc có kích thước khổng lồ. Chúng trở thành nỗi khiếp sợ của các loài sống dưới nước và cả con người.

Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước. Chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới trên thế giới. Đầm lầy, ao hồ, sông suối thường là nơi chúng sinh sống. Chúng là loài ăn thịt và là tay đi săn mồi cừ khôi. Thức ăn của chúng khá đa dạng. Chủ yếu là cá và động vật có vú, kể cả còn sống hay đã chết. Chúng tấn công tất cả những gì chuyển động ở dưới nước. Loài bò sát này rất nhạy cảm với máu. Khi phát hiện con mồi bị thường, chúng tấn công tới cùng đến khi hạ gục con mồi.

Cách bắt mồi của cá sấu rất đặc sắc. Khi bắt được con mồi, chúng liền xoay mình để nhấn chìm con mồi xuống nước. Cú xoay của chúng có thể bẻ gãy mọi khớp xương, khiến con mồi chết ngay tức khắc. Sau đó chúng xé xác con mồi và thưởng thức ngay dưới nước.

Về sinh sản, tất cả cá sấu là loài đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản có thể để từ 30-70 trứng. Trong tự nhiên, suốt thời gian ấp trứng con mẹ không đi kiếm mồi mà nằm ngay bên cạnh để canh giữ. Đến thời kì sắp nở khi nghe tiếng kêu của con con, con mẹ sẽ bới đất hỗ trợ, mang sấu con đến nơi có nguồn nước.

Con non mới nở nặng khoảng vài trăm gam và được mẹ chăm sóc trong vài tuần lễ đầu. Sau đó những chúng tự tách khỏi đàn để sống cuộc đời tự lập. Khi đến 4-5 tuổi, cá sấu cơ bản đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Một con sấu trưởng thành có thể dài đến hơn 6 mét và nặng khoảng 1000 kg. Cá sấu có thể sống đến hơn 100 năm tuổi.

Năm 1997, ở Nga người ta đã phát hiện một con cá sấu vừa chết có tuổi thọ 115 tuổi. Đó là cá thể lớn nhất được phát hiện. Trong suốt cuộc đời của cá sấu ít khi chúng rời khỏi mặt nước. Trên mặt đất. chúng tỏ ra rất vụng về.

Trong tự nhiên: sấu là loài săn mồi đáng sợ và rất hiệu quả. Chúng rất kiên nhẫn nằm mai phục đợi chờ con mồi. Khi phát hiện, chúng nhẹ nhàng di chuyển và tung ra những cú đớp chuẩn xác và đầy chết chóc. Hằng năm trên thế giới có hàng nghìn người đã bỏ mạng dưới nanh cá sấu. Trong thế chiến thứ II, tại Myanmar, một trung đoàn biệt kích 1215 binh lính Nhật Bản đã bị xóa sổ bởi đàn cá sấu đầm lầy đói khát. Đến nay, cá sấu nước mặn vẫn được coi là động vật ăn thịt nguy hiểm và hiếu chiến nhất trên trái đất.

Trong đời sống: Ngày nay, loài sấu còn được nuôi để lấy da và thịt. Da chúng thường dùng làm các đồ vật mĩ nghệ có độ bền và giá trị rất cao, được nhiều người ưu chuộng. Người ta còn nuôi loài vật hung dữ này phục vụ cho tham quan du lịch hoặc làm xiếc. Tuy nhiên, chúng là loài chưa thể thuần hóa được và là loài động vật rất nguy hiểm nên người ta cũng ít nuôi chúng.

Cá sấu được phản ánh trong nhiều nền văn minh. Ở một số nơi, chúng đóng vai trò lớn, chi phối nhiều mặt ở đời sống tinh thần con người. Cá sấu là biểu tượng của vũ trụ, đất nước, linh hồn của những điều hắc ám, nhưng còn là những điều kỳ thú. Sấu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh có thể làm cho cây cỏ xung quanh phát triển.

Ở châu Phi, sức mạnh cá sấu được ví như sức mạnh của địa ngục, quyền năng của lửa và nước. Nhiều thổ dân ở vùng châu Phi còn có điệu vũ cá sấu phổ biến trong các lễ hội gọi đất và mặt trời.

Ở Ai Cập, cá sấu là kẻ ăn các linh hồn, không trừ ai. Khi rơi vào miệng nó là như rơi vào lửa và lũ. Họ cho rằng, có thần cá sấu cai quản các dòng nước và cần được thờ phụng. Vì vậy, sấu được xem như là vật bất khả xâm phạm. Mắt nó là mặt trời đỏ ngòm. Miệng là vực thẳm chết chóc và đuôi là bóng tối.

Người Thái Lan coi sấu là vị chúa tể của nước, chi phối mùa vụ. Người Campuchia coi sấu là biểu tượng của ánh sáng dịu dàng. Chúng được ví như những tia chớp báo hiệu cơn mưa khi dịu dàng, lúc dữ dội.

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp và cuộc sống của người dân gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng sấu là loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh như một linh vật. Hình ảnh cá sấu được sử dụng trong các vật trang trí, tranh ảnh. Người Việt vừ kinh sợ vừa sùng bái sức mạnh và sự thần bí của cá sấu. Trong một vài trường hợp chúng còn là đại diện cho bóng tối, sự tàn ác hay những điều khủng khiếp.

Ngày nay, do bị thu hẹp địa bàn sinh sống và săn bắt quá nhiều khiến cho số lượng cá sấu trong tự nhiên không còn nhiều nữa. Ở nước ta, trước đây sấu ngự trị các dòng sông ở miền sông nước Nam Bộ và một vài dòng sông lớn ở miền Trung. Ngày nay, sấu trong tự nhiên gần như không còn được tìm thấy. Nếu không có chính sách bảo tồn và phát triển, trong tương lai. loài cá sấu có thể biến mất trong tự nhiên.

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 3

Trong thế giới hoang dã, hổ là loài săn mồi thiện chiến và hiệu quả nhất. Với thân hình to lớn nhưng thon gọn, sức mạnh phi thường, tốc độ nhanh, loài hổ trở thành nỗi kinh sợ của các loài động vật khác, trong đó có cả con người.

Hổ (còn gọi là cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm,…) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo lớn thuộc chi Panthera. Tổ tiên của loài hổ ngày nay xuất hiện lần đầu tiên ở vùng Đông Á, khoảng 2 triệu năm trước. Sau đó loài hổ phát triển rộng theo hướng rừng rậm và sông ngòi Tây Bắc tiến sâu vào khu vực Tây Nam Châu Á.

Một bộ phận khác men theo hướng Nam tiến sâu vào khu vực Đông Nam Á, lục địa Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Trong quá trình phát triển, tìm kiếm nguồn thức ăn và vùng lãnh địa mới, loài hổ đã phát triển ra khắp thế giới, hình thành các giống hổ như ngày nay.

Nhìn chung, một con hổ trưởng thành thường có khối lượng từ 100 đến 300 kilôgam. Hổ có thân hình to lớn nhưng thon, ốm, gầy để di chuyển nhanh nhẹn. Đó là cơ thể phù với đặc tính hoang dã của hổ.

Toàn bộ cơ thể của hổ phủ một lớp lông mềm mại. Lông hổ thường có màu cam, hoặc xám, hoặc trắng được tô điểm bởi những vằn lông theo hình lượn sóng. Các vằn của phần lớn các loài hổ dao động trong khoảng nâu xám tới đen thuần. Hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng loài. Nhưng phần lớn các loài đều có trên 100 vằn.

Sự phối sắc độc đáo của bộ lông khiến cho hình ảnh con hổ gây nhiều ấn tượng trong thế giới tự nhiên. Với màu vàng cam và những lằn đen dễ hòa lẫn trong màu sắc của cỏ khô, giúp hổ mai phục và tiến sát con mồi mà không bị phát hiện.

Hổ có đôi tai nhỏ nhưng rất thính. Tai hổ thường xuyên dựng cao để thu bắt âm thanh. Răng nanh hổ dài. Đôi hàm của hổ khỏe khoắn có thể nghiền nát xương dễ dàng. Móng vuốt nhọn sắc. Đây là vũ khí lợi hại giúp hổ có thể hạ gục nhanh chóng những con mồi to lớn như trâu rừng, bò rừng, hươu, nai. Khi di chuyển, toàn bộ móng vuốt thu vào bên trong chỉ có vùng đệm thịt dày chạm đất khiến cho bước chân của hổ hết sức nhẹ nhàng, uyển chuyển. Mắt hổ rất tinh, có thể nhìn cả trong ban đêm. Bởi thế, hổ thường săn mồi từ chiều hôm cho đến sáng sớm. Thời gian còn lại nó thường ẩn trong rừng sâu.

Hổ sở hữu một sức mạnh phi thường. Một con hổ khi săn mồi có thể di chuyển với vận tốc 40km/h. Hổ có thể vật ngã và giết chết con mồi nặng gấp đôi chúng. Kĩ năng mai phục và tấn công con mồi nhanh gọn rất hiệu quả. Nếu tính về hiệu suất săn mồi, hổ là loài đứng đầu danh sách trong thế giới động vật.

Nhìn chung, ở loài hổ tập trung tất cả những đặc điểm ưu việt nhất của loài động vật săn mồi. Với sức mạnh vượt trội, hổ trở thành một loài săn mồi đáng sợ nhất trên mặt đất. Dù ngày nay, số lượng cá thể hổ không còn nhiều nhưng chúng vẫn là loài chiếm lĩnh và làm chủ các khu rừng rậm.

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Phổ biến nhất là ở các khu rừng rậm Châu Á, Ấn Độ, Đông Nam Á.

Hổ thường đi săn đơn lẻ. Đôi khi, người ta cũng thấy chúng phối hợp với nhau để săn bắt con mồi. Tuy nhiên, điều này ít khi xảy ra. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu,… Tuy nhiên, chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa.

Hổ là loài động vật đẻ con. Mỗi lứa hổ sinh khoảng 2-3 con. Hổ con sống với mẹ khoảng 2-3 năm thì ra ở riêng. Lúc này hổ con đã trưởng thành và đủ khả năng sinh sản.

Tuổi thọ, trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm. Nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm.

Trong tự nhiên: Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Việc tồn tại của hổ giúp cho tự nhiên cân bằng chuỗi thức ăn, điều phối số lượng các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt khác.

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 4

Chó sói, một trong những loài động vật hoang dã đáng sợ nhất, đang thu hút sự quan tâm của chúng ta. Với bộ lông đen hoặc xám, mõm nhọn, răng sắc bén như thép, đôi mắt sáng quắc, và đôi tai cực kỳ nhạy bén, chúng có một vẻ ngoại hình đáng kinh ngạc. Bốn chân cường tráng của sói giúp chúng chạy nhanh như cắt cỏ, và cái đuôi dài thêm vào sự uyển chuyển của chúng.

Sói là loài động vật mạnh mẽ và thông minh, có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sống và có sức chịu đựng đáng kinh ngạc đối với cả đói và lạnh. Chúng thường tụ tập thành đàn, với số lượng từ vài con cho đến hơn mười con. Tiếng rít của sói trên thảo nguyên có lẽ là một trong những âm thanh đáng sợ nhất của thiên nhiên.

Sói có khả năng săn mồi liên tục trong nhiều giờ đồng hồ và có thể chạy với tốc độ lên đến 80 km/h. Chúng rất tham ăn, và sau mỗi chu kỳ đói, một con sói có thể ăn được 20-25 kg thịt trong một lần. Khi đói, sói có thể trở nên táo bạo và tấn công vào các đàn gia súc được bảo vệ bởi con người, thậm chí xâm nhập vào chuồng trâu, bò, hoặc cừu để tìm kiếm thức ăn.

Có một số dữ liệu đáng chú ý về cuộc chiến chống sói. Năm 1880, tại thành phố Cacmathen, một đài kỷ niệm được xây dựng để tưởng nhớ con chó sói cuối cùng bị tiêu diệt. Đầu thế kỷ XX, trên thảo nguyên, bò và cừu trở thành mồi ngon cho sói. Tại Kadakstan, chỉ trong vòng năm năm, hơn 80,000 con sói đã bị giết.

Như nhiều loài ác thú khác như hổ, báo, và sư tử, sói đang đối diện với sự tiêu diệt dần dần.

Hiện nay, chúng ta đã thấu hiểu được vai trò quan trọng của các loài ác thú trong cân bằng sinh thái và tự nhiên. Chúng là một phần quan trọng của hệ sinh thái và giữ vai trò quan trọng trong duy trì sự cân bằng tự nhiên. Sự loại bỏ hoàn toàn các loài ác thú có thể mang lại hậu quả to lớn cho môi trường và các loài khác. Vì vậy, việc bảo vệ các loài ác thú cũng là một nhiệm vụ quan trọng.

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 5

Sư tử, một trong những sinh vật vĩ đại của tự nhiên, thường thấy sống trong những cánh đồng bát ngát của thế giới. Cách đây khoảng 10.000 năm, chúng đã tồn tại rộng rãi trên khắp hành tinh. Nhưng ngày nay, sự gia tăng đáng kể của dân số loài người đã dẫn đến việc chặt phá cây cối và tàn phá rừng để mở đường cho sự phát triển của chúng ta. Do đó, sư tử hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số ít vùng trên thế giới, với số lượng lớn nhất nằm tại châu Phi.

Loài sư tử có sự đa dạng về phân loài. Sư tử châu Phi chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong khi sư tử châu Á hiện nay chỉ còn sống trong rừng Gir ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Còn sư tử trắng, mặc dù số lượng ít ỏi, vẫn tồn tại, với màu sắc riêng biệt do di truyền (sư tử trắng không có lợi thế khi săn mồi, vì màu sắc trắng dễ bị phát hiện, nhưng chúng vẫn tồn tại). Sư tử cũng được xem như biểu tượng của gia đình hoàng gia và hiệp sĩ.

Sư tử xuất hiện trong nghệ thuật và văn hóa của nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, mặc dù không có bằng chứng cho thấy chúng từng sống ở đó. Chúng là một trong những loài động vật xuất hiện nhiều nhất trong nghệ thuật và văn chương, và theo cuốn sách "Simba" của C. A. W. Guggisberg, sư tử được nhắc đến tới 130 lần trong Kinh Thánh. Hình ảnh của sư tử cũng xuất hiện trên các bức vẽ trong các hang động từ thời kỳ đồ đá.

Trong chiêm tinh phương Tây, sư tử (Leo) là một trong 12 chòm sao biểu tượng cho 12 cung hoàng đạo của con người. Theo truyền thuyết, chòm sao này có nguồn gốc từ việc nữ thần Hera biến hình linh hồn con sư tử của mình thành những ngôi sao trên bầu trời, để tưởng nhớ và vinh danh nó.

Về mặt vật lý, sư tử thuộc họ mèo, nhưng chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với các họ hàng của mình. Sư tử đực trưởng thành trung bình nặng 189 kg và cao khoảng 1,2 m, trong khi sư tử cái nặng 126 kg và cao khoảng 1,1 m. Con sư tử nặng nhất từng được ghi nhận ở núi Kenya nặng lên tới 272 kg.

Sư tử được coi là một loài "mèo lớn" với bộ lông màu cát, hoàn hảo hòa quyện với màu của các cánh đồng xa-van, giúp chúng tự nhiên ngụy trang tốt khi săn mồi. Bên dưới bụng và hai bên sườn của sư tử thường có màu trắng, đặc biệt ở sư tử cái. Tai và đuôi của chúng có màu nâu sậm hoặc đen ở phần trong cùng.

Một con sư tử trưởng thành thường có đến 30 chiếc răng, trong đó có 4 chiếc nanh được sử dụng để cắn và xé thức ăn. Chúng cũng sử dụng những móng vuốt cực kỳ sắc bén để săn mồi và tự bảo vệ.

Tiếng gầm của sư tử là một đặc điểm nổi bật. Chúng bắt đầu biết gầm khi còn con non, và tiếng gầm không chỉ dùng để xác định lãnh thổ mà còn để liên lạc và giao tiếp với các sư tử khác trong đàn. Ngoài ra, nó cũng được dùng để thể hiện sự oai phong và đe dọa đối với các đối thủ.

Sự khác biệt lớn nhất giữa sư tử đực và sư tử cái là bờm. Bờm chỉ xuất hiện ở con đực và thường được dùng để đối phó với các cuộc tấn công và xung đột với đối thủ, có thể rất nguy hiểm. Màu sắc của bờm có thể thay đổi từ đen đến vàng hoe và thường phủ đầy khu vực mặt và cổ của sư tử đực.

Sư tử được xem là một trong những thú săn mồi hàng đầu trong tự nhiên. Chúng thường hoạt động theo bầy và thường săn bắt các loài động vật lớn và nguy hiểm. Một bầy sư tử thường bao gồm từ 30 đến 40 con và có một lãnh thổ rộng lớn từ 20 đến 400 km2. Hầu hết trong số đó là sư tử cái và con cái, chỉ có một số ít con đực. Con sư tử mạnh nhất thường đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và bảo vệ bầy đàn.

Săn mồi là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của sư tử. Con mồi của chúng có thể là ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã và thậm chí là voi trưởng thành. Khi săn mồi một mình, chúng thường sử dụng kỹ thuật cắn cổ để gãy cổ hoặc tạo ra tổn thương trong hệ thống tuần hoàn máu của con mồi. Khi săn theo đàn, sư tử có thể làm cho mồi lớn bị kẹp lại trong khi các thành viên khác của bầy cắn vào cổ hoặc ngạt thở con mồi bằng cách kìm mõm nạn nhân, không cho nó hít thở. Sư tử thường không thích phải tìm kiếm thức ăn một mình và thường đẩy lùi các kẻ săn mồi khác, nhất là những loài ít quân số hơn. Chúng cũng có thể bị đuổi đi bởi những kẻ cạnh tranh như đàn linh cẩu và chó hoang khi chúng số lượng áp đảo. Giống như những người anh em trong họ mèo, sư tử có khả năng quan sát tốt trong bóng đêm, giúp chúng trở nên cực kỳ linh hoạt về đêm. Họ có thể ngủ hơn 20 tiếng mỗi ngày.

Văn bản thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng - mẫu 6

Trong thời đại hiện nay, khi xã hội đang trải qua sự bất ổn, chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều loài động vật đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, và chúng đang được liệt vào sách đỏ để bảo tồn. Một số trong số này được coi là di sản thế giới và biểu tượng văn hóa của các quốc gia. Trong số những loài này, không thể không nhắc đến gấu trúc.

Gấu trúc xuất phát từ Trung Quốc và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Mặc dù chúng thuộc họ Gấu và được xem là động vật ăn thịt, nhưng chúng thực tế là ăn thức ăn chủ yếu là tre, trúc, và cỏ dại. Gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên, thường tại các khu rừng tre và rừng trúc, nơi cung cấp thức ăn chính cho chúng. Chúng sống đơn độc và thường không thành bầy để săn mồi.

Giống như nhiều loài động vật hoang dã khác, gấu trúc chia lãnh thổ một cách nghiêm ngặt và bảo vệ chúng bằng cách đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu. Giao tiếp giữa các cá thể gấu trúc cũng diễn ra thông qua tiếng kêu.

Gấu trúc không ngủ đông vào mùa đông, và chúng di chuyển liên tục thay vì cố định một tổ cư trú. Chúng thường xây tổ tại các hốc cây hoặc nơi có thể bảo vệ khỏi thời tiết lạnh.

Khi sinh sản, gấu trúc con đực rời xa để con cái có không gian và tài nguyên đủ để phát triển. Tính cách của gấu trúc tổng thể là hiền lành, nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm khi bị xúi giục.

Có hai loại gấu trúc chính, được phân biệt bởi màu lông: một loài có màu lông đen và trắng, và một loài có màu nâu sẫm và nâu nhạt. Tuy nhiên, gấu trúc trắng và đen là loài phổ biến nhất.

Về hình dáng, gấu trúc có thân hình lớn, cao khoảng 150 cm và nặng khoảng 135 kg khi trưởng thành. Chúng có đôi tai nhỏ, mắt đen, và mũi hơi nhô ra phía trước. Lông của chúng màu đen ở chân và trắng ở thân.

Gấu trúc mang thai trong khoảng 5 tháng và sinh từ 1-2 con. Tuy nhiên, nếu sinh hai con, chúng thường chỉ nuôi con được sinh ra đầu tiên.

Ở Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng quốc gia và cũng mang lại lợi ích lớn từ ngành du lịch, khi hàng ngàn người đổ về để chiêm ngưỡng những chú gấu trúc dễ thương này. Toàn cầu, gấu trúc được coi là biểu tượng của sự bảo vệ thiên nhiên, và chúng đại diện cho những nỗ lực to lớn trong việc bảo tồn loài này khỏi tuyệt chủng.

Tuy nhiên, nguy cơ vẫn tồn tại do sự phát triển không ngừng của xã hội và việc phá hủy môi trường tự nhiên để xây dựng các khu công nghiệp. Rừng tre và rừng trúc, nguồn thức ăn chính của gấu trúc, cũng không tránh khỏi sự hủy hoại này. Nếu không có đủ thức ăn, chúng sẽ khó khăn trong việc duy trì sự sống.

Tóm lại, gấu trúc không chỉ là biểu tượng của Trung Quốc mà còn là biểu tượng toàn cầu cho bảo tồn thiên nhiên và môi trường sống. Chúng đại diện cho sự tự hào của người Trung Quốc về di sản quốc gia và di sản thế giới.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên