5+ Tranh luận Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ (điểm cao)

Lớp bạn tổ chức tranh luận về vấn đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Tranh luận Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ (điểm cao)

Quảng cáo

Tranh luận nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân - mẫu 1

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực, hứng thú của cá nhân.

Như chúng ta đã biết, một vấn đề quan trọng mà học sinh lớp 12 đang rất quan tâm đó chính là việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.

Quảng cáo

Cá nhân tôi hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.

Quảng cáo

Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.

Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.

Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ!

Quảng cáo

5+ Tranh luận Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ (điểm cao)

Tranh luận nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân - mẫu 2

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực, hứng thú của cá nhân.

Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các bạn trẻ có nhiều băn khoăn mà khó đưa ra quyết định. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nhân sự cũng đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều ngành nghề mới, khiến phụ huynh và học sinh phân vân khi định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn ngành học theo đam mê của bản thân hay theo ý kiến của bố mẹ, đâu là điều thật sự phù hợp và đúng đắn dành cho bạn.

Trước đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến, nhiều người luôn chọn nghề theo xu hướng, bạn bè hoặc nghe theo lời của phụ huynh, anh chị, người có kinh nghiệm,… Nhưng ngày nay cuộc sống phát triển vượt bậc, bên cạnh những nguồn tham khảo kể trên thì chúng ta còn rất nhiều cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với các công việc tiềm năng mà mình yêu thích từ kênh truyền thông online, chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp,… Điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn của mình về ngành nghề sẽ theo đuổi trong tương lai. Nhưng cũng dẫn đến tình huống khó xử khi ngành học mà bạn chọn không giống với mong muốn của bố mẹ.

Mong Muốn Con Mình Thành Đạt Là Điều Chính Đáng Của Bậc Phụ Huynh

Đấng sinh thành luôn hy vọng con của mình có một công việc ổn định, thu nhập cao và nhiều khi họ đã thay con quyết định luôn cả nghề nghiệp tương lai. Bởi vì, bố mẹ là người đi trước, từng trải nên sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn. Nhưng vô tình họ quên đi cảm nhận và không biết rằng con mình có thật sự yêu thích và phù hợp với điều đó hay không?

Nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ việc trong mắt phụ huynh, những đứa con vừa rời ngưỡng cửa phổ thông còn khờ dại, chưa va chạm với cuộc sống nhiều nên họ cần phải định hướng đến những trường học, ngành học để sau này dễ xin việc mà lương hấp dẫn. Bên cạnh đó, một số gia đình lại mong muốn con mình có thể viết tiếp ước mơ hoặc nối nghiệp của bố mẹ để thành đạt hơn, tiếp quản và kế thừa sự nghiệp.

Nếu sự kỳ vọng ấy quá sức và các bạn học sinh phải gồng mình thực hiện thì sẽ tạo nên những áp lực, stress. Ví dụ cụ thể, có nhiều trường hợp, một số bạn nghe theo ý kiến gia đình nhưng trong quá trình học lâu dài, họ mất dần hứng thú, kết quả học tập sa sút và có thể bỏ ngang ngành học khiến mọi việc vừa dở dang vừa lãng phí tiền bạc, thời gian lẫn công sức

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn quan điểm của bố mẹ. Vì đó là những điều được đúc kết từ kinh nghiệm, góc nhìn của người đi trước. Đôi khi, đó lại là những lời khuyên bổ ích giúp bạn xem xét kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn ngành nghề đúng đắn cho mình. Vì thế, đừng vội tạo ra áp lực cho bản thân và gạt bỏ những ý kiến này mà thay vào đó bạn hãy tinh tế trình bày và thuyết phục để họ hiểu về mong muốn, sở thích, khả năng của bạn.

Hãy Mạnh Dạn Chọn Ngành Học Theo Đam Mê, Khả Năng Của Chính Mình

Người ta vẫn thường nói “Học ngành gì không quan trọng nhưng nhất định bạn phải tìm được cho mình một công việc yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 7h sáng đến 6h tối mỗi ngày”. Công việc ấy có thể không mang lại thu nhập cao nhưng nếu bạn có đam mê thì sẽ luôn thôi thúc bạn làm việc tích cực với tinh thần thoải mái. Điều này đã giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc chọn đúng nghề, học đúng ngành.

Một người không yêu thích công việc của mình thì chắc chắn họ sẽ không có sự đầu tư, không sáng tạo và đặc biệt không có sự khát vọng vươn lên trong sự nghiệp. Những con người tài năng thường không chấp nhận lựa chọn công việc mang tính ổn định mà mình thật sự không hứng thú. Có đam mê bạn sẽ vượt qua những lần thất bại để thành công và làm giàu bằng chính năng lực và sở thích. Các bạn trẻ phải dám làm dám chịu và lựa chọn công việc yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân

Thực tế hiện nay, các bạn học sinh khó có thể sớm tìm được hứng thú và sự phù hợp của mình đối với ngành nghề nào. Do đó, các bạn cũng không nên quá lo lắng khi đến tuổi rời khỏi bậc phổ thông mà vẫn chưa biết mình phải làm gì, thích gì. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, bạn cần phải tự trải nghiệm, khám phá bản thân để từ đó xác định được đam mê và có những quyết định tốt hơn cho tương lai. Tự tìm hiểu thông tin mà các ngành học mà bạn quan tâm rồi thử làm một công việc nào đó liên quan đến để có thể nhìn nhận bản thân có thấy thích việc ấy hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indication), trắc nghiệm hướng nghiệp RIASEC (Holland Code Test), trắc nghiệm não trái – não phải,… để dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn.

Có rất nhiều bạn khi đã lựa chọn ngành học theo đam mê, mong muốn thì lại lo lắng khi thấy không nằm trong những nhóm nghề tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Nhưng bạn hãy cứ kiên định với những gì mình yêu thích vì trong tương lai ngành đó rất có thể sẽ trở thành xu hướng nghề nghiệp.

Vậy Đâu Là Cách Giải Quyết Tốt Nhất Khi Ý Kiến Của Bạn Và Bố Mẹ Không Giống Nhau?

Trong trường hợp bất đồng quan điểm trong việc chọn ngành nghề với phụ huynh thì bạn nên tìm cách thuyết phục thật khoa học để tránh tình trạng căng thẳng, không khí không vui vẻ trong gia đình. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Thuyết phục bằng lý: Hãy tìm hiểu lý do vì sao bố mẹ lại mong muốn bạn theo học ngành đó, khi nắm được nguyên nhân, bạn hãy đưa ra những luận cứ chắc chắn để đối lập lại và trình bày quan điểm cá nhân và những lí do vì sao bạn không phù hợp với lựa chọn đó.

Thuyết phục bằng tình: Bạn cần thể hiện cho bố mẹ thấy sự nghiêm túc, tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này trước khi quyết định lựa chọn theo đuổi, đây không phải đi theo xu hướng hay sự rủ rê của bạn bè. Nếu thấy được khao khát và niềm đam mê thì họ chắc chắn sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bạn

Tìm kiếm đồng minh: Anh chị trong nhà, người thân có kiến thức hoặc giáo viên chủ nhiệm có thể là một người cộng sự đắc lực. Đặc biệt, nếu nhờ được một người đang làm trong nghề mà bạn đam mê, thẩm định cho bạn về sự tương thích với nghề và trở thành người giúp mình thuyết phục phụ huynh thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ!

Tranh luận nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân - mẫu 3

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực, hứng thú của cá nhân.

Định hướng nghề nghiệp cho con cái luôn là vấn đề được các đấng sinh thành quan tâm bởi cha mẹ nào cũng muốn con mình có được một công việc ổn định, thu nhập cao và đạt nhiều thành công. Vì vậy, trong quá trình chọn nghề, phụ huynh đã hướng con đến với một số ngành mà họ cho là tốt nhất.

Nguyên nhân của việc này có thể vì trong mắt cha mẹ, các con chưa va chạm nhiều với cuộc sống, còn non nớt nên cần sự định hướng ngành học đến từ người lớn. Bên cạnh đó, một số người lại mong muốn con nối nghiệp gia đình hoặc thực hiện giấc mơ còn dang dở của họ.

Điều này đôi khi lại khiến các bạn học sinh cảm thấy áp lực vì phải gồng mình thực hiện những gì cha mẹ muốn. Đã có nhiều trường hợp các bạn chọn nghề theo ý gia đình nhưng lại đánh mất động lực học tập, thậm chí bỏ ngang khiến mọi việc vừa dở dang vừa tốn công sức và tiền của.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ qua hoàn toàn những ý kiến, quan điểm của phụ huynh, lý do vì đây là những điều đã được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc của họ. Đôi khi đó lại là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể xem xét và chọn được ngành học phù hợp với mình.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM chia sẻ: “Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao”. Có thể thấy, việc chọn học ngành mà bản thân thích thú và mong muốn theo đuổi rất quan trọng.

Đây cũng là ý kiến chung của nhiều chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Lý do vì khi làm công việc yêu thích, bạn sẽ có động lực để học hỏi, vượt qua những khó khăn, phát huy được hết năng lực, sở trường. Ngược lại, bạn chắc chắn sẽ không có sự đầu tư, không sáng tạo và đặc biệt là không có khát vọng vươn lên trong sự nghiệp nếu làm nghề mình không hứng thú.

Tuy nhiên, các bạn học sinh cần phân biệt rõ đâu là ngành mình thực sự phù hợp và đâu là đam mê nhất thời. Đã có không ít bạn đưa ra lựa chọn chỉ vì thấy ngành đó “thời thượng” hoặc đang hot trong thời điểm hiện tại mà chưa tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc. Điều này dẫn đến việc khi vào học các bạn dễ bị “ngộp” bởi thực tế không giống với những gì đã nghĩ.

Theo các chuyên gia, bạn cần tự trải nghiệm, khám phá bản thân để xác định được ngành, nghề mà mình thực sự yêu thích và muốn làm, Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số bài trắc nghiệm như MBTI, RIASEC (Holland Code Test) … để có thêm thông tin về những lĩnh vực tiềm năng có thể phù hợp với bản thân.

Thực tế, bất đồng giữa cha mẹ và con cái khi chọn nghề là vấn đề xảy ra phổ biến ở nước ta. Theo Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và Tư vấn tuyển sinh (Đại học Kinh tế – Luật TP HCM), có đến 70% phụ huynh tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp cho biết họ không đồng ý với sự lựa chọn công việc của con.

Nếu lâm vào tình trạng này, bạn nên tìm cách thuyết phục thật khoa học để tránh tình trạng căng thẳng, bất hòa trong gia đình. Bạn có thể tham khảo một số phương án sau:

Thuyết phục bằng lý: Hãy tìm hiểu lý do vì sao cha mẹ lại mong muốn bạn theo học ngành đó. Khi nắm được nguyên nhân, bạn hãy đưa ra những luận cứ chắc chắn để đối lập lại, đồng thời trình bày quan điểm cá nhân và nêu rõ những lí do vì sao bạn không phù hợp với lựa chọn đó.

Thuyết phục bằng tình: Bạn cần thể hiện cho gia đình thấy sự nghiêm túc, tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này trước khi quyết định lựa chọn theo đuổi. Hãy cho phụ huynh thấy rằng đây không phải đi theo xu hướng hay sự rủ rê của bạn bè. Nếu thấy được khao khát và niềm đam mê thì họ chắc chắn sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bạn.

Tìm kiếm đồng minh: Anh chị trong nhà, người thân có kiến thức hoặc giáo viên chủ nhiệm có thể là một người cộng sự đắc lực. Đặc biệt, nếu nhờ được một người đang làm trong nghề mà bạn đam mê, thẩm định cho bạn về sự tương thích với nghề và trở thành người giúp mình thuyết phục cha mẹ thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ!

Tranh luận nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân - mẫu 4

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực, hứng thú của cá nhân.

Khi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp, có không ít bạn trẻ cảm thấy bối rối. Bởi bên cạnh việc không biết bản thân phù hợp với lĩnh vực nào, nhiều bạn còn lâm vào tình trạng ngành mình muốn theo học lại trái với mong muốn của cha mẹ. Điều này đã gây ra những bất đồng, căng thẳng trong gia đình và làm phụ huynh lẫn học sinh mệt mỏi. Câu hỏi đặt ra chúng ta nên lựa chọn như thế nào?

Quyết định lựa chọn nghề nghiệp nên dựa trên một sự kết hợp thông minh giữa năng lực cá nhân, sở thích và ý muốn cá nhân của bạn, bao gồm:

- Năng lực cá nhân: Hãy xem xét những kỹ năng, kiến thức và tài năng bạn có. Điều này có thể bao gồm khả năng tự học, khả năng giao tiếp, kỹ năng số học, kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, và nhiều yếu tố khác. Chọn nghề dựa trên năng lực cá nhân của bạn có thể giúp bạn phát triển nhanh chóng và thành công trong lĩnh vực đó.

- Sở thích: Lựa chọn một nghề mà bạn đam mê và có sở thích trong đó thường dẫn đến sự hài lòng trong công việc. Bạn sẽ dễ dàng tự động nỗ lực và phấn đấu hơn khi bạn yêu thích công việc của mình.

- Ý muốn cá nhân: Điều này liên quan đến điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống. Không nên bỏ qua ý muốn cá nhân của bạn trong quá trình đưa ra quyết định. Hãy tự hỏi bạn muốn gì từ công việc của mình? Muốn đạt được điều gì trong tương lai? Quyết định nghề nghiệp cũng phải phản ánh những mục tiêu cá nhân của bạn.

- Lối sống và mục tiêu tài chính: Bạn cũng nên xem xét cách nghề nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng đến lối sống và mục tiêu tài chính của bạn. Có những nghề có thu nhập cao hơn, nhưng đòi hỏi làm việc nhiều giờ hoặc đi công tác thường xuyên. Hãy xem xét xem bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp đó hay không.

- Tư duy dài hạn: Hãy suy nghĩ về tương lai và cân nhắc xem nghề nghiệp bạn chọn có cơ hội phát triển và ổn định trong thời gian dài hay không.

Cuối cùng, quyết định lựa chọn nghề nghiệp là của bạn và nên phản ánh giá trị và ước mơ cá nhân của bạn. Tránh đặt quá nhiều áp lực từ ý muốn của cha mẹ hoặc người khác, nhưng hãy lắng nghe ý kiến của họ và thảo luận với họ để có được sự hỗ trợ và tư vấn.

Thực tế, bất đồng giữa cha mẹ và con cái khi lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề xảy ra phổ biến ở nước ta. Theo ghi nhận từ các cuộc khảo sát, có đến 70% phụ huynh tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp cho biết họ không đồng ý với sự lựa chọn công việc của con.

Nếu lâm vào tình trạng này, bạn nên tìm cách thuyết phục thật khoa học để tránh tình trạng căng thẳng, bất hòa trong gia đình. Bạn có thể tham khảo một số phương án sau:

- Thuyết phục bằng lý: Hãy tìm hiểu lý do vì sao cha mẹ lại mong muốn bạn theo học ngành đó. Khi nắm được nguyên nhân, bạn hãy đưa ra những luận cứ chắc chắn để đối lập lại, đồng thời trình bày quan điểm cá nhân và nêu rõ những lí do vì sao bạn không phù hợp với lựa chọn đó.

- Thuyết phục bằng tình: Bạn cần thể hiện cho gia đình thấy sự nghiêm túc, tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này trước khi quyết định lựa chọn theo đuổi. Hãy cho phụ huynh thấy rằng đây không phải đi theo xu hướng hay sự rủ rê của bạn bè. Nếu thấy được khao khát và niềm đam mê thì họ chắc chắn sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bạn.

- Tìm kiếm đồng minh: Anh chị trong nhà, người thân có kiến thức hoặc giáo viên chủ nhiệm có thể là một người cộng sự đắc lực. Đặc biệt, nếu nhờ được một người đang làm trong nghề mà bạn đam mê, thẩm định cho bạn về sự tương thích với nghề và trở thành người giúp mình thuyết phục cha mẹ thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ!

Tranh luận nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân - mẫu 5

Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay theo năng lực, hứng thú của cá nhân.

Bước đầu tiên là sinh viên nên hiểu rõ thêm bản thân. Tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi về đam mê, sở thích, giới hạn và ước mơ của bạn. Hãy tự hỏi, "Mình thích gì? Mình muốn gì trong cuộc sống?". Kỹ năng và học vấn: Xác định những kỹ năng bạn đã phát triển và những lĩnh vực bạn nổi bật. Liệt kê những môn học bạn yêu thích và thành tích đáng tự hào. Điều này sẽ giúp bạn chọn nghề nghiệp phù hợp với nền tảng của bạn. Theo dõi xu hướng công nghệ: Công nghệ đang thay đổi cách làm việc và tạo ra các ngành nghề mới. Hãy tìm hiểu về những xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of Things), hoặc blockchain để biết được cơ hội nghề nghiệp. Tham gia học ngoại ngữ: Khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ ngoại khác sẽ mở rộng tầm nhìn và cơ hội nghề nghiệp. Học ngoại ngữ có thể giúp bạn tham gia vào môi trường làm việc quốc tế. Thử nghiệm và tìm hiểu: Hãy dám thử nghiệm. Tham gia vào các khóa học, tình nguyện, hoặc thực tập để tìm hiểu thêm về lĩnh vực bạn quan tâm. Điều này giúp bạn xác định liệu bạn thực sự đam mê về nghề nghiệp đó hay không. Tìm tư vấn: Hãy tìm tư vấn từ giáo viên, người thân, hoặc chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm. Họ có thể cung cấp thông tin quý báu và lời khuyên để bạn định hướng nghề nghiệp. Lập kế hoạch: Kế hoạch nghề nghiệp là một bản đồ cho tương lai của bạn. Hãy xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cùng với các bước cụ thể để đạt được chúng. Sẵn sàng thay đổi: Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch. Hãy sẵn sàng thay đổi và thích nghi với những cơ hội và thách thức mà tương lai mang lại. Đam mê và mục tiêu: Hãy luôn giữ lửa đam mê cháy sáng và tập trung vào mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và đạt được thành công trong nghề nghiệp.

Cuối cùng, hãy tin vào bản thân và khả năng của bạn. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai có thể thách thức, nhưng với sự tự tin và sự thích nghi, bạn có thể đạt được mọi điều bạn ước mơ. Cuộc hành trình định hướng nghề nghiệp là một cuộc phiêu lưu thú vị. Hãy tự do để tìm hiểu và khám phá, và luôn luôn nhớ rằng bạn có sức mạnh để tạo nên tương lai sáng tạo của riêng mình.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ!

Xem thêm các bài Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên