10+ Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa (điểm cao)

Trường bạn mở một diễn đàn bàn về vấn đề người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, có gợi ý một số đề tài cụ thể: hòa nhập chứ không hòa tan; những xu hướng nghề nghiệp trong tương lai; người trẻ và vai trò công dân toàn cầu;…Hãy chọn một trong những đề tài nêu trên (hoặc đề xuất một đề tài khác) và viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của bạn hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa (điểm cao)

Quảng cáo

Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa - mẫu 1

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ đặt chân tới một vùng đất xa xôi nào đó? Có bao giờ bạn ước mơ được trở thành bạn bè của khắp năm châu bốn bể? Có bao giờ bạn muốn đi và đi thật nhiều? Chắc mọi người đang nghĩ chuyện đó là hảo huyền hoặc nó chỉ dành cho các cậu ấm cô chiêu nào đó. Với xã hội ngày nay, việc hội nhập trở thành công dân toàn cầu là điều vô cùng cần thiết. Đó không còn là viển vông hay ước mơ trong giả tưởng như phần đa mọi người vẫn nghĩ.

Vậy công dân toàn cầu là gì? Và giới trẻ của chúng ta cần làm gì để hiện thực hóa ước mơ đó? Công dân toàn cầu (Global Citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Dựa vào khái niệm trên ta có thể vạch ra bước đi đầu tiên trên hành trình trở thành công dân toàn cầu đó là xóa bỏ mọi rào cản về ranh giới, địa lí cũng như văn hóa của các quốc gia trong nhận thức của mình. Điều này nói thì có vẻ dễ dàng như không phải ai cũng làm được. Và nó sẽ càng khó khăn hơn với những người hướng nội, chỉ muốn bên cạnh những thứ thân quen với mình. Có nhiều người sinh sống ở nước ngoài lâu năm cũng không thể hòa nhập được với con người và nền văn hóa của nước họ. Âu một phần cũng là do bản thân quá cứng nhắc, thụ động trong việc hòa nhập với quốc tế của người Đông Á chúng ta.

Trong cuộc phỏng vấn tại một trường Đại học Úc, mọi sinh viên tại đó đều cho rằng sinh viên Việt Nam có phần rụt rè, ngại tiếp xúc với bạn bè ngoại quốc, họ chỉ hoạt động xung quanh thế giới của riêng họ cùng những người bạn cùng quốc tịch. Vì thế mới hiểu rõ, không phải chỉ cần du học, ra nước ngoài sinh sống là có thể trở thành công dân toàn cầu. Điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là nhận thức của chúng ta về khái niệm đó. Đương nhiên điều thứ hai phải kể đến cũng vô cùng quan trọng đó chính là khả năng ngoại ngữ. Khi đọc cuốn Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới của ba tấm gương tiêu biểu cho hình ảnh công dân toàn cầu Thu Hương, Phan Linh, Anh Đức. Tôi không khỏi ngưỡng mộ họ không những về niềm say mê, nỗ lực và khả năng hòa nhập cực xuất sắc mà ở họ còn có một nền móng ngoại ngữ khiến ta phải choáng ngợp.

Mỗi cá nhân đều sở hữu trên dưới bốn ngôn ngữ ngoại. Tôi nghĩ họ chắc chắn đã và đang là nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẽ với hàng ngàn bạn trẻ khắp đất nước trên con đường vạch lối đi để trở thành công dân toàn cầu của mình. Ngoài hai vấn đề cốt lõi như đã nêu trên, bản thân mỗi bạn trẻ cùng cần phải có niềm đam mê khám phá, trau dồi kĩ năng mềm và đặc biệt là nền tảng kiến thức cơ bản. Tôi xin nhắc lại, vấn đề nhận thức là vô cùng quan trọng. Với những bạn trẻ ngày nay, có thể do quá vội vàng trên hành trình hòa nhập với thế giới mà có cái nhìn sai lệch về công dân toàn cầu. Câu khẩu hiệu rất quen thuộc của chính phủ ta đó là “ hòa nhập nhưng không hòa tan”. Quá sính ngoại mà quên đi cái đẹp cái hay của dân tộc là một hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Học hỏi, hòa nhập một cách có chọn lọc là việc làm khôn ngoan của các công dân toàn cầu tương lai. Bởi lẽ ở mỗi quốc gia đều có cái đẹp và cái chưa được đẹp, có cái phù hợp và cái chưa phù hợp với dân tộc ta.

Nếu các bạn là những người đang còn trẻ, nếu các bạn thật sự nghĩ mình cần phá vỡ ranh giới của riêng bạn. Thì câu nói này của Tony Robbin sẽ là dành cho bạn: “Nếu bạn nói về một điều gì đó thì đó là ước mơ, nếu bạn hình dung ra nó thì nó là có thể, nhưng nếu bạn lên kế hoạch thì đó sẽ là hiện thực.”

10+ Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa (điểm cao)

Dàn ý Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa

a. Mở bài

- Việc chọn nghề là việc quan trọng, cần thiết và luôn được đặt ra khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống.

b. Thân bài

1. Thực tế xã hội và sự cần thiết của việc chọn nghề:

- Xã hội càng phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá càng cao và sự phân công lao động càng được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

- Để tồn tại và đế tự khẳng định mình trong cuộc sống, mỗi người cần lựa chọn cho mình một nghề nghiệp và chuyên tâm theo đuổi, phấn đấu cho sự chọn lựa ấy.

2. Những cách chọn nghề trong thực tế hiện nay:

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền: ưu thế của sự lựa chọn này là nó sẽ đảm bảo cho tương lai một cuộc sống ổn định và dư dật về mặt vật chất. Vấn đề là ở chỗ chính sức hấp dẫn của nghề nghiệp sẽ tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao với những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã. Nếu bản thân người lựa chọn không đủ nội lực để đáp ứng và bản lĩnh đế trụ vững có thể sẽ vấp phải những khó khăn không lường trước được.

- Chọn nghề thời thượng: Ưu thế của sự lựa chọn này là sẽ đem lại cho người lựa chọn một sự tự tin nhất định. Đồng thời, những nghề được cho là thời thượng trong xã hội thường cũng là những nghề mang lại nguồn thu nhập cao nên cũng sẽ tạo ra sự đảm bảo vững chắc về kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý tới quy luật cung cầu của xã hội bởi nó có thề sẽ khiến cho cái hôm nay là thời thượng song đến ngày mai đã trở thành lạc hậu, lỗi thời.

- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường là cách lựa chọn của những người ưa cuộc sống bình thường, yên ổn. Khi yêu cầu của nghề nghiệp phù hợp với khả năng thực có, mồi người sẽ làm được tốt nhất công việc của chính mình, hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Trong trường hợp này, nếu có một năng lực tốt, con người hoàn toàn có thể khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân mình bằng những đóng góp nổi bật.

- Chọn nghề mà mình yêu thích sẽ tạo niềm say mê, thậm chí đam mê với công việc. Yếu tố tâm lí này rất quan trọng để kích thích khả năng, phát triển năng lực giúp người lựa chọn có thể làm tốt nhất các yêu cầu của công việc. Thường thì nghề yêu thích cũng là nghề mà người lựa chọn có khả năng đề đáp ứng vì có như vậy mới có niềm yêu thích thật sự.

3. Quan điểm lựa chọn của cả nhân: Phần này học sinh cần tự triển khai theo gợi ý:

- Mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.

- Năng lực thực tế của bản thân.

- Quan điểm lựa chọn.

- Định hướng phấn đấu hiện tại.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm về vấn đề.

Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa - mẫu 1

Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trước hết là để kiếm sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân. Song, trước mắt kì thi Đại học, Cao đẳng, kì thi vào các trường dạy nghề đang đến gần, nhiều người vẫn đang băn khoăn lo nghĩ không biết nên chọn nghề như thế nào: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề bản thân thiết tha yêu thích?

Vấn đề này thật khó khăn đối với thế hệ chúng ta bởi tuổi trẻ còn thiếu kinh nghiệm, bồng bột, nông nổi để đưa ra quyết định thiếu chín chắn, làm phí đi nhiều thời gian, sức lực. Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với đời sống mỗi cá nhân, chi cần chọn sai nghề ta sẽ phải trả giá.

Vậy phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào? Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc đó. Tức là phải có hệ thống tri thức, kỹ năng kĩ xảo về công việc bạn lựa chọn. Có như vậy bạn mới làm việc có sản phẩm (vật chất hay phi vật chất). Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Bạn khó có thể nay làm nghề này mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hóa đang được chú trọng thì việc ổn định việc làm đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao động càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm, bạn sẽ bắt đầu lại những kiến thức mới, kĩ năng kĩ xảo mới, những quan hệ mới… Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực của bạn. Chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, bạn cũng sẽ lo có nhiều thời gian để lao động, hoặc lao động không có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nó trở thành động lực để bạn say mê với việc làm của mình.

Như vậy, nếu chọn nghề dựa vào tiêu chí nghề nghiệp đang được ưa chuộng trong đời sống thì ta tưởng tượng xem? Ta biết rằng xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mỗi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ… làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này quá mạo hiểm! Bạn có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm,… hay thậm chí là 5 năm, 4 năm… không? Đó là chưa kể đến việc liệu bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó? Bạn có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về lãi đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Mong bạn nhớ rằng: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh!

Còn nếu bạn nhất quyết theo đuổi nghề mà mình thiết tha yêu thích thì phải tính đến năng lực của bản thân mình. Tình cảm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu song năng lực lại là yếu tố cần cho mọi công việc. Bạn yêu thích thơ văn, bạn mong muốn trở thành nhà văn nhưng những gì bạn viết ra người đọc không thể hiểu; hay nó nhạt nhẽo vô vị. Khi ấy, bạn bị lạc lõng, bất lực bên bờ cát dài của con chữ. Bạn bế tắc hoàn toàn. Lựa chọn con đường này, bạn sa vào tình cảm “Lực bất tòng tâm” đau khổ vô cùng. Chẳng những đời sống kinh tế bị khốn cùng, mà tâm hồn bạn cùng bị chất vấn day dứt không yên. Lúc đó, tình yêu nghề nghiệp trở thành gánh nặng ghìm bước chân bạn trên đường đời.

Chốt lại mọi con đường, hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế, hợp lí và khả thi hơn cả. Có năng lực, điều đó hứa hẹn thành công trong công việc của bạn. Cũng có nghĩa nó mở ra khả năng đạt mức cao trong đời sống vật chất. Hội tụ lại mọi điều, bạn được xã hội tôn vinh và trở thành người thành đạt. Một chút nhạy bén với thị trường, một chút khả năng tính toán, ngoại giao, quan hệ,… bấy nhiêu điều đủ tạo nên năng lực một nhà kinh doanh có tài. Năng động, sắc sảo, tinh tế, thẳng thắn cộng với khả năng “viết lách” và vốn sống phong phú – đó là những gì cần có ở một nhà báo tài ba,… Nhắc đến nghề nghiệp là nhắc đến công việc; nhắc đến công việc là nhắc đến khả năng làm việc. Vậy là gì nếu không phải là yếu tố năng lực khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Cũng có thể nghề nghiệp bạn có khả năng không “thịnh hành” lắm trong xã hội. Giới sinh viên từng “lưu truyền” câu nói: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Như vậy không có nghĩa xã hội không cần đến nghề của bạn cũng như cuộc sống không thể thiếu những người thầy. Quan trọng là bạn biết nỗ lực giành lấy những thành công trong lĩnh vực của mình. Xã hội có thể “bỏ qua” nhưng là bỏ những kẻ bất tài, kém chí. Thực tế, mỗi ngành nghề đóng một vai trò khác nhau trong đời sống, thiếu đi một trong số đó xã hội sẽ khủng hoảng rối loạn. Vậy bạn cần khẳng định mình là ai trong giới của mình.

Tình cảm là thứ không thể gò ép, bắt buộc. Song cũng cần nhìn nhận rằng bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Bất cứ nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức, thì đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu quý trọng. Có ai không tự hào khi mình là giáo viên – là những kĩ sư tâm hồn đi gieo những mầm sống cho đời? Có ai không tự hào khi mình là người công nhân xây cầu, bắc những nhịp yêu thương, đi nối những bờ ánh sáng?… Và ai ai cũng tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình.

Cũng cần nói rằng, trong thực tế có rất nhiều bạn khi lựa chọn nghề nghiệp phải chịu những sức ép từ phía gia đình. Lại có bạn lựa chọn mà không hề suy nghĩ hay suy nghĩ viển vông, vượt quá tầm khả năng… Những điều ấy cũng chẳng khác gì lựa chọn theo yêu cầu của xã hội hay chạy theo ham muốn cá nhân. Chúng chỉ khiến ta thỏa mãn tâm lí trong một thời gian ngắn để rồi phải trả giá cả cuộc đời lao động của mình.

Công việc, nghề nghiệp cần được định hướng sớm để mỗi cá nhân có hướng chuẩn bị hành trang về tri thức, kỹ năng kĩ xảo. Đó là những yếu tố sẽ tạo nên những thành công bứt phá trong sự nghiệp mỗi con người. Lựa chọn nghề nghiệp cần dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và sở thích trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.

Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa - mẫu 3

Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,… Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống “thoáng” quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.

Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.

Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.

Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.

Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.

Bài văn nghị luận về Người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa - mẫu 4

Thời kỳ hiện đại, thời kỳ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự liên kết toàn cầu, đã mang đến cho cuộc sống con người những biến đổi đầy hứa hẹn. Trong bước chuyển mình này, một khái niệm mà chúng ta không thể không nhắc đến là "Công dân toàn cầu."

Khái niệm về Công dân toàn cầu đang trở nên ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Nó ám chỉ đến những người sống và làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau, có thể sở hữu một hoặc nhiều quốc tịch mà không gặp rào cản về biên giới, địa lý, hoặc văn hóa. Các Công dân toàn cầu và mọi người trên hành tinh này chung sống và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau để đưa thế giới phát triển một cách lý thú và bền vững hơn.

Ở thời kỳ hiện đại, việc hòa nhập vào cộng đồng toàn cầu trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, để tận dụng sự kết nối về kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau. Trong trường hợp không hòa nhập, chúng ta có thể bị tỏ rơi và bỏ lỡ cơ hội phát triển. Hòa nhập vào cộng đồng toàn cầu giúp chúng ta phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và đối mặt với các thách thức toàn cầu. Để thực sự trở thành Công dân toàn cầu, chúng ta cần hiểu biết về giá trị chung của từng khu vực và mang trong mình tinh thần trách nhiệm và ý thức về sự kết nối với cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn tồn tại những người bảo thủ, không chấp nhận hòa nhập để học hỏi và tiếp thu tri thức mới. Cũng có những người theo đuổi lối sống "ngoại lai," bất hòa với truyền thống dân tộc. Cả hai tình huống này đều đáng để chúng ta suy ngẫm và phê phán.

Lấy ví dụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã du hành khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước. Trong suốt cuộc hành trình đó, ông đã thăm đến nhiều quốc gia và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ông không chỉ học hỏi và thu thập tri thức từ những nơi đó, mà còn giữ vững bản sắc văn hóa của người Việt. Bác Hồ đã được bạn bè quốc tế yêu mến và kính trọng, cũng như được nhân dân Việt Nam tôn kính. Mặ despite sự xa xôi, ông không bao giờ quên gốc rễ của mình. Ông sống giản dị, ấm áp với cuộc sống làng quê, chia sẻ những bữa ăn đơn giản. Chính trong những đặc điểm này, ta thấy một ví dụ rõ ràng về việc kết hợp một cách hài hòa giữa việc tiếp thu tinh hoa nhân loại và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.

Trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ là nguồn sức mạnh quan trọng của đất nước. Chỉ khi chúng ta cùng nhau thực hiện trách nhiệm với cộng đồng toàn cầu và với dân tộc mình, chúng ta mới có khả năng xây dựng một thế giới bền vững, hòa bình và phát triển.

Xem thêm các bài Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên