Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ (trang 28-32) - Cánh diều

Với soạn bài Đêm nay Bác không ngủ trang 28, 29, 30, 31, 32 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ (trang 28-32) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị 

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

Quảng cáo

a. Trong khi đọc

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9 – 10 dòng).

Quảng cáo

Trả lời: 

- Bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên.

- Các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật:

+ Trời khuya lắm rồi

+ Lặng yên bên bếp lửa

+ Ngoài trời mưa lâm thâm

+ Mái lều tranh xơ xác

Câu 2 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em?

Trả lời:

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:

+ Đốt lửa cho anh nằm

+ Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng.

+ Bác khuyên anh ngủ ngon để đi đánh giặc.

+ Bác thương đoàn công dân ngủ ngoài rừng, lấy lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn.

- Chi tiết gây ấn tượng nhất cho em: Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng. Bởi em thấy rõ được tình cảm yêu thương mà Bác dành cho mọi người.

Câu 3 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?

Trả lời: 

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44):

+ Lo lắng khi thấy Bác chưa đi ngủ. 

+ Anh càng nhìn lại càng thương Bác.

+ Hỏi thăm Bác xem vì sao Bác không ngủ, Bác có lạnh không.

+ Lo lắng sợ Bác sẽ ốm.

- Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất: Anh càng nhìn lại càng thương Bác. Bởi em thấy rõ được tình cảm dạt dào chan chứa trong lòng anh đội viên dành cho Bác.

Câu 4 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

Trả lời: 

Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại ba lần trong bài thơ.

→ Ý nghĩa nhấn mạnh sự việc Bác không ngủ đêm nay vì thao thức, vì lo lắng cho dân quân.

Câu 5 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.

Trả lời: 

- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản:

+ Quan sát ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Bác: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, Bác đi dém chăn nhón chân nhẹ nhàng, Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc

+ Quan sát thiên nhiên, khung cảnh: mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác

- Tác dụng qua một ví dụ cụ thể về miêu cả cảnh thiên nhiên cho chúng ta thấy được thời tiết lạnh giá, hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó tại nơi chiến trường.

Câu 6 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:

- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...

Bác cười hiền, đầm ấm:

- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.

Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.

(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)

Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.

Trả lời: 

*Giống: 

- Đều nêu rõ cốt truyện Bác Hồ quan tâm chăm sóc mọi người dưới sự chứng kiến của anh đội viên, cuộc trò chuyện giũa anh và Bác. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương của Bác dành cho mọi người và tình cảm của anh đội viên dành cho bác.

*Khác:

- Hình thức: Một bên là tự sự, một bên là thơ trữ tình.

- Bài thơ là góc nhìn của anh đội viên được Minh Huệ truyền tải lại, bày tỏ nhiều cảm xúc hơn.

- Đoạn trích là câu chuyện Minh Huệ được nghe kể, chủ yếu là kể lại tối hôm đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên