Top 30 Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ

Tổng hợp trên 30 bài viết Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ (hay nhất)

Quảng cáo

Đề bài: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hòa bình?

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 1

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà kể về sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người phụ nữ trong chiến tranh. Họ âm thầm chịu đựng, thủy chung tình nghĩa, họ góp phần rất lớn vào sự nghiệp độc lập của dân tộc. Chúng em những người may mắn khi được sinh ra khi nước nhà được độc lập, khi được sống trong sự đủ đầy hạnh phúc, sẽ luôn biết ơn công lao của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Chúng em, thế hệ tương lai sẽ dốc sức luyện rèn, học tập để góp phần xây dựng và phát triển đất nước xứng đáng với những công lao mà lớp người đi trước đã gây dựng.

Quảng cáo

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ  (11 mẫu)

Dàn ý Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ

1. Mở bài:

- Nêu ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương

2. Thân bài:

-  Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trật tự nhất định

+ Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản

+ Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước tính cách và phẩm chất của người phụ nữ ấy.

+ Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.

3. Kết bài: Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Quảng cáo

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 2

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em lòng xót thương và đồng cảm với những người phụ nữ thiệt thòi trong hoàn cảnh bom đạn vô tình. Đặt trong cuộc sống hòa bình hiện nay, em cảm thấy vô cùng may mắn vì được sống trong độc lập, tự do và đủ đầy no ấm. Được sống yên ấm như vậy, em càng biết ơn công lao của thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh tuổi trẻ, thời gian, thậm chí cả mạng sống của mình để ra sức bảo vệ Tổ quốc. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước đẹp giàu, xứng đáng với công lao cha anh đã bảo vệ gìn giữ nước nhà.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 3

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ khi được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Quảng cáo

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 4

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta là những người được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc cũng như cần giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 5

Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.

Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.

Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 6

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

Nhân vật Dì Bảy là một người phụ nữ để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục khó nói thành lời. Khi mới 20 tuổi, độ tuổi xuân thì nhất, dì đã được gả đi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Đến khi nghe tin bản thân trở thành góa phụ, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 7

Mỗi trận chiến đi qua, bên cạnh sự xót thương dành cho những người lính ra trận, những chiến sĩ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, người ta còn nhớ và cảm thương về nơi hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Một trong số đó phải kể đến nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 8

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại bao ngàn đời này như lòng biết ơn, sống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết dân tộc, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước sâu sắc,.. Trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Khi nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nối tiếp nhau đều dùng có làm công cụ để dạy dỗ, rèn luyện con cái thành tài. Để trong tương lai, các thế hệ trẻ sau này sẽ được tốt đẹp, sẽ được học thêm nhiều điều hay lẽ phải để giúp xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, để sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác đã nói.

Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ. 

Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải…

Hi sinh còn là sự tự nguyện đánh đổi. Đánh đổi những nhu cầu cá nhân, đánh đổi hạnh phúc riêng, đánh đổi lợi ích riêng để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn. Và chắc chắn một điều rằng, khi một người tự nguyện hi sinh, họ luôn cảm thấy vui vẻ, thấy tự hào vì những việc làm của mình, bởi họ biết rằng cho đi thì sẽ nhận lại hoặc cho đi sẽ không nhận lại được gì nhưng họ chấp nhận điều đó… Bởi lẽ khi họ tự nguyện hi sinh là họ đã hiểu được vấn đề đó nó sẽ như thế nào rồi. Chính vì thế mà đức hi sinh thật sự cao cả, cao đẹp, cao thượng, và rất đáng để chúng ta trân trọng nó bằng cả trái tim nhỏ bé của mỗi cá nhân con người dân tộc Việt Nam. Hi sinh ở đây là hi sinh cái mình mang có để mang đến niềm vui đến lợi ích cho người khác, chứ không phải hi sinh cái của người khác để trục lợi về bản thân của mình.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 9

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao nà về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp….

Chính vì thể người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày 1 trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết.

Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”.

Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vì ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 10

Việt Nam ta là một nước có nhiều nét văn hóa đặc sắc, song song đó là những truyền thống tốt đẹp đẹp được lưu truyền ngàn đời nay như lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, tinh thần yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết dân tộc. Và đức hi sinh cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp, được nhân dân ta trân trọng và luôn khuyên dạy con cháu về tấm lòng cam nguyện hi sinh cho gia đình, xã hội và đất nước như một bài học đạo đức hàng đầu.

Như vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra: Đức hi sinh là gì? Trong phạm trù đạo đức và nhân phẩm, đức hi sinh là một thứ tình cảm nội tại trong mỗi con người, hết sức cao quý và đẹp đẽ, mà không phải con người nào cũng có đủ lòng tin, lòng bao dung để đạt được đức hi sinh ấy. Trong xã hội hiện tại, nhắc tới việc hi sinh ta thường nghĩ đến việc hi sinh cho gia đình, sau đó là cho tập thể và to lớn hơn ấy là hi sinh cho Tổ quốc mỗi khi Tổ quốc gọi tên. Đức hi sinh ấy là tấm lòng tình nguyện đánh đổi những lợi ích, những hạnh phúc riêng của cá nhân để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn, và người có đức hi sinh thường cảm thấy tự hào, vui vẻ vì những điều mình đã cho đi, bởi đó là những gì họ mong muốn, cam nguyện không đòi hỏi được nhận lại thứ gì. Đó chính là đức hi sinh cao đẹp, và đáng trân trọng đến chừng nào. Chúng ta cũng phải phân biệt được hi sinh ở đây là hi sinh những gì thuộc về sở hữu của chúng ta dựa trên tinh thần tự nguyện, chứ không phải là hi sinh lợi ích của người khác nhằm những mục đích không đứng đắn, mưu cầu cá nhân, đó là vụ lợi không phải là hi sinh.

Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử đã có rất nhiều tấm gương và bài học về đức hi sinh vĩ đại như thế. Đầu tiên, đó là Hồ Chủ tịch vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã dành trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, ngay cả trong Di chúc của Người cũng chỉ trăn trở một nỗi lo về Tổ quốc, về sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Nhắc đến Bác người ta thường nhớ về một phong cách Hồ Chí Minh cao đẹp, một tấm lòng hi sinh cao cả, một chính trị gia, và hơn tất cả là một người công dân yêu nước sâu sắc, quyết dành tất cả cho sự độc lập của dân tộc. Trong chiến tranh, có những người con anh hùng bỏ lại sau lưng gia đình, quê hương lên đường tham gia chiến đấu mà không hẹn ngày trở về, tất cả luôn để trong tim một câu thề son sắt "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Quang Dũng viết "Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" trong bài thơ Tây Tiến, để chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả của thế hệ cha ông đi trước thật vĩ đại và lớn lao biết chừng nào. Mạng sống, máu thịt của mình quyết dành trọn cho Tổ quốc cho dân tộc, ôi thật đáng quý và kiêu hùng quá, người lính cộng sản! Đó là những con con người bước ra tiền tuyến chống giặc cứu nước, còn ở hậu phương cũng có biết bao người mẹ chờ con, tiễn con đi ra chiến trường mà chẳng thấy con trở về, nhạc sĩ Ngọc Sơn viết trong ca khúc Lòng Mẹ 2 rằng: "Mẹ già chờ con ngồi đếm lá rơi. Đếm bao nhiêu lá mà con chưa về.", để thấy được nỗi đớn đau xót xa trong đáy lòng mỗi người mẹ. Đó chính là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh. Có lần tôi nghe một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể chuyện, bà bảo: "Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,...". Nghe kể mà thấy người phụ nữ Việt Nam sao anh hùng quá, sao lại có đức hi sinh to lớn đến vậy. Cho đến ngày hôm nay, chiến tranh đã đi qua, nhưng đức hi sinh của dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thay đổi. Để canh giữ cho hòa bình của Tổ quốc, hằng ngày vẫn có những chiến sĩ bộ đội, công an, đặc biệt là những chiến sĩ vùng hải đảo, biên giới ngày đêm luân phiên thay ca trực, hi sinh sức khỏe, giấc ngủ, hi sinh thời gian bên gia đình để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc với nhân dân.

Trong gia đình, đức hi sinh vẫn thường hiện diện và ta có thể thấy rõ ràng nhất. Cha mẹ hi sinh thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ ngon thức trắng đêm chăm sóc con nhỏ, chỉ sợ con đau, con khóc. Cả cuộc đời cha mẹ chẳng lúc nào không hi sinh cho con cái, cái gì tốt nhất, đẹp nhất cũng nhường phần con, cha mẹ chẳng dành riêng cho mình cái gì. Suốt mấy mươi năm cuộc cuộc đời, cha mẹ tất bật với cơm áo gạo tiền, làm việc không dám ngơi nghỉ, chỉ để con có một tương lai bằng bạn bằng bè, có ai hỏi cha mẹ mệt không, họ đều trả lời tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì được hi sinh cho con cái của mình. Thế đấy, phải làm cha mẹ rồi mới thấu hiểu lòng cha mẹ, mấy ai biết được sự hi sinh thầm lặng mà cao quý ấy. Vậy nên khiến cha mẹ khóc là một tội ác không thể tha thứ. Rồi lại kể đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người anh người chị quyết tâm nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, nuôi những đứa em nhỏ dại, nhường cho em cơ hội học hành, hi vọng một ngày các em thành người có ích cho xã hội. Nhỏ hơn một chút đơn giản là sự nhường nhịn quà bánh cho nhau, dành cho nhau phần ngon phần ngọt giữa anh chị em trong nhà.

Chung quy sự hi sinh nào cũng là đau đớn là mất mát cả, nhưng được hi sinh đó là một sự may mắn biết nhường nào, bởi ít ra cuộc sống của chúng ta còn có ý nghĩa, còn có người để cho chúng ta hi sinh. Đôi khi hi sinh còn là niềm hạnh phúc và tự hào ví dụ như cha mẹ hi sinh cho con cái, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả biết mấy. Vậy nên mỗi con người chúng ta đều được sống trong điều kiện đầy đủ, thì phải biết hi sinh, hi sinh cho gia đình cho người thân, ra xã hội thì phải biết hạ cái "tôi" cá nhân hi sinh vì lợi ích tập thể. Sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc cần đến mà không được trốn tránh, bởi đó là phận sự chính đáng và thiêng liêng của một công dân có lòng yêu nước.

Hi sinh là một đức tính đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tập cho chính bản thân mình đức tính hi sinh cao quý ấy, để thêm gắn kết tình tình cảm giữa gia đình với nhau, với tập thể, xã hội và đất nước. Người có đức tính hi sinh ắt hẳn sẽ được mọi người yêu quý và dễ thành công hơn trong tương lai, tôi tin là thế.

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ - mẫu 11

Nếu sự ích kỉ khiến con người trở nên tầm thường, nhỏ bé thì sự hi sinh lại giúp con người trở nên cao thượng. Đức hi sinh luôn hiện hữu và tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó đã trở thành lẽ sống, lí tưởng sống trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

Hi sinh là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. Đó là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân và có thể hi sinh tính mạng của mình vì sự sống của người khác. Đây là đức tính cao quý của nhân dân ta mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời kì chiến tranh ác liệt, biết bao người anh hùng đã tham gia chiến đấu để giành lấy hòa bình, tự do cho Tổ quốc. Họ là người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng hay người thanh niên quả cảm Tô Vĩnh Diện đã dùng thân mình để chèn pháo,...Một tấm gương về đức hi sinh mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Những năm tháng tuổi trẻ Bác đã bôn ba khắp các nước trên thế giới để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, khi trở về Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Những câu hát: "Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư. Mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam..." (Bác Hồ một tình yêu bao la - Thuận Yến) vẫn còn vang mãi trong tâm thức mỗi chúng ta. Bên cạnh những anh hùng được tổ quốc ghi công được nhiều người biết đến thì vẫn có vô số những con người vô danh đã ngã xuống vì màu cờ sắc áo của dân tộc. Họ là những người "Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước" (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm). Đức hi sinh của họ đã trở thành lí tưởng sống. Đối với họ, sống là cống hiến, là hi sinh để có thể mang lại hạnh phúc cho đồng bào, dân tộc. Bao nhiêu gian nan, khổ cực cũng không thể khiến họ lùi bước.

Khi bom đạn chiến tranh đã qua đi, đức hi sinh của con người vẫn luôn được thể hiện trong cuộc sống thường nhật. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến anh Trần Hữu Hiệp hay anh Nguyễn Văn Nam và nhiều tấm gương khác vì cứu người mà hi sinh tính mạng của mình. Anh Trần Hữu Hiệp đã có một hành động thật dũng cảm khi nhường chiếc áo phao của mình cho một phụ nữ trong vụ chìm tàu ở vùng biển Cần Giờ để nhận lấy cái chết về mình. Giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, con người ấy đã nhường lại cơ hội sống của mình cho người khác. Khi trông thấy năm em nhỏ đang bị đuối nước, Nguyễn Văn Nam đã không ngần ngại mà nhảy xuống cứu các em. Ngay cả khi bản thân đã đuối sức thì Nam vẫn liều mình để cứu một em nhỏ còn lại và anh bị dòng nước nhấn chìm. Những hành động đó cao cả và đáng quý biết nhường nào!

Đức hi sinh không chỉ thể hiện ở việc nhận lấy cái chết về mình để đánh đổi lấy sự sống cho người khác mà nó còn được thể hiện ở những hành động thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa. Những người cha, người mẹ đã dùng cả cuộc đời chăm lo cho các con để các con có một cuộc sống đầy đủ. Họ không quản ngại mưa nắng, khó khăn, cực khổ lao động để mua cho con một chiếc cặp sách mới, một bộ quần áo mới. Bao nhiêu giọt mồ hôi cũng chính là bao nhiêu sự vất vả, hi sinh của cha mẹ. Họ luôn giấu đi sự mệt mỏi để dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Sự hi sinh của các bậc cha mẹ là vô bờ bến. Công ơn ấy chúng ta dành cả một đời cũng không thể nào đền đáp hết được. Ngoài ra, chúng ta còn biết đến những người chiến sĩ, giáo viên tự nguyện lên vùng cao hay vùng biển đảo xa xôi để công tác và làm việc. Những người giáo viên đã hi sinh cả tuổi trẻ, thậm chí là cả cuộc đời của mình để gắn bó với những nơi hẻo lánh, những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn để mang kiến thức đến cho mọi người. Những người lính cũng góp sức mình để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Tất cả những con người ấy đều xứng đáng được ngợi ca và tôn trọng.

Người có đức hi sinh sẽ luôn được mọi người yêu quý. Đức hi sinh xuất phát từ lòng yêu thương con người vì vậy nó là sợi dây gắn kết con người lại với nhau. Đức hi sinh giúp ta biết yêu thương người khác, biết hành động vì người khác. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta sống đẹp hơn, sống có ích hơn bởi "Có gì trên đời đẹp hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu). Bên cạnh việc ngợi ca những người có đức hi sinh chúng ta cũng cần phê phán lối sống theo chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ của một số cá nhân trong xã hội. Họ chỉ quan tâm đến bản thân mình mà vô cảm, thờ ơ, không biết hi sinh vì người khác.

Để có được cuộc sống no ấm, tươi đẹp như hôm nay, chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với những người anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc, biết ơn những người cha, người mẹ đã dành cả cuộc đời để chăm lo cho chúng ta. Đồng thời mỗi cá nhân cần rèn luyện đức hi sinh cho bản thân và phát huy đức tính cao đẹp ấy để xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng gắn kết.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên