Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật (trang 13) - Cánh diều
Với soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trang 13, 14 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật (trang 13) - Cánh diều
1. Định hướng
a) Phân tích đặc điểm nhân vật là nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhân vật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. Đặc điểm của nhân vật thường được thể hiện thông qua những nét tiêu biểu như: lai lịch, hoàn cảnh, hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ, …
b) Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hoá, có đặc điểm như người, ví dụ: các bộ phận của cơ thể con người trong truyện Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân hay con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng. Cũng có khi nhân vật là con người như anh thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường,...
- Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại câu chuyện
- Lập dàn ý cho bài viết.
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý.
2. Thực hành
Bài tập:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
-> Nội dung: Kể về một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì và vốn liếng đi đời nhà ma
- Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết bài văn phân tích.
-> Đặc điểm nhân vật: một người không có chính kiến lập trường riêng; người thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh.
b) Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?
-> Truyện viết về sự kiện: anh thợ mộc đẽo cày giữa đường để bán.
-> Nhân vật: anh thợ mộc và những người qua đường.
-> Nhân vật chính: anh thợ mộc.
- Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm).
-> Nhân vật chính là người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh và lập trường không vững vàng.
-> Biểu hiện cụ thể trong văn bản: 3 người góp ý anh đều làm theo và kết quả là tiền của đi đời nhà ma, không sử dụng được.
- Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,...).
-> Đây là một nhân vật thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh.
-> Là nhân vật có gan làm giàu.
-> Cảm thấy buồn cười khi nhân vật ứng xử trước những lời góp ý. Đồng thời thấy nhân vật đáng thương.
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở bài |
Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. |
Thân bài |
+ Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,...). + Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Ví dụ: Người thợ mộc muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng dẫn đến kết quả thất bại thảm hại. |
Kết bài |
Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. Ví dụ: + Truyện đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi,... + Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn,... |
c) Viết
Bài viết tham khảo
Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.
Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.
Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.
Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
-Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của để bài hay chưa. -Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như:
+Lỗi về ý: thiếu ý (ý sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần nói), ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), lạc ý (nếu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nếu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết),...
+ Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả,...
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật hay nhất:
(Cánh diều) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật (trang 94)
(Kết nối tri thức) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
(Chân trời sáng tạo) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật ngắn nhất:
(Cánh diều) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật (trang 94) (ngắn nhất)
(Kết nối tri thức) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (ngắn nhất)
(Chân trời sáng tạo) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (ngắn nhất)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều