Soạn bài (Nói và nghe trang 48) Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống - Cánh diều

Với soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống trang 48, 49 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài (Nói và nghe trang 48) Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a) Thảo luận nhóm về một vấn đề là dùng hình thức nói để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

Các em dựa vào những văn bản đã học ở phần Đọc hiểu văn bản và nội dung phần Viết để lựa chọn vấn đề định thảo luận.

b) Để thảo luận nhóm về vấn đề đã xác định, các em cần chú ý: 

- Bày tỏ ý kiến về vấn đề (tản thành hay phản đối). 

- Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người. 

Quảng cáo

- Sử dụng tranh, ảnh hoặc video, thiết bị hỗ trợ (nếu có).

- Bảo vệ ý kiến của mình bằng các lí lẽ, bằng chứng, đồng thời tôn trọng, tiếp thu những ý kiến khác biệt,

2. Thực hành

Bài tập Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?”. 

a) Chuẩn bị 

-Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết. 

- Sắp xếp tranh, ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có). 

b) Tìm ý và lập dàn ý

Nội dung thảo luận nhóm ở bài này cũng là nội dung của phần Viết. Vì thế, các em dựa vào dàn ý trong phần Viết, bổ sung và chỉnh sửa dàn ý cho bài nói (nếu cần thiết).

Quảng cáo

c) Nói và nghe

- Nhóm trưởng điều hành việc thảo luận, nêu vấn đề thảo luận: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

- Người nói: Dựa vào dàn ý, thực hiện việc trình bày bằng lời ý kiến về vấn đề đã lựa chọn trước nhóm.

-Người nghe: Tập trung theo dõi, ghi chép nội dung chính và quan sát cách trình bảy của người nói, trao đổi, tranh luận với các ý kiến còn khác biệt.

- Nhóm trưởng tổng kết lại các điểm đã thống nhất và điểm còn khác biệt (nếu có). 

Bài nói tham khảo: 

Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường…

Như chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, con người ngày càng sống hướng ngoại mà dần lãng quên đi những lối sống tốt đẹp của cha ông, trong đó có lối sống giản dị. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào, kính mời thầy/ cô và các bạn cùng lắng nghe bài nói về lối sống giản dị.

Quảng cáo

Mỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản, giản dị. Trước hết, hiểu ngắn gọn giản dị là sống đơn giản bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại. 

Lối sống giản dị được biểu hiện qua muôn mặt đời sống trên các phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….Giản dị trong cách ăn mặc đó là mặc đơn giản, không lòe loẹt cầu kì và đặc biệt là phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đơn cử khi tham gia một đám hiếu không nên mặc váy mà nên mặc quần áo trơn, ít họa tiết nhất có thể, tối màu; còn khi tham gia đám hỉ có thể mặc váy sáng màu nhạt, không nên quá cầu kì kiểu cách, miễn sao tạo được sử thoải mái trong hoạt động và giao tiếp. Còn trong lời ăn tiếng nói, giản dị được biểu hiện ở chỗ nói với âm thanh vừa đủ nghe, lời lẽ ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu tránh lời thô lỗ dung tục và nói đúng, trúng vấn đề giao tiếp. Giản dị trong hành động, sinh hoạt được biểu hiện ăn đủ chất, đủ lượng, không làm thừa và đổ bỏ lãng phí, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử….

Sống giản dị không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Khi sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Sống giản dị còn giúp cho con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác và là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. Đơn cử như khi ăn nói giản dị, văn phong nhẹ nhàng, chân thật thường được mọi người xung quanh yêu quý. Cách nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vấn đề sẽ chiếm được cảm tình từ đối phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn gọn súc tích tiết kiệm được nhiều thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị… Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. Ăn nói giản dị, dễ hiểu khác với ăn nói cộc lốc, thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng người khác. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị. Đứng đầu một đất nước nhưng người vẫn mang dép cao su, áo vải, ăn những bữa cơm chỉ vài ba món, ở nhà sàn mái lá… Vì thế sự nghiệp, sức sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian, còn tiếng thơm muôn đời. Hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn... 

Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân em cũng cố gắng học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. 

Trên đây là bài nói của em về giản dị, lối sống giản dị cùng với biểu hiện và tác dụng của lối sống ấy. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn về bài nói.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa:

+ Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào?

+ Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì?

+ Có nêu được các bằng chứng cụ thể không?

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (Diễn đạt cố rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ,... đã phù hợp chưa?).

- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề đã trao đổi).

- Tập trung chủ ý theo dõi người nói.

- Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc muốn mở rộng hiểu biết; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa thuyết phục.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên