Top 20 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế
Tổng hợp các bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 1)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 2)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 3)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 4)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 5)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 6)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 7)
- Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (mẫu 8)
Top 20 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 1
Em thường được nghe rất nhiều người nói về vẻ đẹp của cố đô Huế, cũng đã từng biết đến nơi này qua sách vở, và càng đọc càng tìm hiểu em lại càng khao khát có một lần được đặt chân đến vùng đất Huế mộng mơ vớ điệu Nam ai, Nam bình, với những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài tím. Biết được niềm mong ước của em thế nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, bố mẹ đã dẫn em về Huế chơi, coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen học sinh giỏi mà em đạt được sau một năm học chăm chỉ.
Nhà em ở Đà Nẵng, thế nên cả nhà quyết định đi tàu ra Huế, để được thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời đảm bảo an toàn. Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam dưới triều đại của nhà Nguyễn, cũng là nơi kết thúc chế độ phong kiến ngàn năm của Việt Nam ta. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn vì lợi ích của nhân loại. Bắt đầu chuyến viếng thăm, gia đình em ghé thăm Kinh thành Huế đầu tiên, khu di tích hiện lên với một vẻ trẫm tĩnh, mang đậm hơi thở lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh bước. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là hình ảnh của các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Em dừng bước trước cổng Ngọ môn quan, bức tường thành nhuốm màu thời gian, với lớp rêu phong xanh mờ, là một trong 4 cổng lớn nhất của Hoàng thành. Bao gồm hai phần là đài - cổng theo hình khối hộp vuông và phần phía trên là lầu Ngũ Phụng, với lối kiến trúc truyền thống trang trí bằng hình phụng thanh thoát tao nhã, lại lợp bằng ngói lưu ly vàng và xanh trông bề thế và đẹp vô cùng. Bên cạnh Ngọ Môn chính là một dòng kênh đào nhỏ nước rất trong và xanh, vừa để tạo cảnh quan cũng là để bảo vệ cho hoàng thành bên trong. Khi tiến vào đại nội, em hết sức ngỡ ngàng và sung sướng trước quang cảnh trước mắt, dường như bấy nhiêu câu từ trong sách vở cũng chẳng thể diễn tả nổi cái vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian, đã từng chứng kiến một thời rực rỡ của các ông hoàng bà chúa này. Đình đài lầu các phân bố rộng khắp nơi, trong đó phải kể đến Điện Thái Hòa, nơi vua và các quan cùng nhau bàn bạc việc nước. Với lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc, sơn son thiếp vàng, chạm trổ hình rồng vờn mây đặc sắc, mái điện cũng được lợp ngói lưu ly vàng, làm nổi bật lên cái vẻ uy nghiêm và rực rỡ của nơi tập trung quyền lực em thượng. Về phần phục vụ ăn ở sinh hoạt cho hoàng tộc thì bao gồm có cung Diên Thọ, là nơi ở của Hoàng thái hậu các đời, cung Trường Sanh với khu vực hoa viên rộng lớn là nơi để vua chúa vãn cảnh, thư giãn, sau cũng trở thành chỗ ở cho hậu cung. Điện Kiến Trung là nơi ăn ở sinh hoạt của vua, Điện Cần Chánh là nơi để tiếp đãi yến tiệc, Thái Bình Lâu có thể xem như là thư phòng riêng của nhà vua, Duyệt Thị Đường là nơi vua và các quan xem biểu diễn tuồng chèo, nhã nhạc,... Về thờ cúng thì có Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Điểm chung là tất cả đều được xây dựng bằng lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, lấy hình rồng phượng làm chủ đạo trang trí, bên cạnh đó còn chạm trổ một số các bài thơ văn cổ, mái được lợp hầu hết bằng ngói lưu ly vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có một số các lư, đỉnh lớn bằng đồng dựng trong miếu thờ, hoặc ở các cung điện,... Trong khuôn khổ cố đô còn có các lăng tẩm của các vị vua nhiều đời, xây với lối kiến trúc phương Đông điển hình, nằm ở vị trí đắc địa, phong thủy hữu tình, ví như lăng Tự Đức, Lăng Khải Định.
Mặc dù rất mệt vì phải di chuyển liên tục, bởi sự rộng lớn của hoàng thành và cố đô nhưng em rất vui và rất hạnh phúc khi được ghé thăm nơi mà mình hằng mơ ước bấy lâu. Chuyến đi chơi không chỉ giúp em thư giãn sau một năm học vất vả mà còn khiến em học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 2
Chủ nhật tuần trước, em đã có một chuyến tham quan cùng với các bạn trong lớp. Điểm đến là kinh thành Huế. Nơi đây là một di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương em.
Đúng bảy giờ ba mươi phút, toàn bộ học sinh trong lớp phải tập hợp ở sân trường. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng điểm danh sĩ số. Chúng em xếp thành hàng để lên xe. Khoảng bảy giờ ba mươi, xe bắt đầu xuất phát. Cùng đi có bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh. Khoảng ba mươi phút, xe đã đến nơi.
Cả lớp xếp lại thành hai hàng, sau đó đi tham quan theo sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Đi đến đâu, chúng em cũng được dừng lại, nghe chị thuyết trình về nơi đó. Nhiều bạn còn đặt ra những câu hỏi thú vị và được chị hướng dẫn viên giải đáp khá chi tiết.
Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần ba mươi năm năm đến thời vua Minh Mạng. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.
Sau một ngày tham quan, chúng em đã biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về lịch sử của dân tộc. Không chỉ vậy, cả lớp còn có rất nhiều ảnh kỉ niệm. Chuyến đi đã diễn ra rất thành công. Em cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc.
Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa để học hỏi thêm những bài học bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 3
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc đời là những chuyến đi”. Chúng ta đi để thấy được rằng thế giới thật rộng lớn, còn nhiều điều mà bản thân chưa khám phá hết. Bản thân tôi cũng có những chuyến đi bổ ích như vậy.
Cuối tuần, tôi đã có một chuyến tham quan cùng với các thành viên trong lớp Trường học đã tổ chức cho học sinh toàn trường một chuyến ghé thăm kinh thành Huế. Chúng tôi đã được có thêm nhiều điều bổ ích sau chuyến đi này.
Từ tối hôm trước, mẹ đã giúp tôi chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Tôi đi ngủ thật sớm để sáng hôm sau đến trường cho đúng giờ. Buổi sáng, tôi thức dậy ăn sáng và được mẹ đưa đến trường. Đúng sáu giờ, học sinh của từng lớp phải tập hợp ở sân trường. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng điểm danh sĩ số. Sau đó, chúng tôi xếp thành hàng để lên xe. Khoảng sáu giờ ba mươi phút, xe đã xuất phát. Bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh cũng đi cùng. Chúng tôi cảm thấy hào hứng lắm. Từ Đà Nẵng vào Huế phải đi mất gần hai tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, chúng tôi vừa ngắm nhìn đường phố, vừa trò chuyện vui vẻ. Chị hướng dẫn viên còn tổ chức một số trò chơi để bầu không khí thêm sôi động.
Khoảng hai tiếng sau, xe đã đi đến nơi. Chúng tôi theo sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm đã xuống xe. Ai cũng háo hức, mong được nhanh vào tham quan. Chúng tôi xếp thành hai hàng, rồi đi tham quan theo sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Đi đến đâu, chúng tôi cũng được dừng lại, nghe chị thuyết trình về nơi đó. Một số bạn còn đặt ra những câu hỏi để chị hướng dẫn viên giải đáp.
Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần ba mươi năm năm đến thời vua Minh Mạng. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.
Kết thúc buổi tham quan, tôi đã học thêm nhiều kiến thức bổ ích về mảnh đất cố đô. Tôi càng thêm yêu mến và tự hào về lịch sử của dân tộc. Các thành viên trong lớp cũng có được nhiều bức ảnh kỉ niệm đẹp.
Tôi cảm thấy chuyến đi này thật bổ ích. Tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa cùng với bạn bè và thầy cô.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 4
Những điệu Nam ai, Nam bình hay những kiến trúc cổ kính hoặc những nàng thơ xứ Huế được coi là đặc trưng để thu hút vô vàn khách du lịch đến với mảnh đất cố đô này. Đặc biệt ấn tượng với Huế qua bài thơ của Hàn Mặc Tử và lại có chuyến thực tế đến với nơi đây, tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi này vài tuần trước đó.
Sau một chặng đường dài, nhóm chúng tôi đã đến Huế. Huế đón chúng tôi bằng chút nắng chiều nhè nhẹ. Cuối ngày nhưng phố phường cũng chẳng hề vội vã người dân cố đô vẫn luôn khoan thai như thế. Cho nên đến Huế, đoàn chúng tôi luôn đi đứng, nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng như cách người dân bản địa nơi đây vậy.
Buổi sáng ngày đầu tiên ở Huế, đoàn chúng tôi đi thăm lăng Khải Định và lăng Tự Đức. Lăng Khải Định là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây, điều đó giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng độc đáo và hấp dẫn nhất trong các lăng mộ ở nước ta. Lăng Tự Đức còn được gọi là Khiêm cung, mang kiến trúc truyền thống phương Đông, đồng thời mang phong cách của vua Tự Đức - người có học vấn uyên thâm, giỏi về cả sử học, triết học và đặc biệt là rất yêu thơ. Lăng Tự Đức là cung điện thứ hai của một ông vua thi sĩ, nó giống như một công viên rộng lớn, kiến trúc đan xen hài hoà với hồ, rừng núi, thiên nhiên.
Buổi chiều, đoàn chúng tôi ai nấy đều tay xách nách mang trên tay cầm những dụng cụ để ghi chú khi đến thăm Đại Nội. Nơi này rất rộng và nhiều di tích, tôi đã dạo quanh cả buổi chiều vẫn còn thấy tiếc, có nhiều nơi còn chưa khám phá hết. Chúng tôi cũng tranh thủ chụp được rất nhiều ảnh. Với vô vàn trang phục bày ra để thuê ở đó, nhóm chúng tôi người hoá thân thành hoàng hậu, người hoá thân thành công chúa, có bạn mặc trang phục hoàng đế, tể tướng, còn có bạn thì chỉ muốn hoá thân thành những vật mang hơi hướng ngày xưa.
Huế thơ mộng, lãng mạn và gợi niềm hoài cổ. Khách sạn nơi chúng tôi ở chính là thôn Vĩ Dạ xưa mà nhà thơ Hàn Mặc Tử có lần đã mời gọi chúng ta đến nơi này:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Thuyền ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Hôm nay, chúng tôi đã được đặt chân đến nơi đây như một vị khách được Hàn Mặc Tử mời đến. Vừa tự hào vừa sung sướng có lẽ chuyến đi này đã để lại dấu ấn của hành trình đến với mảnh đất cố đô thân thương với cá nhân tôi là vô cùng lớn.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 5
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Có lẽ câu thơ trên đã khiến tôi như muốn đặt trên đến Huế ngay lúc này. Ngoài những đặc trưng về các cung đường, các dòng sông như tranh họa, Huế còn khiến con người ta như đắm chìm vào vẻ đẹp của những cung điện lăng tẩm thời xa xưa. Đặc biệt hơn nữa nét đẹp của những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài màu tím đã khiến tôi phần nào vô cùng háo hức về chuyến đi này.
Từ địa điểm xuất phát đến với Huế khá dài, đoàn chúng tôi phải mất khoảng sáu tiếng đồng hồ để đến với mảnh đất cố đô này. Trên đường đi nào là những ca khúc cổ kính xa xưa, nào là những ca khúc mang âm hưởng tráng lệ tao nhã. Ngoài được nghe nhạc bức tranh thiên nhiên của miền Trung cũng khiến tôi phải say đắm, trông nó hồn nhiên mà thanh bình đến làm sao. Đặc biệt là một số trò chơi khởi động tìm hiểu về văn hóa cũng như con người của Huế càng khiến chúng tôi phần nào càng nôn nao về địa điểm sắp tới.
Sau một thời gian di chuyển, đoàn chúng tôi đã đến đặt trên đến địa điểm đầu tiên. Bước chân xuống xe tôi phải thốt lên rằng: “Ôi thiên đường đây rồi” bắt đầu chuyến viếng thăm, đoàn chúng tôi chọn Kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên, hiện lên đó là vẻ đẹp trầm tĩnh mà kì diệu, mang đậm dấu ấn lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh biếc. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Càng đi sâu chúng tôi càng thăng hoa cảm xúc bởi những công trình những dấu vết vô cùng đồ sộ và tinh tế hơn nữa, bởi vậy sau khi tham quan được tổng quan của nơi này tôi thấy rằng Huế xứng đáng là mảnh đất cố đô được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn vì lợi ích của nhân loại.
Cho dù đã khá mệt mỏi rồi, nhưng vì Huế quá mộng mơ, Huế quá hấp dẫn ấy vậy mà đó không thể cản bước được những bước đi khám phá của chúng tôi. Tối đến chúng tôi đã đi nghe “Nhã nhạc cung đình Huế” – di sản văn hóa phi vật thể thế giới, sau khi bước chân vào nơi đây tôi đã phần nào cảm nhận được sự đầu tư vô cùng lớn của cái được công nhận là di sản này. Mọi thứ đều rất hoàn hảo và kì công các nghệ nhân lại chuyên nghiệp nữa khiến tôi không muốn thoát ra khỏi sự u mê này. Sau đó khi buổi nhã nhạc kết thúc, đoàn chúng tôi đã cung cấp năng lượng sau những hành trình tham quan đầy hoạt động bằng một tô phở bò Huế được coi là đặc sản của nơi đây. Đó cũng chính là hoạt động cuối khép lại hành trình đầy ý nghĩa của chúng tôi.
Mặc dù chuyến đi đã rất mệt mỏi rồi, nhưng đổi lại đó là những giá trị nhân văn chúng tôi thu thập được sau chuyến đi này. Cố đô Huế đã giúp tôi mở rộng kiến thức về lịch sử cũng như kiến thức về văn hóa của nước nhà. Bởi cuộc đời là những chuyến đi vì thế sau hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa này tôi sẽ mở ra nhiều hành trình khác để cuộc sống này được thú vị hơn.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 6
Vào mỗi dịp hè em đều được bố mẹ cho đi thăm quan 1 địa điểm du lịch để xả hơi sau một năm học vất vả cũng như nâng cao vốn hiểu biết của mình về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Và địa điểm lần này em được trải nghiệm cùng bố mẹ đó chính là cố đô Huế.
Để di chuyển vào Huế, cả gia đình em đã lựa chọn phương tiện lúc đi là tàu hỏa để em được ngắm nhìn thêm những vùng đất của tổ quốc trải dài suốt quãng đường từ Hà Nội đến Huế. Chuyến tàu của em xuất phát lúc 10 giờ tối. Ngồi trên tàu ngắm đường phố Hà Nội về đêm thật đẹp. Sau một giấc ngủ đêm, buổi sớm thức dậy được ngắm nhìn cảnh đẹp của các tỉnh thành trên đường tàu đi qua khiến em thấy rất háo hức. 2 bên đường là nhà cửa xen lẫn với cảnh núi rừng xanh mát. Tới khoảng hơn 10h sáng tàu chính thức đến ga Huế. Sau khi từ ga tàu về đến khách sạn để cất đồ, cả nhà lại bắt đầu khám phá những món ăn nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ. Bún bò Huế chính là món ăn đầu tiên gia đình lựa chọn để dùng trong bữa trưa. Quả thật đến với Huế ta mới cảm nhận được hương vị bún bò Huế trọn vẹn, đậm đà mà không nơi nào có được. Sau khi đã thưởng thức xong bữa trưa, chùa Thiên Mụ chính là điểm đến của cả gia đình em vào buổi chiều khi trời đã dịu nắng. Chùa Thiên Mụ nằm bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía Tây. Sở hữu một phong cảnh hữu tình, chùa Thiên Mụ như níu chân du khách dừng bước thật lâu mỗi khi đến nơi đây. Đây không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp cố đô. Rời chùa Thiên Mụ, điểm tiếp theo được gia đình em lựa chọn chính là đồi Vọng Cảnh. Đồi Vọng Cảnh Huế mang dáng vẻ hài hòa giữa cây cối, núi non, sông nước. Ngồi trên đỉnh đồi nhìn xuống dòng sông Hương thơ mộng và ngắn hoàng hôn quả là một kiệt tác của thiên nhiên.
Sau một ngày dài hòa mình vào với xứ Huế mộng mơ em thấy thêm yêu con người và cảnh vật nơi đây. Em mong muốn sẽ được khám phá nhiều địa danh cũng như món ăn nới xứ Huế để có thêm những trải nghiệm tuyệt vời ở vùng đất cố đô.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 7
Năm nay, trường tôi đã tổ chức tham quan. Chúng tôi được đến thăm cố đô Huế - một di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ.
Tối hôm qua, tôi đã chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi. Mẹ còn mua cho tôi bánh kẹo, nước uống nữa. Sáu giờ sáng, học sinh phải tập trung ở trường. Tôi thức dậy từ năm giờ ba mươi phút để chuẩn bị. Sau đó, mẹ đưa tôi đến trường. Đến nơi, tôi thấy rất nhiều xe ô tô đỗ ở cổng trưởng. Sân trường đông đúc, nhộn nhịp vô cùng. Nhiều bác phụ huynh cũng đưa con đến trường. Tôi chào tạm biệt mẹ rồi bước vào trong. Rất nhiều học sinh đang xếp hàng dưới sân trường. Tôi nhanh chóng tìm vị trí của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng điểm danh sĩ số. Chúng tôi xếp thành hàng để lên xe. Khoảng bảy giờ ba mươi, xe bắt đầu xuất phát. Cùng đi có bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh. Ngoài ra, mỗi lớp còn có một hướng dẫn viên đi cùng. Hướng dẫn viên của lớp tôi là chị Thu Hà. Chị rất thân thiện và nhiệt tình. Trên đường đi, chị đã trò chuyện và trao đổi với chúng tôi khá vui vẻ.
Khoảng một mươi phút, xe đã đến nơi. Cả lớp xếp lại thành hai hàng, sau đó đi tham quan theo sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Ở mỗi điểm tham quan, chúng tôi sẽ được dừng lại để ngắm nhìn và lắng nghe chị hướng dẫn viên thuyết trình về nơi đó. Nhiều bạn còn đặt ra những câu hỏi thú vị và được chị Hà giải đáp khá chi tiết. Theo như chị Hà giới thiệu, Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần ba mươi năm năm đến thời vua Minh Mạng. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.
Sau một ngày tham quan, tôi đã biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về lịch sử của dân tộc. Chúng tôi cũng chụp được rất nhiều tấm ảnh đẹp.
Chuyến đi thật thú vị và vui vẻ. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa để học hỏi thêm những bài học bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế - mẫu 8
Trong năm nay, trường của tôi đã tổ chức một chuyến tham quan tới cố đô Huế, một di sản văn hoá lịch sử nổi tiếng của đất nước. Tôi tự hào và háo hức chờ đợi ngày này.
Trước chuyến đi, tôi đã dành thời gian chuẩn bị, đóng gói đồ dùng. Mẹ đã tặng tôi bánh kẹo và nước uống cho chuyến hành trình này. Lúc sáu giờ sáng, tất cả học sinh đã tập trung tại trường. Tôi thức dậy từ rất sớm, lúc năm giờ ba mươi để sắm sửa. Sau đó, mẹ đã đưa tôi đến trường. Tại trường, tôi đã thấy một cảnh tượng náo nhiệt với nhiều xe ô tô đậu tại cổng trường. Sân trường đông đúc và sôi động. Có nhiều phụ huynh đưa con cái đến trường cùng. Tôi nói lời tạm biệt mẹ và bước vào trường. Dưới sân trường, hàng dài học sinh đứng xếp hàng. Chúng tôi nhanh chóng tìm lớp và cô giáo chủ nhiệm đã yêu cầu lớp trưởng điểm danh. Sau đó, chúng tôi xếp hàng để lên xe. Vào khoảng bảy giờ ba mươi, xe khởi hành. Cùng chúng tôi có bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh, cùng với hướng dẫn viên của từng lớp. Hướng dẫn viên của lớp tôi là chị Thu Hà, một người rất thân thiện và nhiệt tình. Trên đường đi, chị đã trò chuyện và tạo môi trường thoải mái cho chúng tôi.
Sau một khoảng thời gian, xe đã đưa chúng tôi đến đích. Lớp chúng tôi đã xếp thành hai hàng, sẵn sàng cho cuộc tham quan dưới sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Tại từng điểm tham quan, chúng tôi dừng lại để chiêm ngưỡng và lắng nghe chị hướng dẫn viên thuyết trình về nơi đó. Có nhiều bạn học sinh đặt ra những câu hỏi thú vị và chị Hà đã trả lời chi tiết. Theo chị Hà giới thiệu, Kinh Thành Huế được xây dựng từ năm 1805 dưới thời vua Gia Long và kéo dài gần ba mươi năm đến thời vua Minh Mạng. Thành có mười cửa chính và bên trong có những công trình như Phòng Thành (xây từ 1805 đến 1817), Hoàng Thành và Tử Cấm Thành (năm 1840), đàn Nam Giao, cùng với các lăng tẩm và phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820), lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 - 1867) – tất cả đều tráng lệ và ấn tượng.
Sau một ngày tham quan, tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích, tình yêu sâu đậm và sự tự hào về lịch sử của dân tộc. Chúng tôi cũng đã chụp được nhiều bức ảnh đẹp.
Chuyến đi đã thực sự thú vị và đáng nhớ. Tôi hy vọng rằng sẽ còn nhiều chuyến đi học hỏi khác để khám phá những bài học bổ ích hơn, để tôi yêu thêm và tự hào về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:
Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư
Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa
Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Tháp Chàm ở Mỹ Sơn
Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám
Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT