Viết trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Viết trang 114, 115 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.

Viết trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Những bậc đá chạm mây (từ Trong xóm đến bậc thang vượt núi).

Quảng cáo

Trả lời:

Những bậc đá chạm mây

Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của gi. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đường một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm.

* Chú ý cách viết:

- Học sinh chú ý nghe giáo viên đọc rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

- Cách trình bày viết đoạn văn: các câu nối tiếp nhau, sau mỗi câu là dấu chấm câu và viết hoa chữ cái đầu của câu tiếp theo.

- Tên người cần phải viết hoa chữ cái đầu: cố Đương.

Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.

Quảng cáo

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.

Viết trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Kết nối tri thức

b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng.

Mẫu: rặng tre

Viết trang 114, 115

Trả lời:

Quảng cáo

a.

Buổi sáng ó o

trống gọi đấy

Mặt trời mau dậy

Đỏ xinh câu chào


Buổi trưa trên cao

Mặt trời tung nắng

Đùa cùng mây trắng

Ú oà ú oà.


Buổi chiều hiền hoà

Dung dăng dung dẻ

Mặt trời thỏ thẻ

Chẳng về nhà đâu

b. Từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng trong tranh là: con rắn, con trăn, thằn lằn, búp măng,

Quảng cáo

Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).

Trả lời:

- Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng): mặt trăng, tung tăng, khăn quàng, che chở, chúm chím, đi chơi, trung thu, miếng trầu, cái chuông.

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại một vài chi tiết em yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.

Trả lời:

Công việc bê đá quả thực rất khó khăn. Đá ta thường thấy là đá viên nhỏ, còn đá mà cố Đương mang là đá tảng, đặc và rất nặng. Cố Đương là người bày ra ý tưởng, dù biết là gian nan nhưng ông không bỏ cuộc. Thậm chí, sức khoẻ và sự cống hiến của ông còn lôi kéo cả được những người dân khác trong làng. Quả thực ta khâm phục với sức khoẻ của một ông lão.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên