Cách viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 (hay nhất)

Cách viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 hay nhất dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cách viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Cách viết đoạn văn nêu ý kiến

- Đoạn văn nêu ý kiến thường có 3 phần:

+ Mở đầu: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ

+ Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.

+ Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.

II. Đoạn văn mẫu

Đề 1. Đoạn văn nêu lí do em thích sự tích “Sự tích dưa hấu”

“Sự tích dưa hấu” là một câu chuyện không chỉ hay, hấp dẫn mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Câu chuyện này kể về vợ chồng Mai An Tiêm bị nhà vua đày ra đảo hoang do nghe lời xúi giục của kẻ gian. Trên đảo, hai vợ chồng từ hai bàn tay trắng đã dựng nên nhà cửa, trồng và phát triển nên một loại quả mới là dưa hấu. Nhờ buôn bán dưa hấu cho tàu thuyền qua đảo, mà cuộc sống của hai vợ chồng ngày càng tốt hơn. Từ đó, câu chuyện không chỉ ca ngợi về tinh thần cố gắng, phấn đấu vượt qua nghịch cảnh của hai nhân vật chính. Mà còn truyền động lực cho người đọc về sự nỗ lực trong cuộc sống. Mỗi lần gặp việc khó khăn, em lại nghĩ về tấm gương Mai An Tiêm, để tự nhắc nhở bản thân phải kiên cường hơn nữa, không được đầu hàng trước nghịch cảnh. Có lẽ đó chính là lí do mà em yêu thích câu chuyện “Sự tích dưa hấu” đến thế.

Quảng cáo

Đề 2. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Ông Bụt đã đến”

“Ông Bụt đã đến” của Võ Thu Hương là một câu chuyện mà em rất yêu thích. Các nhân vật trong câu chuyện đều rất đáng yêu và tốt bụng. Em thích cô bé Mai tuy còn nhỏ nhưng chăm ngoan, biết dậy sớm giúp mẹ quét dọn. Cô bé ấy còn rất yêu hoa, ngày ngày thích thú quan sát ngóng chờ nhành lan nở. Chính vì vậy, khi lỡ tay làm gãy nhành lan, Mai đã rất buồn và lo lắng. Thật may mắn là “ông Bụt” đã đến, giúp cô bé biến nhành lan đã gãy trở về nguyên dạng. Nhưng thật ra ông Bụt ấy chính là ông nhạc sĩ - chủ nhân của nhành lan. Cảm nhận được nỗi buồn của Mai, ông đã bí mật mua một nhành lan mới thay thế vào vị trí chậu lan đã gãy. Nhờ lòng tốt của ông mà cô bé Mai đã tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Không chỉ vậy, ông còn giữ gìn được cho cô bé sự ngây thơ và trong trẻo trong tâm hồn. Cả ông nhạc sĩ và bé Mai trong câu chuyện Ông Bụt đã đến đều thật tốt bụng và ấm áp, giàu tình yêu thương. Chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện này.

Đề 3. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Sự tích bông hoa cúc trắng”

“Sự tích bông hoa cúc trắng” là một câu chuyện hay và ý nghĩa về tình cảm gia đình mà em rất yêu thích. Câu chuyện kể về một cô bé tuy nhỏ tuổi, nhưng để có thể cứu mẹ đang ốm nặng, cô đã chấp nhận làm mọi việc. Cho dù việc chăm mẹ có vất vả, cuộc sống có khó khăn, con đường đi tìm thuốc có nguy hiểm, gian nan thì cô bé cũng không hề thở than hay có ý định bỏ cuộc. Chính tấm lòng hiếu thảo, tình thương mẹ chân thành ấy của cô bé đã cảm động đến tận trời xanh, khiến ông tiên giúp mẹ cô khỏi bệnh. Cô bé trong câu chuyện giúp em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp. Cũng từ đó, em càng thêm yêu quý và muốn được ở bên quan tâm, chăm sóc mẹ của mình nhiều hơn.

Đề 4. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Cóc kiện Trời”

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian nước ta, “Cóc kiện Trời” là câu chuyện mà bất kì đứa trẻ nào cũng từng được nghe. Chuyện kể về một chú Cóc vừa thông minh lại dũng cảm, gan dạ đã lãnh đạo các con vật khác cùng lên trời xin ban mưa cho mặt đất. Nhờ sự khôn ngoan, nhanh trí của mình, Cóc đã bày binh bố trận các con vật sao cho ai cũng được phát huy sở trường của mình. Bởi vậy, đội quân nhà trời đã bị Cóc đánh bại, khiến ông trời đồng ý làm mưa cho nhân gian. Câu chuyện Cóc kiện Trời vừa giải thích một cách thú vị lý do khi cóc nghiến răng thì trời có mưa. Đồng thời cũng nhân hóa các con vật một cách thú vị, nhưng vẫn giữ được đặc tính riêng của từng loài. Chính điều đó khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn và được các bạn nhỏ yêu thích.

Quảng cáo

Đề 5. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”

Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.

Đề 6. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Bó đũa”

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện “Bó đũa”. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đ ến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Quảng cáo

Đề 7. Đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Thi nhạc”

Câu chuyện “Thi nhạc” của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn em vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí em.

Đề 8. Đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện “Anh em sinh đôi”

Câu chuyện “Anh em sinh đôi” là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa về sự khác biệt của mỗi người. Câu chuyện kể về Long và Khánh là hai anh em sinh đôi có ngoại hình rất giống nhau. Điều đó khiến cho Long buồn phiền, vì cậu muốn là chính cậu, không muốn bản thân mình bị nhầm lẫn với người khác. Tuy nhiên, theo lời bạn bè giải thích, thì Long và Khánh ngoài vẻ ngoài thì chẳng hề giống nhau. Vì Khánh vừa hay cười lại còn nhanh nhảu. Còn Long thì chậm rãi và lúc nào cũng nghiêm túc. Chính tính cách riêng của mỗi người đã khiến bạn bè không nhận nhầm Long và Khánh, dù hai bạn cùng mặc áo quần giống nhau trên đường chạy. Từ hai anh em trong câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với bạn đọc hãy tự tin hơn với nét riêng trong tính cách, ngoại hình của bản thân. Mỗi chúng ta đều là một phiên bản độc nhất, không nên cố gắng trở nên giống bất kì ai để đánh mất cái riêng của mình. Thông điệp đó đã giúp câu chuyện Anh em sinh đôi trở nên thật hay và ý nghĩa.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên