10+ Dàn ý đoạn văn tưởng tượng lớp 4 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn tưởng tượng lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý đoạn văn tưởng tượng lớp 4 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Dàn ý chung đoạn văn tưởng tượng

- Bố cục của đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng.

+ Triển khai: Kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã lựa chọn.

Lưu ý: - Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị,… cho người đọc.

- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.

+ Kết thúc: Nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.

II. Dàn ý mẫu

1. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Thằn lằn xanh và tắc kè”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Thằn lằn xanh và tắc kè.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Cả hai quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau và cảm thấy vui vẻ với những thói quen của bản thân.

Quảng cáo

+ Vài ngày sau, chúng gặp nhau, cả hai cười đùa và chia sẻ những câu chuyện thú vị về cuộc sống của mình.

=> Dù khác biệt những cả hai vẫn là những người bạn tốt của nhau.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ của em: Nếu biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp chúng ta sống hòa hợp hơn trong cộng đồng.

2. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Cóc kiện Trời”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Cóc kiện Trời.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Cóc vào gặp Trời và yêu cầu Trời cho mưa.

+ Trời tức giận và ra lệnh cho gà đến trừng phạt cóc.

+ Cóc bình tĩnh, nói với Trời: “Trời ơi, cóc ta chỉ muốn làm một việc tốt cho muôn loài. Sao Ngài lại giận dữ thế?”.

Quảng cáo

+ Trời tức giận quát: “Cậu có biết tôi là ai không mà dám làm loạn ở đây?”.

+ Cóc không sợ, bình tĩnh đáp lại: “Nếu Ngài không muốn mọi loài phải chết khát, tôi chỉ cần một trận mưa!”.

+ Trời suy nghĩ và đồng ý cho mưa xuống, đồng thời hứa lần sau cóc chỉ cần nghiến răng là Trời sẽ biết.

=> Cóc mừng rỡ quay về trần gian và từ đó mỗi khi cóc nghiến răng, Trời sẽ cho mưa xuống, cứu muôn loài.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ của em: Em cảm thấy rất khâm phục sự kiên trì và mưu lược của cóc.

3. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Con vẹt xanh”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Con vẹt xanh.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Thay đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Tú gọi con vẹt như thường lệ: “Vẹt à!”.

+ Con vẹt đáp lại một cách lễ phép: “Dạ!” khiến Tú ngạc nhiên và vui mừng.

+ Tú khoe với anh và bạn bè rằng vẹt đã biết nói chuyện một cách lễ phép.

Quảng cáo

+ Con vẹt không chỉ biết đáp lại mà còn gật đầu, mổ tay Tú và nói rõ ràng: “Dạ, em nghe rồi!”.

=> Tú cảm thấy hạnh phúc và nhận ra mình cần phải lễ phép hơn với anh và bạn bè.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ của em: Em nhận ra rằng đôi khi những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa sẽ giúp chúng ta học được những bài học quý giá.

4. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Chân trời cuối phố”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Chân trời cuối phố.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Chú cún được ra ngoài và khám phá những điều mới mẻ ở cuối con phố.

+ Cún nhìn về phía trước và thấy những con đường mới, bãi bờ xanh tươi và những chân trời bao la đang chờ đón mình.

+ Khi lớn lên, cún sẽ đi qua các con phố dài, băng qua cánh đồng, bến sông và khám phá những vùng đất xa xôi mới.

+ Cún sẽ gặp gỡ bạn mới và học hỏi những điều thú vị từ những nơi mình đến.

c. Kết thúc:

- Gợi ra những tưởng tượng tiếp theo: Trong tương lai, cún sẽ không ngừng bước đi, tiếp tục hành trình tìm kiếm những điều mới mẻ, những chân trời mới đang đợi chờ mình.

5. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Bầu trời mùa thu”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Bầu trời mùa thu.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Các bạn học sinh lần lượt chia sẻ về bầu trời bằng những từ ngữ riêng của mình.

● Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

● Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

● Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

+ Thầy giáo mỉm cười, khen ngợi: “Các em thật tài năng khi có thể nhìn bầu trời theo những cách khác nhau như vậy. Mỗi người đều cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của mùa thu.”

c. Kết thúc:

- Nêu suy nghĩ của em: Mỗi hình ảnh mà các bạn học sinh chia sẻ về bầu trời mùa thu đều mang một sắc thái cảm xúc rất riêng.

6. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Bức tường có nhiều phép lạ”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Bức tường có nhiều phép lạ.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Bố giúp Quy tưởng tượng về trận mưa rào.

+ Quy cầm bút và bắt đầu viết về những hình ảnh trận mưa năm ngoái: những chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh trong sân, những hạt mưa rơi trên mái nhà,…

+ Những dòng chữ như tuôn chảy ra một cách tự nhiên, miêu tả từng chi tiết của cơn mưa rào với bao nhiêu cảm xúc.

+ Quy cảm thấy hài lòng về bài viết của mình.

=> Quy hiểu được những phép lạ thực sự nằm trong trí tưởng tượng và cảm xúc của chính mình.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm nghĩ của em: Trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người chính là những phép màu thực sự, giúp chúng ta tìm thấy sự sáng tạo.

7. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Con trai người làm vườn”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Con trai người làm vườn.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Nhiều năm sau, người con trai trở thành một thuyền trưởng, anh trở về nhà.

+ Người cha nhìn thấy con trai, cảm động rơi nước mắt: “Con trai, bằng lòng kiên trì, con đã chứng minh được ước mơ của con không phải là hão huyền. Cha đã sai rồi.”.

+ Người con ôm lấy cha: “Cha à, con cảm ơn cha đã luôn bên con. Nếu không có cha, con sẽ không thể mạnh mẽ như ngày hôm nay.”.

+ Người cha nhìn con trai mình, ánh mắt ngập tràn tự hào và yêu thương.

c. Kết thúc:

- Gợi ra những tưởng tượng tiếp theo: Cả hai cha con cùng ngồi xuống bên nhau, nhìn ra biển xa, nơi mà những ước mơ vẫn luôn vẫy gọi và cuộc sống tiếp tục mở ra những chặng đường mới.

8. Dàn ý đoạn văn tưởng tưởng câu chuyện “Cánh chim nhỏ”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Cánh chim nhỏ.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Cậu bé cõng người bạn bị liệt trên lưng, cả hai cùng chạy, cậu bé bị liệt dang rộng đôi cánh tay trong gió và hét to: “Con đang bay, bố ơi! Con đang bay!”.

+ Cậu bé đã tìm thấy đôi cánh riêng cho mình và bay lên bằng chính niềm tin và tình yêu thương.

+ Người cha mỉm cười, nước mắt chảy dài nhưng lòng lại thấy ấm áp vô cùng.

c. Kết thúc:

- Nêu suy nghĩ của em: Đây là một câu chuyện rất cảm động.

- Gợi ra những tưởng tượng tiếp theo:

+ Cậu bé cũng sẽ giúp đỡ những bạn bè khác có hoàn cảnh giống như mình.

+ Tạo ra những “cánh chim” đặc biệt giúp mọi người vượt qua khó khăn, bay cao hơn trong cuộc sống.

9. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Hương vị đồng quê”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Hương vị đồng quê.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Siêng nhe răng cười hiền khô, ánh mắt sáng lên trong niềm vui giản dị.

+ Nam nhìn vào nụ cười của Siêng thấy ấm áp và thân thiện vô cùng.

+ Nam cảm nhận được tình bạn chân thành trong mỗi khoảnh khắc đơn giản.

=> Nam nhận ra những niềm vui nhỏ bé từ những điều bình dị chính là những hương vị ngọt ngào nhất của cuộc sống.

c. Kết thúc:

- Nêu suy nghĩ của em: Câu chuyện đã khắc họa một tình bạn đơn giản nhưng đầy ý nghĩa giữa Siêng và Nam.

10. Dàn ý đoạn văn tưởng tượng câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Vệt phấn trên mặt bàn.

b. Triển khai:

- Chọn phương án tưởng tượng: Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.

- Tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã chọn:

+ Hôm đó, Thi Ca không đến lớp, Minh mới biết bạn phải vào bệnh viện để chữa lành tay phải. Cô giáo chia sẻ về việc Thi Ca bị khó khăn trong việc viết bằng tay trái.

+ Minh bất ngờ và bối rối, tự trách mình vì đã vô tình làm Thi Ca buồn.

+ Minh khẽ lên tiếng: “Mình không biết bạn ấy lại bị như vậy. Mình đã làm bạn ấy buồn.”.

+ Cô giáo an ủi Minh: “Đôi khi, chúng ta không nhận ra được những khó khăn mà người khác đang gặp phải. Nhưng quan trọng là khi nhận ra, chúng ta biết thay đổi.”.

=> Minh lặng lẽ cầm khăn lau đi đường phấn trắng trên mặt bàn.

c. Kết thúc:

- Nêu suy nghĩ của em: Hành động của Minh khiến em rất xúc động.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên