10+ Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học lớp 4 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học lớp 4 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Dàn ý chung đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học

Bố cục của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học thường có 3 phần:

- Mở đầu:

+ Giới thiệu nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ mà em đã đọc, đã nghe).

+ Nêu ý kiến khái quát về nhân vật.

- Triển khai:

+ Nêu những điều khiến em ấn tượng về nhân vật (ví dụ: sự kiên nhẫn, sáng tạo của Ma-ri-a; lòng vị tha, nhân hậu của người nhạc sĩ; đức hi sinh và tình yêu thương con cháu của người bà; vẻ ngây thơ, háo hức trước cuộc sống mới của chú gà con;…).

+ Nêu cảm xúc của em về nhân vật: thích thú, yêu quý, trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục,…

+ Thể hiện tình cảm đối với nhân vật bằng một số cách: đọc bài thơ, câu chuyện nhiều lần; chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với người thân về nhân vật;…

- Kết thúc: Đánh giá về nhân vật và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.

II. Bài mẫu tham khảo

Đề 1. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bé Mai trong truyện “Ông Bụt đã đến”

Quảng cáo

a. Mở đầu

- Giới thiệu nhân vật: bé Mai trong truyện “Ông Bụt đã đến”.

- Ý kiến khái quát về nhân vật: em rất yêu quý nhân vật này.

b. Triển khai

- Điều khiến em ấn tượng về nhân vật:

+ Một cô bé còn khá nhỏ tuổi, nhưng rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện:

● Mỗi sáng, cô bé đều dậy sớm theo mẹ đi làm ở quán.

● Không hề khóc quấy hay đòi mẹ điều gì.

+ Yêu thích cây cối, hoa cỏ:

● Say sưa với nhành hoa lan của ông nhạc sĩ.

● Say sưa theo dõi, ngắm nhìn bông hoa bằng tình yêu trong sáng của mình.

+ Ngây thơ, trong sáng:

● Khi vô tình làm gãy bông hoa, Mai đã rất buồn và lo lắng, sợ bị trách phạt.

● Cầu nguyện sẽ có một ông Bụt hiện lên giúp mình hồi sinh nhành hoa lan.

● Sung sướng vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi nhìn thấy nhành lan đã “hồi sinh”.

- Cảm xúc của em về nhân vật: Nhân vật Mai đã để lại trong em những cảm xúc yêu mến và nâng niu.

Quảng cáo

- Thể hiện tình cảm với nhân vật: Em đọc đi đọc lại câu chuyện rất nhiều lần.

c. Kết thúc

Em mong Mai sẽ mãi luôn là cô bé ngoan ngoãn, yêu cây cối và trong sáng như thế.

Đề 2. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật người bà trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”

a. Mở đầu

- Giới thiệu nhân vật: người bà trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”.

- Ý kiến khái quát về nhân vật: người bà cao cả.

b. Triển khai

- Điều khiến em ấn tượng về nhân vật: tình yêu thương cao cả, sâu sắc dành cho con cháu.

+ “Tóc sương da mồi” nhưng vẫn tự tay trồng và chăm sóc những quả cam ngọt lành để dành phần cho con cháu.

+ Vất vả bảo vệ cho những quả cam, bề phòng chim ăn, bề lo sương giá.

- Cảm xúc của em về nhân vật: Bà khiến em vô cùng xúc động.

- Thể hiện tình cảm với nhân vật: Những người con người cháu trong bài thơ thật may mắn khi được là con, là cháu của bà.

Quảng cáo

c. Kết thúc

Em yêu quý và thương mến, kính trọng người bà trong bài thơ Quả ngọt cuối mùa như bà chính là bà của em vậy.

Đề 3. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”

a. Mở đầu

- Giới thiệu nhân vật: bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”.

- Ý kiến khái quát về nhân vật: Biết cách vượt quá tự ti, mặc cảm.

b. Triển khai

- Điều khiến em ấn tượng về nhân vật: học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình.

- Cảm xúc của em về nhân vật: Em rất trân trọng nhân vật.

- Thể hiện tình cảm với nhân vật: Em đọc đi đọc lại câu chuyện rất nhiều lần.

c. Kết thúc

Hi vọng bạn nhỏ sẽ luôn tự tin và hạnh phúc nhất.

Đề 4. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Yết Kiêu trong truyện “Yết Kiêu”

a. Mở đầu

- Giới thiệu nhân vật: Yết Kiêu trong truyện “Yết Kiêu”.

- Ý kiến khái quát về nhân vật: em rất khâm phục và ngưỡng mộ nhân vật.

b. Triển khai

- Điều khiến em ấn tượng về nhân vật: tài năng bơi lặn phi thường và sự mưu trí, dũng cảm.

+ Tài năng bơi lặn phi thường: Như đang đi bộ trên mặt nước, có thể ở liên tiếp sáu, bảy ngày dưới nước mới lên.

+ Dũng cảm: Khi xin vua nhà Trần ra biển lặn xuống đục tàu của quân Nguyên xâm phạm nước ta trên biển Vạn Ninh chỉ với cây búa và chiếc dùi sắt.

+ Mưu trí: Dọa địch rằng nước ta có cả trăm nghìn người có khả năng đi lại, sống dưới nước.

- Cảm xúc của em về nhân vật: Em cũng rất thích sự cơ trí, dũng cảm và tài năng của ông.

- Thể hiện tình cảm với nhân vật: Cũng muốn trở thành một người như ông.

c. Kết thúc

Nhờ có tài năng bơi lặn phi phàm và sự nhạy bén của ông mà bờ cõi giang sơn nước ta được bình yên.

Đề 5. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bà vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

a. Mở đầu

- Giới thiệu nhân vật: bà vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

- Ý kiến khái quát về nhân vật: bà là một người rất đáng ghét, tham lam, độc ác.

b. Triển khai

- Điều khiến em ấn tượng về nhân vật: bà rất tham lam và độc ác.

+ Bà ta đã ép ông lão đến gặp cá vàng để xin điều ước,.

+ Mỗi lần điều ước được thực hiện thì bà ta lại đòi điều ước lớn hơn.

+ Còn đánh đập ông lão đánh cá.

- Cảm xúc của em về nhân vật: em rất ghét nhân vật này.

- Thể hiện tình cảm với nhân vật: Thương cho ông lão đánh cá có bà vợ tham lam.

c. Kết thúc

Nhân vật người vợ đã bị trừng phạt và điều đó giúp em rút ra bài học về lòng tham trong cuộc sống.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên