Cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc lớp 4 (hay nhất)
Cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc lớp 4 hay nhất dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Top 20 Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về 1 người gần gũi, thân thiết (siêu hay)
- Top 20 Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về 1 nhân vật trong văn học (siêu hay)
- 10+ Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- 10+ Dàn ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- Cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về ông nội của em
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về bố của em
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về bà của em
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về người dì mà em yêu quý
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về em gái của em
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về anh trai của em
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Minh trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn”
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật cậu bé trong câu chuyện “Tờ báo tường của tôi”
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật người bà trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Bua Kham trong câu chuyện “Trên khóm tre đầu ngõ”
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật người mẹ trong bài thơ “Trong lời mẹ hát”
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”
Cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc lớp 4 (hay nhất)
I. Cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được tình cảm, cảm xúc đó là gì và được biểu lộ như thế nào.
- Đoạn văn thường có 3 phần: Mở đầu, triển khai, kết thúc.
II. Các dạng bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
1. Dạng bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
a. Bố cục của đoạn văn:
- Mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Triển khai:
+ Nêu những điều ở người đó làm em xúc động.
+ Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em.
- Kết thúc: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
b. Đoạn văn mẫu:
Đề 1. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về ông nội của em
Ông nội của em là bộ đội đã nghỉ hưu. Nhiều năm rèn luyện trong quân đội đã giúp ông có một vóc dáng vạm vỡ, một sức khỏe dẻo dai và một lối sống lành mạnh, kỉ luật tốt. Thời gian đầu ông nghỉ hưu, em chưa quen với sự hiện diện của ông nên có phần e dè. Nhưng dần dần, bằng tình yêu thương và sự quan tâm chân thành, khoảng cách giữa em và ông dần biến mất. Em đã trở thành cái đuôi nhỏ của ông từ lúc nào không hay. Ông không hề chiều chuộng mà lúc nào cũng dạy em tự lập. Ông dạy em tự đánh răng rửa mặt, gấp chăn màn khi ngủ dậy, rồi dạy em quét nhà, tưới rau, gấp áo quần… Nhờ có ông chỉ dạy tận tình và tin tưởng cổ vũ mà em có thể tự làm được rất nhiều việc. Mỗi sáng ông sẽ đạp xe theo phía sau để em tự tin đạp xe đi đến trường, buổi chiều cũng vậy. Ông luôn giúp em được tự tin và dũng cảm làm chính mình. Cách nuôi dạy đó của ông đã giúp em trưởng thành lên rất nhiều. Chính vì vậy mà em luôn biết ơn, kính trọng ông như một người thầy giáo vĩ đại nhất. Lúc nào, em cũng mong ông luôn khỏe mạnh, minh mẫn để tiếp tục đồng hành cùng em, tiếp tục là chỗ dựa tinh thần vững chãi của em.
Đề 2. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về bố của em
Em luôn biết ơn cuộc đời vì đã cho em một người bố tuyệt vời. Tình yêu thương và tấm lòng bố dành cho em là vô cùng thiêng liêng và cao quý. Dù không phải là người hoàn hảo, nhưng bố luôn yêu thương em theo cách tốt nhất. Mặc dù bố chỉ là công nhân và thu nhập không nhiều, nhưng bố luôn lo cho em đủ đầy, chưa bao giờ để em thiếu thốn. Bố không có nhiều đồ mới cho bản thân, nhưng luôn mua sắm cho em mỗi dịp quan trọng. Thuở nhỏ, em không hiểu hết, nhưng khi lớn lên, em càng cảm nhận sâu sắc tình yêu của bố. Bố dạy em tự lập, sống có trách nhiệm và biết yêu thương, tôn trọng người khác. Những bài học của bố luôn thấm thía qua cách bố sống và đối xử với mọi người. Em tự hào về gia đình mình, không giàu có về vật chất nhưng giàu có tình cảm. Bố là thần tượng của em và em sẽ chứng minh tình yêu thương ấy bằng hành động, phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành người con hiếu thảo và công dân có ích.
Đề 3. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về bà của em
Bà ngoại là người em vô cùng yêu quý và kính trọng. Mẹ kể bà vất vả cả đời, lo toan mọi việc trong gia đình để chồng yên tâm chiến đấu, rồi chăm sóc con cái và giờ là các cháu. Bà gánh vác tất cả gánh nặng gia đình một mình. Trong nhà, bà là trung tâm hòa giải, luôn nói: “Chuyện lớn coi là nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có, mọi chuyện sẽ êm đẹp.”. Em vừa yêu vừa thương bà. Bà đã nhiều tuổi nhưng vẫn chăm chỉ tập thể dục và tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Ai cũng quý bà, thường đến hỏi và nghe bà phân tích. Kỉ niệm em nhớ nhất là khi em bị sốt dịch phải nhập viện. Bà luôn ở bên, ánh mắt lo âu, lời động viên của bà như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục, nhìn bà tóc bạc thêm, gương mặt hốc hác vì lo lắng, khiến em xúc động không nói nên lời. Em yêu quý và biết ơn bà rất nhiều. Bà sẽ mãi là người em kính yêu nhất. Em mong bà luôn mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Bà bình dị nhưng thật vĩ đại!
Đề 4. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về người dì mà em yêu quý
Dì Lan là người em yêu quý nhất. Mỗi khi em buồn, dì luôn là người gần gũi và động viên em. Mỗi khi nghĩ về dì, em lại nhớ đến những hành động đầy yêu thương và sự quan tâm từ dì. Một lần, khi em bị ốm, dì đã thức suốt đêm để chăm sóc em, lo lắng từng li từng tí. Em còn nhớ mãi mỗi lần dì kể cho em những câu chuyện thú vị về ngày xưa, khiến em cảm thấy dì như một người bạn tri kỉ. Em luôn cố gắng giúp đỡ dì mỗi khi dì cần. Em luôn trân trọng và yêu quý dì thật nhiều. Tình cảm của em dành cho dì sẽ không bao giờ thay đổi, dì mãi là người em yêu quý nhất.
Đề 5. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về em gái của em
Minh Anh là cô em gái đáng yêu của em. Mỗi khi nhìn thấy Minh Anh, trái tim em lại tràn đầy niềm vui và sự hạnh phúc. Vì Minh Anh còn nhỏ nên nhìn em rất ngây thơ và trong sáng. Em thích nắm tay em dắt đi chơi, giúp em học bài và kể chuyện cho em nghe. Em luôn yêu thương, bảo vệ em gái và cố gắng là tấm gương tốt cho em. Em yêu em gái mình nhiều lắm. Em hi vọng Minh Anh lớn lên thật bình an và khỏe mạnh.
Đề 6. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về anh trai của em
Anh Tuấn là trai của em - người mà em yêu quý và luôn trân trọng. Anh không chỉ là người anh lớn trong gia đình mà còn là người bạn thân thiết luôn bên em, chia sẻ và giúp đỡ em. Những cử chỉ ân cần, những lời động viên từ anh luôn khiến em cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Mỗi tối, anh đều ngồi bên cạnh để hướng dẫn em học bài, anh kiên nhẫn với em từng chút một, khiến em rất cảm động. Em yêu quý anh vô cùng, luôn cố gắng học theo những điều tốt đẹp từ anh. Anh là người em ngưỡng mộ và sẽ luôn yêu thương, quý trọng.
2. Dạng bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc
a. Bố cục của đoạn văn:
- Mở đầu:
+ Giới thiệu nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ em đã đọc, đã nghe).
+ Nêu ý kiến khái quát về nhân vật.
- Triển khai:
+ Nêu những điều em ấn tượng về nhân vật.
+ Nêu cảm xúc của em về nhân vật.
+ Thể hiện tình cảm đối với nhân vật.
- Kết thúc: Đánh giá về nhân vật và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.
b. Đoạn văn mẫu:
Đề 1. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Minh trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn”
Trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn”, nhân vật Minh là một cậu bé khá tò mò và nhiệt tình làm quen với cô bạn mới Thi Ca. Tuy nhiên, Minh không hiểu được hoàn cảnh đặc biệt của Thi Ca nên khi cô bé vô tình đụng tay vào Minh khiến chữ nhảy ra khỏi dòng, Minh bực bội kẻ một vệt dài chia đôi mặt bàn. Nhưng khi hiểu được sự tình, Minh cảm thấy hối hận lắm. Cậu bé đã nhận ra sai lầm và xóa vệt phấn, thể hiện sự ăn năn và lòng đồng cảm. Hành động này của Minh khiến em cảm thấy quý mến cậu bé hơn vì đã biết nhận lỗi và sửa sai. Chính những thay đổi đó làm Minh trở thành một nhân vật đáng mến trong câu chuyện, khiến em cảm thấy quý trọng và học hỏi được nhiều bài học về lòng thông cảm và sự sửa chữa lỗi lầm.
Đề 2. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật cậu bé trong câu chuyện “Tờ báo tường của tôi”
Trong câu chuyện “Tờ báo tường của tôi”, nhân vật chính là một cậu bé dũng cảm, tốt bụng. Điều khiến em ấn tượng nhất là khi cậu bé phát hiện người bị tai nạn bên đường, thay vì hoảng loạn hay bỏ qua, cậu đã nhanh chóng tìm cách giúp đỡ. Dù chưa biết chắc liệu mình có thể cứu được người bị nạn hay không, nhưng cậu vẫn quyết tâm chạy đến đồn biên phòng để báo tin. Hành động của cậu thật đáng khen ngợi vì sự can đảm và không ngại khó khăn. Em cảm thấy rất xúc động và cảm phục trước sự tự giác, lòng dũng cảm của cậu bé. Em rất yêu quý nhân vật này vì cậu là tấm gương sáng về lòng nhân ái, dũng cảm và sự quan tâm đến người xung quanh.
Đề 3. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật người bà trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”
Trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”, nhân vật người bà hiện lên với tình cảm sâu sắc và lòng hi sinh vô bờ bến. Dù tuổi đã cao, tóc bạc phơ, bà vẫn cặm cụi chăm sóc vườn tược, chờ đợi ngày con cháu về thưởng thức quả ngọt cuối mùa. Mỗi quả cam không chỉ là thành quả của lao động miệt mài, mà còn nhắn gửi tình yêu thương bà dành trọn cho con cháu. Dù xa con, xa cháu, bà vẫn luôn mong mỏi, yêu thương và chờ đợi giống như quả ngọt chín cuối mùa. Em cảm thấy rất xúc động và trân trọng tình yêu thương và sự kiên trì mà bà dành cho gia đình. Người bà trong bài thơ là biểu tượng của sự hi sinh, lòng tảo tần khiến em càng thêm quý trọng bà của mình hơn.
Đề 4. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Bua Kham trong câu chuyện “Trên khóm tre đầu ngõ”
Nhân vật Bua Kham trong câu chuyện “Trên khóm tre đầu ngõ” được khắc họa là một người có lòng nhân ái, yêu thương thiên nhiên. Khi nhìn thấy đàn cò con bị rơi xuống sau cơn bão, thay vì bắt chúng về nuôi như những người khác, Bua Kham quyết định đưa chúng trở lại tổ để gia đình cò được đoàn tụ. Hành động của Bua Kham khiến em cảm thấy rất xúc động. Nó không chỉ thể hiện sự quan tâm đến các loài động vật, mà còn bộc lộ tấm lòng rộng mở, đầy tình cảm với thiên nhiên. Em vô cùng cảm mến Bua Kham vì những hành động đầy tình cảm và trách nhiệm đối với môi trường xung quanh.
Đề 5. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật người mẹ trong bài thơ “Trong lời mẹ hát”
Nhân vật người mẹ trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của tác giả Trương Nam Hương là hình ảnh của một người mẹ hiền từ, yêu thương con vô bờ bến. Điều khiến em ấn tượng nhất về người mẹ trong bài thơ là sự kiên trì và hi sinh hết lòng vì con. Mẹ không chỉ cho con những lời ru êm ái mà còn chở che con trong từng bước đi của cuộc đời. Mẹ hát những lời ca dao, đưa con qua những cánh đồng xanh, những đêm trăng sáng. Qua lời mẹ hát, con cảm nhận được hình ảnh quê hương, đất nước và tình cảm gia đình đằm thắm. Tuy thời gian làm tóc mẹ bạc trắng, lưng mẹ còng dần, nhưng tình yêu của mẹ dành cho con không hề phai nhạt. Lời mẹ ru như đôi cánh chở con bay xa, trưởng thành, vững vàng trong cuộc sống. Em cảm thấy rất xúc động khi đọc về người mẹ trong bài thơ. Bài thơ khiến em nhận ra rằng, dù con có đi đâu, mẹ vẫn là nguồn sức mạnh vô tận, mãi mãi đồng hành và yêu thương con suốt cuộc đời.
Đề 6. Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”
Em rất thích nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”. Bác nông dân là một người tốt bụng, hiền lành, có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ vạn vật xung quanh. Em ấn tượng nhất về bác nông dân là ở tấm lòng rộng mở và sự tận tình trong việc chăm sóc con chim ưng bị thương. Dù là một người nông dân vất vả với công việc đồng áng, bác vẫn không ngần ngại dành thời gian, công sức để cứu giúp một con chim. Điều này cho thấy bác không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn có lòng yêu thương đối với muôn loài. Em rất cảm mến và trân trọng tấm lòng lương thiện của bác nông dân. Câu chuyện đã khiến em nhận ra rằng lòng tốt luôn có giá trị và dù đôi khi chúng ta không mong đợi sự đền đáp, nhưng hành động nhân ái luôn mang lại những điều tốt đẹp.
Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:
- Cách viết bài văn miêu tả con vật
- Cách viết thư
- Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm
- Cách viết bài văn miêu tả cây cối
- Cách viết đoạn văn về một nhân vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT