Nói và nghe lớp 5 trang 73, 74 (Vì hạnh phúc trẻ thơ) - Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Nói và nghe: Trao đổi: Vì hạnh phúc trẻ thơ trang 73, 74 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

Nói và nghe lớp 5 trang 73, 74 (Vì hạnh phúc trẻ thơ) - Cánh diều

Quảng cáo

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1 trang 73 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:

Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.

Trả lời:

Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội tổ chức hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023) góp phần thực hiện Chương trình  của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm tuyên truyền, giáo dục về tình yêu hòa bình cho các bạn thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội – Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của các bạn; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. Các bạn thiếu niên, nhi đồng mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài (từ 6 đến 15 tuổi) đang sinh sống, học tập tại Thủ đô Hà Nội đều có thể tham gia dự thi. Với chủ đề “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, tác phẩm dự thi thể hiện nội dung về Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, về tình yêu, con người và cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh…

Quảng cáo

Đề 2 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.

Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.

HƯƠNG THẢO

Trả lời

Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Trông trăng... có ở nhiều nước Đông Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… trong đó có Việt Nam chúng tớ.

Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em nên được các em rất mong đợi, vì dịp này thường được người lớn tặng đồ chơi (thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he...) và được ăn bánh các loại.

Vào dịp Tết Trung thu, người ta làm hoặc mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi trăng rằm vừa mới lên cao. Đồng thời, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng bánh trung thu, hoa quả, trà và rượu, đây cũng là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông, bà, cha, mẹ và để mọi người săn sóc lẫn nhau.

Quảng cáo

Trong dịp Trung thu có tục múa lân, con lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa lân vào 2 đêm: 14 và 15 âm lịch. Ðám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra, còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa lân đi trước, người lớn, trẻ con đi theo sau gắn liền với niềm vui, tiếng cười con trẻ giòn giã khắp đường quê. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7, mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lãnh giải. Tuy nhiên, có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để những bô lão, người có uy tín trong cộng đồng ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “Tùng tùng tùng, cắc tùng, tùng tùng tùng…”.

Cũng trong ngày Tết Trung thu, người ta bày cỗ với bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi, chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị, như: bánh hình chú heo mẹ và bầy con, hình con cá, con cua, con thỏ... dường như bánh trung thu đã trở thành một thứ bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ngoài ra, còn treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn hoặc thả đèn hoa đăng. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái, hoa quả. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.

Cứ như thế, dư vị trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm, để lại trong lòng người những dư âm không thể nào phai. Dù cho xã hội hiện nay càng phát triển, con người càng bận rộn, thì Tết Trung thu cũng không vì thế mà phai nhạt. Nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên