Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc trang 123, 124 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc trang 123, 124 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
- Đọc: Chiền chiện bay lên
- Nói và nghe: Giới thiệu một địa điểm vui chơi
- Cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 10+ Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- 10+ Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Top 20 Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (siêu hay)
Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc trang 123, 124 lớp 5 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (Trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn của bạn Việt Hương và thực hiện yêu cầu:
Theo quy định, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ bắt buộc đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe mô tô hoặc xe đạp điện. không bắt buộc đối với người đi xe đạp. Tuy nhiên, em cho rằng đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết đường giao thông ở nước ta chưa có lần dành riêng cho người đi xe đạp. Hơn nữa, đa số người đi xe đạp là người lớn tuổi và học sinh. Vì vậy, việc di chuyển bằng xe đạp có những rủi ro. Nếu không may có tai nạn xảy ra. mũ bảo hiểm giúp người đi xe đạp tránh hoặc hạn chế những chấn thương ở đầu. Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên cũng giúp mỗi người hình thành thói quen. ý thức chấp hành Luật giao thông. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông. Vì an toàn cho chính mình, em mong mọi người hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.
Việt Hương
• Mũ: nón.
a. Câu văn mở đầu nói về điều gì?
b. Tìm các câu văn:
– Thể hiện ý kiến của bạn.
– Nói về những lí do bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình.
c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Trả lời:
a. Câu văn mở đầu nói về quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt là việc bắt buộc đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe mô tô hoặc xe đạp điện, nhưng không bắt buộc đối với người đi xe đạp.
b.
- Thể hiện ý kiến của tác giả: "Tuy nhiên, em cho rằng đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là một việc làm rất cần thiết."
- Nói về những lí do để bảo vệ ý kiến của tác giả:
+ "Hiện nay, hầu hết đường giao thông ở nước ta chưa có lần dành riêng cho người đi xe đạp. Hơn nữa, đa số người đi xe đạp là người lớn tuổi và học sinh. Vì vậy, việc di chuyển bằng xe đạp có những rủi ro."
+ "Nếu không may có tai nạn xảy ra, mũ bảo hiểm giúp người đi xe đạp tránh hoặc hạn chế những chấn thương ở đầu. Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên cũng giúp mỗi người hình thành thói quen ý thức chấp hành Luật giao thông."
c. Câu cuối đoạn văn nói về mong muốn của tác giả, đó là mong mọi người hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp vì an toàn cho chính mình.
Ghi nhớ Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc thường có: – Câu mở đầu: Giới thiệu hiện tượng, sự việc. – Các câu tiếp theo: + Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối hiện tượng, sự việc. + Đưa ra một số lí do để bảo vệ ý kiến đó. – Câu kết thúc: Thể hiện suy nghĩ, mong muốn... về hiện tượng, sự việc. |
Câu 2 (Trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cùng bạn trao đổi:
a. Chọn một trong hai sự việc dưới đây để bảy tỏ ý kiến của em:
Trả lời:
a. Em tán không tán thành học sinh tiểu học tự đi bộ đi học.
b. Lí do không tán thành:
+ Đi bộ không an toàn, các em còn quá bé để có kĩ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông (kể cả đi bộ)
+ Đi bộ rất mệt, các em chưa đủ sức khỏe nếu quãng đường quá xa.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ như bắt cóc,…
* Vận dụng
Trả lời:
Ríu ran: Mô tả âm thanh mềm mại và du dương của tiếng hót, tạo ra một cảm giác êm dịu và dễ chịu.
Hài hoà: Gợi lên hình ảnh về âm điệu của tiếng hót, đồng thời nhấn mạnh sự cân đối và hòa mình của nó trong tự nhiên.
Thanh thản: Mô tả trạng thái tinh thần thanh bình và hạnh phúc mà tiếng hót của chim mang lại, khiến người nghe cảm thấy bình yên và hạnh phúc.
Trả lời:
Em thích từ ngữ "ríu ran" vì nó mang lại cảm giác êm dịu và tạo ra một không gian thanh bình, dễ chịu khi nghe tiếng hót của chim chiền chiện. Từ "hài hoà" gợi lên hình ảnh về âm điệu du dương và cân đối của tiếng hót, tạo nên một sự hòa mình với tự nhiên và môi trường xung quanh. Từ "thanh thản" mô tả cảm xúc bình yên và hạnh phúc mà tiếng hót của chim mang lại, khiến em cảm thấy thư thái và tĩnh lặng.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Thơ viết cho ngày mai
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Bài ca về mặt trời
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Bên ngoài Trái Đất
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Vào hạ
- Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 2
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST