10+ Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 (hay nhất)

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Dàn ý chung Bài văn kể chuyện sáng tạo

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

II. Các dạng dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo

1. Dàn ý Bài văn kể chuyện sáng tạo: Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.

+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.

+ Kết bài: Kể kết thúc của câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật.  

2.  Dàn ý Bài văn kể chuyện sáng tạo: Tưởng tượng và kể sáng tạo câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

Quảng cáo

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo (có thể thêm lời thoại, thêm lời kể, lời tả,..).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

3. Dàn ý Bài văn kể chuyện sáng tạo: Tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

+ Thân bài: Kể lại và sáng tạo kết thúc khác cho câu chuyện.

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

4. Dàn ý mẫu:

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 1

Đề 1: Nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

1. Mở Bài

Giới thiệu về không gian, thời gian xảy ra câu chuyện: được ông chủ đưa về một làng quê.

Quảng cáo

2. Thân Bài

Nội dung câu chuyện

- Một hôm đi ngang qua chợ, các ông thầy bói xôn xao muốn được biết hình dáng của "tôi".

- Trong làng ai cũng có mong muốn được một lần trông thấy con vật đó một lần trong đời

- Năm ông thầy bói tiến lại gần "tôi" và bắt đầu sờ, mỗi người đưa ra một ý kiến, không ai chịu ai:

+ Ông thầy thứ nhất: Con voi sun sun như con đỉa

+ Ông thầy thứ hai: Con voi chần chần như cái đòn càn

+ Ông thầy thứ ba: Con voi bè bè như cái quạt thóc

+ Ông thầy thứ tư: Con voi sừng sững như các cột đình

+ Ông thầy thứ năm: Con voi tua tủa như cái chổi xể cùn

- Năm ông thầy bói tranh cãi không ai chịu nhường ai đến nỗi đánh nhau suýt sứt đầu mẻ trán.

- Bác trưởng làng thấy vậy bèn tiến đến lại gần can ngăn và giải thích.

- Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên vỗ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói.

3. Kết Bài

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện Thầy bói xem voi.

Quảng cáo

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 2

Đề 2: Đóng vai người hàng xóm của anh chàng có Lợn cưới, áo mới kể lại câu chuyện thú vị này. Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

1. Mở bài

- Giới thiệu bản thân: là hàng xóm của anh chàng kì quặc.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh câu chuyện

- Đang vớt bèo thì thấy anh hàng xóm đứng gần đó.

b. Diễn biến câu chuyện

- Anh hàng xóm thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chí vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. 

- Lại có một anh khác chạy qua hỏi về "con lợn cưới" của anh ta. Anh hàng xóm không trả lời mà khoe ngay vạt áo mới của mình.

- Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lợn sổng, lẽ ra anh ta phải nhanh chạy đi tìm nó. Với dáng bộ hớt ha hớt hải thì khi gặp người, câu đầu tiên mà anh ta phải hỏi chính là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” mới hợp lí. Thật bất ngờ khi anh ta lại hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Việc gì anh phải nói “lợn cưới” ở đây. Rõ ràng câu hỏi đó của anh chứa đựng hai mục đích. Một là đi tìm lợn. Hai là anh khoe của nhưng nội dung nghiêng về khoe của hơn vì khi đọc, ta sẽ phải nhấn giọng ở từ “lợn cưới”.

c. Bài học rút ra

- Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.

- Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.

- Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.

3. Kết bài

- Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

- Câu chuyện là bài học bố ích cho bản thân em. Trong học tập và trong cuộc sống em không được coi khinh những bạn có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là em phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 3

Đề 3: Trong vai mụ vợ, hãy kể lại câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

1. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh sống của "tôi" - người đàn bà vùng chài đã ngoài sáu mươi.

2. Thân bài

- Cuộc trò chuyện giữa "tôi" với lão chồng đánh cá về câu chuyện bắt được cá vàng.

- Những tham vọng vật chất và quyền lực của "tôi" và những lần ép chồng ra gọi cá:

+ Lần 1: Đòi cái máng lợn mới

+ Lần 2 : Đòi ngôi nhà mới

+ Lần 3: Đòi làm nữ hoàng

+ Lần 4: Đòi làm nhất phẩm phu nhân

=> Được đáp ứng → Ngày càng lộng quyền, tham lam

+ Lần 5: Đòi làm Long Vương ngự trị long cung, bắt cá vàng hầu hạ

=> Tham vọng lên đến đỉnh điểm → Không được như ý, trở về cảnh nghèo nàn xưa

- Niềm ân hận muộn màng trong "tôi".

3. Kết bài

Bài học rút ra: Những của cải do chính bàn tay và lao động của mình làm ra mới bền vững và tồn tại mãi, điều dễ dàng có được cũng dễ dàng đánh mất nếu không biết trân trọng.

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 4

Đề 4: Đóng vai cá vàng, hãy kể lại câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về bản thân: là cá vàng quen cuộc sống tung tăng, tự do nơi biển cả.

2. Thân bài

a. Câu chuyện gặp ông lão đánh cá

- Vô tình bị vướng vào lưới của ông lão, "tôi" vô cùng lo sợ.

- Sau sự cầu xin, ông lão nhân hậu đã thả "tôi" về với biển cả tự do.

- Vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của ông lão, tôi đã bảo ông có việc gì cứ gọi tôi.

b. Câu chuyện những yêu cầu của vợ ông lão

- Đòi cá vàng đền cho một cái máng lợn mới

- Đòi cá vàng đền một cái nhà rộng

- Đòi cá vàng cho làm một bà nhất phẩm phu nhân

- Đòi cá vàng cho làm nữ hoàng

- Đòi cá vàng cho làm Long Vương

Làm nữ hoàng vẫn chưa thỏa mãn, mụ vợ lại bắt ông lão ra đòi tôi cho mụ trở thành Long Vương ngự trên mặt biến để tôi hầu hạ và làm theo mọi ý muốn của mụ.

=> Những yêu cầu cứ ngày một tăng tiến, tham lam, vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của kẻ "ăn cháo đá bát" đã khiến tôi nổi giận và biến tất cả mọi thứ về vị trí cũ.

3. Kết bài

- Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 5

Đề 5: Trong vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện con hổ có nghĩa

1. Mở bài

- Giới thiệu về mình

- Giới thiệu về sự việc kì lạ gắn liền với con hổ có nghĩa.

2. Thân bài

a. Câu chuyện của chính mình:

- Một đêm nọ, tôi bỗng nghe tiếng gõ cửa đầy thúc giục.

- Ra mở cửa nhưng chẳng thấy ai, trong thâm tâm lấy làm lạ lùng lắm. Chưa kịp định hình, tôi bỗng thấy một con hổ vụt vào nhà cõng tôi đi.

- Tỉnh dậy, tôi thấy con hổ dùng một chân ôm lấy tôi chạy như bay, hễ có bụi rậm thì lại rẽ lối chạy vào rừng sâu.

- Đỡ đẻ cho hổ cái.

- Hành động biết ơn của hổ đực dành cho tôi.

- Nhờ có mười lạng bạc biết ơn của hổ mà năm đó tôi sống sót qua nạn đói.

b. Câu chuyện về người tiều phu ở huyện Lạng Giang:

- Có một người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa cây cỏ lay động không ngừng.

- Lấy làm lạ, bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán trắng, cúi đầu lấy chân móc họng, đào bới đất, nhảy lên, vật xuống. Bác nhìn kĩ thì thấy một chiếc xương bò to đang chắn họng hổ ta.

- Bác giúp hổ lấy chiếc xương bò ấy ra.

- Hổ cảm ơn bằng cách biếu bác một con nai rừng.

- Nhiều năm sau khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, mỗi năm vào dịp giỗ bác lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.

3. Kết bài

Bà đỡ Trần bày tỏ cảm xúc về con hổ có nghĩa.

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 6

Đề 6: Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

1. Mở Bài

Giới thiệu vắn tắt câu chuyện về mụ vợ tham lam và ông lão đánh cá đáng thương, tội nghiệp.

2. Thân Bài

a. Ông lão ra biển cầu xin cá vàng

- Lão lại đi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ.

- Lão vừa xót xa vừa đau đớn khi nhận thấy sự đổi thay đến điên rồ của vợ mình

- Ra tới biển:

+ Sóng to dữ dội, điên cuồng từng đợt như muốn nhấn chìm hết tất thảy

+ Bầu trời u ám, thê lương

- Lão gọi cá vàng lên và bày tỏ ước muốn của mụ vợ

- Cá vàng từ chối trong giận dữ, hứa sẽ cho mụ ta một bài học đích đáng

b. Ông lão trở về nhà

- Ngôi nhà cao rộng, xa hoa biến mất chỉ còn lại túp lều cũ rách nát

- Mụ vợ ngồi bên chiếc máng lợn sứt mẻ, nước mắt ngắn dài trong niềm ân hận

- Ông lão động viên, an ủi mụ->hai người sống bình yên với công việc thường ngày, trân quý và hài lòng với những gì đang có

c. Một thời gian sau,nhờ sự giúp đỡ của cá vàng:

- Ngôi nhà được dựng lại vững chãi hơn

- Được ân huệ cho một cô con gái làm bạn với vợ chồng lão khi tuổi già

3. Kết Bài

- Từ đó, mọi người sống hạnh phúc, vui vẻ bên những người hàng xóm.

Dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo - mẫu 7

Đề 7: Kể lại câu chuyện Cây bút thần theo lời kể của em

1. Mở bài 

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật Mã Lương: cậu bé có hoàn cảnh nghèo khó nhưng tài năng và có đạo đức.

2. Thân bài 

a. Giấc mơ kì diệu

- Một đêm, cậu nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, cậu gặp một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho cậu một cây bút và nói: “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”.

- Cụ già biến mất và cậu bé giữ được cây bút thần trong tay.

b. Giúp người nghèo

- Cậu dùng cây bút thần vẽ giúp cho tất cả những người nghèo trong vùng. Nhà nào không có cày, vẽ cày cho. Nhà nào không có cuốc, vẽ cuốc cho. Nhà nào không có đòn, Mã Lương vẽ cho đòn,...

c. Trừng trị lên địa chủ tham lam

- Tên địa chủ sai đầy tớ tới bắt cậu bé và bắt cậu phải vẽ cho hắn những gì hắn muốn.

- Biết đó là tên địa chủ tham lam nên cậu không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì.

- Mã Lương trốn thoát khỏi nhà tên địa chủ và trừng trị hắn thích đáng bằng chính cây bút của mình.

d. Trừng trị tên vua tham lam độc ác

- Mã Lương bị vua bắt về cung, do không làm theo ý vua nên cậu bị đe dọa.

- Sau cùng cậu đã vẽ sóng biển để trừng trị tên vua gian ác.

3. Phần Kết bài

- Sau khi tên vua tham lam và gian ác chết, Mã Lương đi đâu không ai biết.

- Nhưng mọi người đều tin rằng cậu luôn sống có ích cho mọi người.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên