Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 lớp 5 - Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
- Đọc: Một người hùng thầm lặng
- Luyện từ và câu: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- Cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- 10+ Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Top 20 Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng (siêu hay)
Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 lớp 5 - Kết nối tri thức
Câu 1 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.
Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút,... bằng nhựa sau khi sử dụng. Việc làm này cần chấm dứt ngay. Vì sao vậy? Vì rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người. Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được. Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt. Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước. Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí. Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người. Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng phản đối việc vứt bừa bãi rác thải nhựa. Điều đó giúp cộng đồng thay đổi được nhận thức và chấm dứt hành động đáng chê trách này. (Theo Phan Thế An) |
a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?
b. Tác giả đưa ra những lí do, dẫn chứng gì để bảo vệ ý kiến của mình?
c. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.
d. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
Trả lời:
a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân trong đời sống.
b. Tác giả đưa ra những lí do và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình như sau:
– Lí do: Rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người.
+ Dẫn chứng 1: Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được.
+ Dẫn chứng 2: Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt.
+ Dẫn chứng 3: Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước.
– Lí do: Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí.
+ Dẫn chứng 1: Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người.
c. Em xác định các phần của đoạn văn:
+ Mở đầu: từ đầu đến “sau khi sử dụng”
+ Triển khai: từ “Việc làm này cần chấm dứt” đến “sẽ gây bệnh cho con người”.
+ Kết thúc: từ “Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng” đến hết.
d. Em chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn như sau:
Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng.
– Bố cục của đoạn văn
– Cách sắp xếp các lí do phản đối
– Cách lựa chọn từ ngữ thể hiện ý kiến phản đối
Trả lời:
Khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
– Đoạn văn phải đảm bảo có đủ ba phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
– Cần có cách sắp xếp các lí do phản đối cho phù hợp, có logic và có trình tự.
– Lựa chọn từ ngữ thể hiện ý kiến phản đối có chọn lọc, dùng từ đắt, trúng và ngắn gọn.
Ghi nhớ
Đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng thường có 3 phần:
– Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của người viết.
– Triển khai: Trình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.
– Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến phản đối hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
* Vận dụng
Trả lời:
Em trao đổi với người thân ý kiến phản đối của em về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Đồ nhựa dùng một lần là đồ nhựa không thể tận dụng cho các lần sử dụng sau, chỉ có thể tiêu huỷ và loại bỏ sau sử dụng. Có đáng để sử dụng đồ nhựa dùng một lần không? Tất nhiên là không! Bởi lẽ, về mặt kinh tế đồ nhựa dùng một lần cơ hồ có lợi vì chi phí rẻ. Đổi lại, về mặt môi trường, rất khó để tính toán phương án xử lí và tái chế nhựa sử dụng một lần – chúng vẫn độc, vẫn có hại như nhựa thông thường, đặc biệt, số lượng của chúng là rất nhiều! Ngoài ra, sức khoẻ của con người luôn cần được đặt lên hàng đầu. Rất khó để kiểm chứng xem có hay không và với số lượng bao nhiêu các hạt vi nhựa, chất độc từ nhựa dùng một lần đi vào cơ thể ta. Có lẽ, việc ngưng sử dụng và không tiếp tay cho nhựa dùng một lần được chuyền từ tay người này tới tay người khác là điều nên làm!
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT