Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức| Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức| Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

1. Các khái niệm cơ bản về tập hợp

1.1. Tập hợp

• Có thể mô tả một tập hợp bằng một trong hai cách sau:

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp;

Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

‑ a ∈ S: phần tử a thuộc tập hợp S.

‑ a ∉ S: phần tử a không thuộc tập hợp S.

Chú ý: Số phần tử của tập hợp S được kí hiệu là n(S).

Ví dụ:

- Cho tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, lớn hơn 5 và nhỏ hơn 15.

+ Ta mô tả tập hợp A bằng hai cách như sau:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp: A = {6; 8; 10; 12; 14};

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phẩn tử: A = { n∈ ℕ| n ⁝ 2, 5 < n < 15}.

+ Tập hợp A có 5 phần tử, ta viết: n(A) = 5.

+ 10 thuộc tập hợp A, ta viết 10 ∈ A.

+ 15 không thuộc tập hợp A, ta viết 15 ∉ A.

Tập hợp không chứa phần tử nào được gọi là tập rỗng, kí hiệu là ∅ .

Ví dụ:

+ Tập hợp các nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0 là tập rỗng;

+ Tập hợp những người sống trên Mặt Trời là tập rỗng.

1.2. Tập hợp con

• Nếu mọi phần tử của tập hợp T đều là phần tử của tập hợp S thì ta nói T là một tập hợp con (tập con) cỉa S và viết là T ⊂ S (đọc là T chứa trong S hoặc T là tập con của S).

- Thay cho T ⊂ S, ta còn viết S ⊃ T (đọc là S chứa T).

- Kí hiệu T ⊄ S để chỉ T không là tập con của S.

Nhận xét:

- Từ định nghĩa trên, T là tập con của S nếu mệnh đề sau đúng:

∀ x, x ∈ T ⇒ x ∈ S.

- Quy ước tập rỗng là tập con của mọi tập hợp.

• Người ta thường minh họa một tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Minh họa T là một tập con của S như sau:

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ví dụ: Cho các tập hợp: T = {2; 3; 5}, S = {2; 3; 5; 7; 9}, M = {2; 3; 4; 5}.

- Tập hợp T là tập con của tập hợp S (do mọi phần tử của T đều thuộc S).

- Tập hợp M không là tập hợp con của tập hợp S (do có phần tử 4 thuộc M nhưng không thuộc S).

1.3. Hai tập hợp bằng nhau

- Hai tập hợp S và T được gọi là hai tập hợp bằng nhau nếu mỗi phần tử của T cũng là phần tử của tập hợp S và ngược lại. Kí hiệu là S = T.

- Nếu S ⊂ T và T ⊂ S thì S = T.

Ví dụ: Cho 2 tập hợp: S = {n | n là bội chung của 2 và 3; n < 20} và T = {n | n là bội của 6; n < 20}.

Ta có: S = {0; 6; 12; 18};

T = {0; 6; 12; 18}.

Vậy S = T.

2. Các tập hợp số

2.1. Mối quan hệ giữa các tập hợp số

- Tập hợp các số tự nhiên ={0;1;2;3;4;} .

- Tập hợp các số nguyên  gồm các số tự nhiên và số nguyên âm:

={;-3;-2;-1;0;1;2;3;}.

- Tập hợp các số hữu tỉ  gồm các số được viết dưới dạng phân số ab , với a,b,b0 .

Số hữu tỉ còn được biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

- Tập hợp các số thực   gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ. Số vô tỉ là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

- Mối quan hệ giữa các tập hợp số: .

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ví dụ: Cho tập hợp B = {– 1; 2; 4; 10}.

- Tập hợp B chứa số – 1 không phải là số tự nhiên nên B không là tập con của .

- Tập hợp B gồm các số nguyên: – 1; 2; 4; 10 nên B là tập con của .

- Các số nguyên cũng là các số hữu tỉ và cũng là các số thực, nên B cũng là tập con của  và .

2.2. Các tập con thường dùng của  

- Một số tập con thường dùng của tập số thực :

+ Khoảng:

(a;b)={x|a<x<b}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

 (a;+)={a|x>a}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

(-;b)={x|x<b}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

(-;+)

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

+ Đoạn

[a;b]={x|axb}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

+ Nửa khoảng

[a;b)={x|ax<b}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

(a;b]={x|a<xb}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

[a;+)={x|xa}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

(-;b]={x|xb}

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

‑ Kí hiệu + ∞: Đọc là dương vô cực (hoặc dương vô cùng).

‑ Kí hiệu – ∞: Đọc là âm vô cực (hoặc âm vô cùng).

‑ a, b gọi là các đầu mút của đoạn, khoảng hay nửa khoảng.

Ví dụ:

+ Ta có: 5 < x ≤ 10 thì ta viết x ∈ (5; 10].

+ Ta có: D = {x | x < 3} = (– ∞; 3).

3. Các phép toán trên tập hợp

3.1. Giao của hai tập hợp

Tập hợp gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T gọi là giao của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∩ T.

S ∩ T ={x | x ∈ S và x ∈ T}.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ví dụ: Cho 2 tập hợp: A = {5; 7; 8} và B = {1; 2; 4; 5; 8}.

Giao của 2 tập hợp trên là tập hợp C = A ∩ B = {5; 8}.

3.2. Hợp của hai tập hợp

- Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc tập hợp T gọi là hợp của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∪ T.

S ∪ T = {x | x ∈ S hoặc x ∈ T}.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ví dụ: Cho 2 tập hợp: S = {1; 2; 3; 5} và T = {2; 4; 6; 7}.

Tập hợp là hợp của hai tập hợp trên là K = S ∪ T = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.

3.3. Hiệu của hai tập hợp

- Hiệu của hai tập hợp S và T là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T, kí hiệu là S \ T.

S \ T = {x | x ∈ S và x ∉ T}.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

- Nếu T ⊂ S thì S \ T được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu CST.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Chú ý: .

Ví dụ:  Cho các tập hợp: S = {1; 2; 3; 4; 5; 7; 8}; T = {4; 5; 6; 7; 8; 9}; X = {x | x là các số nguyên dương nhỏ hơn 9}.

Ta có: S \ T = {1; 2; 3};

T \ S = {6; 9}.

Lại có: X = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

Vì mọi phần tử của tập S đều thuộc tập X nên S ⊂ X.

Phần bù của S trong X là X \ S = CXS = {6}.

Bài tập Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Bài 1. Hãy viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử.

a) A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20.

b) B là tập hợp các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Hướng dẫn giải

a) Các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20 là: 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18.

Ta viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử như sau:

A = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}.

Tập hợp A có 7 phần tử, ta viết n(A) = 7.

Ngoài ra ta cũng có thể viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:

A = {x | x ⁝ 3; x < 20}.

b) Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Do đó: B = {Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị}.

Tập hợp B có 5 phần tử, ta viết n(B) = 5.

Bài 2. Cho A = {3; 5}, B = {3; x}, C = {5; y} và D = {m; n}. Tìm x, y, m, n để A = B = C và CD= .

Hướng dẫn giải

+ Ta có: A = B = C khi mọi phần tử của A đều thuộc B và C.

Do đó: x = 5 và y = 3.

+ Để CD=  thì m và n phải khác 3 và 5.

Bài 3. Cho các tập hợp: A={x|x3,x<10}  và B={x|x2,x<10} .

a) Viết tập hợp A và B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Xác định các tập hợp A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A.

Hướng dẫn giải

a) Vì A={x|x3,x<10}  nên A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 10.

Do đó: A = {0; 3; 6; 9}.

B={x|x2,x<10}  nên B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2 và nhỏ hơn 10.

Do đó: B = {0; 2; 4; 6; 8}.

b) A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B} = {0; 6};

A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = {0; 2; 3; 4; 6; 8; 9};

A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B} = {3; 9};

B \ A = {x | x ∈ B và x ∉ A} = {2; 4; 8}.

Bài 4. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.

a) [– 3; 1) ∪ (0; 4];

b) (− 2; 15) ∪ (3; + ∞);

c) (− 12; 3] ∩ [− 1; 4];

d) \ (2; + ∞).

Hướng dẫn giải

a) [– 3; 1) ∪ (0; 4] = [– 3; 4]

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

b) (− 2; 15) ∪ (3; + ∞) = (− 2; +∞)

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

c)(− 12; 3] ∩ [− 1; 4] = [− 1; 3]

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

d)  \ (2; + ∞) = (− ∞; 2]

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Bài tập tự luyện

Bài 1. Tập hợp A gồm các số tự nhiên có 2 chữ số và chia hết cho 5. Biểu diễn tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.

Bài 2. Cho biết mỗi tập hợp sau có bao nhiêu tập hợp con, tìm tất cả các tập hợp con của tập hợp sau:

a) A = {1; 2}

b) B = {1; 2; 3}

c) C = {x ∈ ℝ | 2x2 – 5x + 2 = 0}

d) D = {x ∈ ℚ | x2 – 4x + 2 = 0}

Bài 3. Tìm A ∩ B; A ∪ B; A \ B; B \ A với

a) A = {2; 4; 7; 8; 9; 12}; B = {2; 8; 9; 12}.

b) A = {x ∈ ℚ | 2x2 – 3x + 1 = 0}; B = {x ∈ ℝ | |2x – 1| = 1}

Bài 4. Xác định các tập hợp A, B sao cho:

A ∩ B = {0; 1; 2; 3; 4}; A \ B = {–3; –2}; B \ A = {6; 9; 10}.

Bài 5. Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}; B = {1; 2; 3; 4};

C = {2; 4; 6; 8}. Hãy xác định: CA B; CA C; CA (B ∪ C).

Học tốt Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Các bài học để học tốt Tập hợp và các phép toán trên tập hợp Toán lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên