Giải Toán 10 trang 52 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 10 trang 52 Tập 2 trong Bài 22: Ba đường conic Toán 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 52.

Giải Toán 10 trang 52 Tập 2 Kết nối tri thức

Luyện tập 4 trang 52 Toán 10 Tập 2: Cho hypebol (H): x2144y225=1. Tìm các tiêu điểm và tiêu cự của (H). 

Quảng cáo

Lời giải:

Ta có: a2 = 144, b2 = 25, nên c = a2+b2=144+25=169=13

Vậy hypebol có hai tiêu điểm là F1(– 13; 0), F2(13; 0) và có tiêu cự 2c = 2 . 13 = 26. 

HĐ5 trang 52 Toán 10 Tập 2: Cho parabol (P): y = 14x2. Xét F(0; 1) và đường thẳng Δ: y + 1 = 0. Với điểm M(x; y) bất kì, chứng minh rằng MF = d(M, Δ) ⇔ M(x; y) thuộc (P).

Quảng cáo


Lời giải:

Ta có: MF=x2+y12

d(M, ∆) = y+102+12=y+1.

+) Giả sử MF = d(M, ∆), ta cần chứng minh M(x; y) thuộc (P). 

Thật vậy, MF = d(M, ∆)

Bình phương cả hai vế của phương trình trên ta được:

x2 + (y – 1)2 = (y + 1)2 

⇔ x2 – 4y = 0 ⇔ y = 14x2

Vậy M thuộc (P). 

+) Giả sử M(x; y) thuộc (P), ta cần chứng minh MF = d(M, Δ).

M(x; y) thuộc (P) nên y = 14x2 hay x2 = 4y, thay vào biểu thức tính MF ta có: 

MF = x2+y12=4y+y12=4y+y22y+1

=y2+2y+1=y+12=y+1 =d(M, ∆). 

Vậy MF = d(M, Δ).

HĐ6 trang 52 Toán 10 Tập 2: Hoạt động 6 trang 52 SGK Toán lớp 10 Tập 2: Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F và đường chuẩn Δ. Gọi p là tham số tiêu của (P) và H là hình chiếu vuông góc của F trên Δ. Chọn hệ trục tọa độ Oxy có gốc O là trung điểm của HF, tia Ox trùng tia OF (H.7.27). 

a) Nêu tọa độ của F và phương trình của ∆. 

b) Giải thích vì sao điểm M(x; y) thuộc (P) khi và chỉ khi 

xp22+y2=x+p2

Xét (P) là một parabol với tiêu điểm F và đường chuẩn Δ

Quảng cáo

Lời giải:

a) 

+) Khoảng cách từ F đến ∆, chính là FH và chính bằng tham số tiêu của (P) nên HF = p. 

Lại có O là trung điểm của HF nên HO = OF = 12HF=p2

Điểm F thuộc trục Ox và nằm bên phải điểm O và cách O một khoảng bằng OF nên tọa độ của F là Fp2;0

Điểm H thuộc trục Ox và nằm bên trái điểm O và cách O một khoảng bằng OH nên tọa độ của H là H-p2;0

+) Đường thẳng ∆ đi qua điểm H-p2;0 và vuông góc với trục Ox, do đó phương trình của ∆ là x = -P2 hay ∆: x+p2=0

b) Ta có: MF = xp22+y2.

d(M, ∆) = x+p212+0=x+p2.

+) Giả sử M thuộc (P), ta cần chứng minh xp22+y2=x+p2

Thật vậy, vì M thuộc (P) nên MF = d(M, ∆). 

xp22+y2=x+p2

+) Giả sử xp22+y2=x+p2, ta cần chứng minh M thuộc (P). 

Thật vậy, vì xp22+y2=x+p2 nên MF = d(M, ∆). 

Vậy M thuộc (P). 

Lời giải bài tập Toán 10 Bài 22: Ba đường conic hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên