Giải Toán 11 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 11 trang 13 Tập 1 trong Bài 1: Góc lượng giác Toán 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Toán 11 trang 13.

Giải Toán 11 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1: Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có dạng là:

a) π2+kπk;

b) kπ4k.

Lời giải:

a) Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2, được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+π=3π2, được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+2π nên cũng được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+3π=3π2+2π nên cũng được biểu diễn bởi điểm N.

Quảng cáo

Vậy với k chẵn thì các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi điểm M, với k lẻ thì các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi điểm N khi đó ta có hình vẽ sau:

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

b) Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là 0, được biểu diễn bởi điểm A;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là π4, được biểu diễn bởi điểm M;

Quảng cáo

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là 2π4=π2 được biểu diễn bởi điểm B;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là 3π4 được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 4 thì có góc lượng giác có số đo góc là 4π4=π được biểu diễn bởi điểm A’;

Với k = 5 thì có góc lượng giác có số đo góc là 5π4 được biểu diễn bởi điểm M’;

Với k = 6 thì có góc lượng giác có số đo góc là 6π4=3π2 được biểu diễn bởi điểm B’;

Với k = 7 thì có góc lượng giác có số đo góc là 7π4 được biểu diễn bởi điểm N’;

Quảng cáo

Với k = 8 thì có góc lượng giác có số đo góc là 8π4=2π+0 nên được biểu diễn bởi điểm A;

Vậy các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi các điểm A, M, B, N, A’, M’, B’, N’. Khi đó ta có hình vẽ sau:

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Bài 8 trang 13 Toán 11 Tập 1: Vị trí các điểm B, C, D trên cánh quạt động cơ máy bay trong Hình 16 có thể biểu diễn cho các góc lượng giác nào sau đây?

Bài 8 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Bài 8 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

+) Xét các góc lượng giác có số đo π2+kπk

Với k chẵn ta có các góc lượng giác có số đo π2+kπk được biểu diễn bởi điểm B;

Với k lẻ ta có các góc lượng giác có số đo π2+kπk được biểu diễn bởi điểm B’(0; – 1).

Vì vậy các điểm B, C, D không thể biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo π2+kπk.

+) Xét các góc lượng giác có số đo π6+k2π3k

Với k = 0 ta có góc lượng giác có số đo π6 được biểu diễn bởi điểm D.

Với k = 1 ta có góc lượng giác có số đo π6+2π3=π2 được biểu diễn bởi điểm B.

Với k = 2 ta có góc lượng giác có số đo π6+2.2π3=7π6 được biểu diễn bởi điểm C.

Với k = 3 ta có góc lượng giác có số đo π6+3.2π3=π6+2π được biểu diễn bởi điểm D.

Vì vậy các góc lượng giác có số đo π6+k2π3k được biểu diễn bởi các điểm B, C, D.

+) Xét các góc lượng giác có số đo π2+kπ3k

Với k = 0 ta có góc lượng giác có số đo π2 được biểu diễn bởi điểm B.

Với k = 1 ta có góc lượng giác có số đo π2+π3=5π6 được biểu diễn bởi điểm M.

Với k = 2 ta có góc lượng giác có số đo π2+2π3=7π6 được biểu diễn bởi điểm C.

Với k = 3 ta có góc lượng giác có số đo π2+3π3=3π2 được biểu diễn bởi điểm B’.

Với k = 4 ta có góc lượng giác có số đo π2+4π3=11π6=π6+2π được biểu diễn bởi điểm D.

Với k = 5 ta có góc lượng giác có số đo π2+5π3=13π6=π6+2π được biểu diễn bởi điểm N.

Với k = 6 ta có góc lượng giác có số đo π2+6π3=π2+2π được biểu diễn bởi điểm B.

Ví vậy các điểm B, C, D không thể biểu diễn cho các góc lượng giác có số đo là π2+kπ3k.

Bài 9 trang 13 Toán 11 Tập 1: Hải lí là một đơn vị chiều dài hàng hải, được tính bằng độ dài một cung chắn một góc α=160ο của đường kinh tuyến (Hình 17). Đổi số đo α sang radian và cho biết 1 hải lí bằng khoảng bao nhiêu ki lô mét, biết bán kính trung bình của Trái Đất là 6 371 km. Làm tròn kết quả hàng phần trăm.

Bài 9 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

Ta có: Bài 9 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Độ dài cung chắn góc α là: α.R = π10 800.6 371 1,85 km.

Vậy 1 hải lí bằng 1,85 km.

Hoạt động khởi động trang 13 Toán 11 Tập 1: Hình bên biểu diễn xích đu IA có độ dài 2m dao động quanh trục IO vuông góc với trục Ox trên mặt đất và A’ là hình chiếu của A lên Ox. Tọa độ s của A’ trên trục Ox được gọi là li độ của A và (IO, IA) = α được gọi là li độ góc của A. Làm cách nào để tính li độ dựa vào li độ góc?

Hoạt động khởi động trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

Kẻ AH vuông góc với IO tại H

Hoạt động khởi động trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Xét tam giác AHI vuông tại H, có:

AH = sinα . IA = 2sinα (m).

AH cũng chính là li độ của A nên s = 2sinα.

Hoạt động khám phá 1 trang 13 Toán 11 Tập 1: Trong Hình 1, M và N là điểm biểu diễn của các góc lượng giác 2π3π4 trên đường tròn lượng giác. Xác định tọa độ của M và N trong hệ trục tọa độ Oxy.

Hoạt động khám phá 1 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của điểm M xuống trục Ox và Oy; gọi E, F lần lượt là hình chiếu của điểm N trên trục Ox và Oy.

Hoạt động khám phá 1 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Đặt (OA, OM) = α, (OA, ON) = β.

+) Xét tam giác MHO vuông tại H, có:

MH = sinMOH^.MO = sinMOH^

Ta có MOH^+AOM^=180° nên sinMOH^ = sinAOM^.

⇒ MH = sinAOM^ = sinα.

Mà MH = OK nên OK = sinα hay tung độ điểm M bằng sinα.

Ta lại có: OH = cosMOH^.MO = cosMOH^

MOH^+AOM^=180° nên cosMOH^ = -cosAOM^

⇒ OH = -cosAOM^ = – cosα do đó hoành độ của điểm M bằng cosα.

Vậy tọa độ điểm M là (cosα; sinα) = cos2π3;sin2π3=12;32.

+) Xét tam giác ONE vuông tại E, có:

NE = sinNOE^.ON = sinNOE^

NOE^= -β

⇒ NE = – sinβ.

Mà NE = OF nên OF = – sinβ do đó tung độ điểm N bằng sinβ.

Ta lại có: OE = cosNOE^.ON = cosNOE^

⇒ OE = cosβ nên hoành độ của điểm M bằng cosβ.

Vậy tọa độ điểm N là

(cosβ; sinβ) = Hoạt động khám phá 1 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải bài tập Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên