Giải Toán 12 trang 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 12 trang 12 Tập 2 trong Bài 1: Nguyên hàm Toán 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 12 trang 12.

Giải Toán 12 trang 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Bài 5 trang 12 Toán 12 Tập 2: Tìm:

a) x2x32dx;                              b) sin2x2dx;

c) tan2xdx;                                     d) 23x.3xdx

Lời giải:

a) x2x32dx=x4x212x+9dx=4x312x2+9xdx

=x44x3+92x2+C.

b) sin2x2dx=1cosx2dx=12dx12cosxdx=12x12sinx+C.

c) tan2xdx=1cos2x1dx=1cos2xdxdx=tanxx+C

d) 23x.3xdx=8x.3xdx=24xdx=24xln24+C

Bài 6 trang 12 Toán 12 Tập 2: Kí hiệu h(x) là chiều cao của một cây (tính theo mét) sau khi trồng x năm. Biết rằng sau năm đầu tiên cây cao 2 m. Trong 10 năm tiếp theo, cây phát triển với tốc độ h'x=1x(m/năm).

a) Xác định chiều cao của cây sau x năm (1 ≤ x ≤ 11).

b) Sau bao nhiêu năm cây cao 3 m?

Lời giải:

Quảng cáo

a) Chiều cao của cây sau x năm là:

hx=h'xdx=1xdx=lnx+C (1 ≤ x ≤ 11).

Có h(1) = 2 nên  ln1 + C = 2 => C = 2.

Do đó hx=lnx+2,1x11.

b) Cây cao 3 m tức là lnx+2=3lnx=1x=e2,72.

Vậy sau khoảng 2,72 năm thì cây cao 3 m.

Bài 7 trang 12 Toán 12 Tập 2: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc v0 = 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc không đổi a = 2 m/s2. Tính quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc.

Lời giải:

Kí hiệu v(t) là tốc độ của xe, s(t) là quãng đường xe đi được cho đến thời điểm t giây kể từ khi xe tăng tốc.

Vì a(t) = v'(t) với mọi t ≥ 0 nên vt=atdt=2dt=2t+C.

Mà v(0) = 10 nên C = 10.

Do đó v(t) = 2t + 10.

st=2t+10dt=t2+10t+C.

Quảng cáo

Vì s(0) = 0 => C = 0.

Do đó s(t) = t2 + 10t.

Quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc là:

s(3) = 32 + 10.3 = 39 (m).

Hoạt động khởi động trang 12 Toán 12 Tập 2: Một ô tô đang di chuyển với vận tốc 20 m/s thì hãm phanh nên tốc độ (m/s) của xe thay đổi theo thời gian t (giây) được tính theo công thức v(t) = 20 – 5t (0 ≤ t ≤ 4). Kể từ khi hãm phanh đến khi dừng, ô tô đi được quãng đường bao nhiêu?

Lời giải:

Sau khi học xong bài này, ta giải quyết bài toán này như sau:

Xe dừng khi v(t) = 20 – 5t = 0 ⇔ t = 4.

Quãng đường xe di chuyển từ khi bắt đầu hãm phanh đến khi dừng là:

s=04vtdt=04205tdt=20t5t2204=40 (m).

Hoạt động khám phá 1 trang 12 Toán 12 Tập 2: Cho hàm số y = f(x) = x + 1. Với mỗi x ≥ 1, kí hiệu S(x) là diện tích của hình thang giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng vuông góc với Ox tại các điểm có hoành độ 1 và x.

a) Tính S(3).

b) Tính S(x) với mỗi x ≥ 1.

Quảng cáo

c) Tính S'(x). Từ đó suy ra S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên [1; +∞).

d) Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x). Chứng tỏ rằng F(3) – F(1) = S(3). Từ đó nhận xét về cách tính S(3) khi biết một nguyên hàm của f(x).

Hoạt động khám phá 1 trang 12 Toán 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

Lời giải:

a)

Hoạt động khám phá 1 trang 12 Toán 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

Gọi A(1; 0), B(3; 0), C, D lần lượt là giao điểm của đường thẳng x = 3; x = 1 với đường thẳng y = x + 1.

Khi đó C(3; 4), D(1; 2).

Ta có S(3) là diện tích của hình thang vuông ABCD với đáy bé AD = 2; đáy lớn BC = 4 và đường cao AB = 2.

Do đó S3=SABCD=AD+BC.AB2=2+4.22=6.

b)

Hoạt động khám phá 1 trang 12 Toán 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

Tương tự như câu a, ta có A(1; 0), B(x; 0), C(x; x + 1), D(1; 2).

Ta có S(x) là diện tích hình thang ABCD với đáy bé AD = 2, đáy lớn BC = x + 1 và đường cao AB = x – 1.

Do đó Sx=SABCD=AD+BC.AB2=x+3x12=x2+2x32 , x ≥ 1.

c) Có S'x=x2+2x32'=2x+22=x+1=fx.

Do đó S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên [1; +∞).

d) Vì F(x) là nguyên hàm của hàm số f(x) nên

Fx=x+1dx=x22+x+C.

Do đó F3=322+3+C=152+C; F1=122+1+C=32+C.

Suy ra F3F1=152+C32+C=6=S3.

Để tính S(3), ta cần tìm nguyên hàm F(x) của f(x) và tính S(3) = F(3) – F(1).

Thực hành 1 trang 13 Toán 12 Tập 2: Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) = ex, trục hoành, trục tung và đường thẳng x = 1 (Hình 4).

Thực hành 1 trang 13 Toán 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 12

Lời giải:

Ta có hàm số y = ex liên tục, dương trên đoạn [0; 1] .

Ta có exdx=ex+C. Suy ra một nguyên hàm của hàm số y = ex là F(x) = ex.

Do đó diện tích hình thang cong cần tính là:

S = F(1) – F(0) = e – 1.

Lời giải bài tập Toán 12 Bài 1: Nguyên hàm hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên