Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết & Bài tập Ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Ôn tập hình học và đo lường lớp 3.

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

1. Hình tròn

- Hình tròn: Tâm, đường kính và bán kính.

+ Tâm là trung điểm của đường kính.

+ Đường kính luôn gấp hai lần bán kính

- Cách dùng compa để vẽ hình tròn.

Ví dụ:

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

- Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.

- Tâm O là trung điểm của đường kính AB.

- Độ dài đường kính AB gấp hai lần độ dài bán kính OM

2. Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác

- Ghi nhớ: Muốn tính chu vi hình tam giác, tứ giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác, tứ giác đó.

Ví dụ 1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 7 cm, 10 cm và 12 cm

Quảng cáo

Lời giải

Chu vi hình tam giác là:

7 + 10 + 12 = 29 (cm)

Đáp số: 29 cm

Ví dụ 2: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là 3 dm, 4 dm, 5 dm, 6 dm.

Lời giải

Chu vi hình tứ giác là:

3 + 4 + 5 + 6 = 18 (dm)

Đáp số: 18 dm

3. Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông

Dạng 2. Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông

- Ghi nhớ:

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2

+ Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4

Quảng cáo

Ví dụ 1: Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 20 m, chiều rộng 15 m.

Lời giải

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là:

(20 + 15) × 2 = 70 (m)

Đáp số: 70 m

Ví dụ 2: Tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 7 cm

Lời giải

Chu vi hình vuông là:

7 × 4 = 28 (cm)

Đáp số: 28 cm

4. Đơn vị đo

* Đổi đơn vị

- Đơn vị đo độ dài

m

dm

cm

mm

1 m

= 10 dm

= 100 cm

= 1 000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Quảng cáo

- Đơn vị đo khối lượng

1 kg  = 1 000 g

1 000 g  = 1 kg

- Đơn vị đo thể tích

1 l = 1 000 ml

1 000 ml = 1 l

* Tính toán với đơn vị đo

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thông thường và giữ nguyên đơn vị đo (cùng đơn vị)

Ví dụ:

200 mm + 300 mm = 500 mm

1 000 g : 5 = 200 g

800 ml × 2 = 1 600 ml

5. Xem đồng hồ. Ngày – tháng

* Xem đồng hồ

+ Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 4 giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 4.

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ Giờ lẻ:

Một giờ có 60 phút, kim phút quay một vòng sẽ được 1 giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì em đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút: Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 1

+ Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút; còn được đọc 3 giờ kém 15 (tức là cần 15 phút nữa sẽ đến 3 giờ đúng)

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

* Ngày – Tháng

Một năm có 12 tháng là: Tháng Một, Tháng Hai, Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín, Tháng Mười, Tháng Mười một, Tháng Mười hai

- Số ngày trong từng tháng

+ Các tháng có 30 ngày: Tháng Tư, Tháng Sáu, Tháng Chín, Tháng Mười một

+ Các tháng có 31 ngày: Tháng Một, Tháng Ba, Tháng Năm, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Mười, Tháng Mười một, Tháng Mười hai

+ Riêng Tháng Hai có 28 hoặc 29 ngày

- Bài toán: Từ thứ, ngày, tháng cho trước, xác định ngày, tháng của các thứ trong tuần trước hoặc sau

+ Cách 1: Quan sát trên tờ lịch để tìm

+ Cách 2: Đếm dịch dần

+ Cách 3: Nếu cho thứ, ngày, tháng trước và yêu cầu tìm cùng thứ đó của tuần sau hoặc tuần trước thì ta chỉ cần cộng, trừ thêm 7

Ví dụ: Ngày 20 Tháng Tư vào Chủ nhật. Hỏi Chủ nhật tuần sau của Tháng Tư là ngày nào?

Lời giải

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Cách 1. Quan sát tờ lịch và ta thấy ngày Chủ nhật tiếp theo của tháng 4 là ngày 27

Cách 2:

Ngày 20 Tháng Tư vào Chủ nhật

Ngày 21 Tháng Tư vào Thứ Hai

Ngày 22 Tháng Tư vào Thứ Ba

Ngày 23 Tháng Tư vào Thứ Tư

Ngày 24 Tháng Tư vào Thứ Năm

Ngày 25 Tháng Tư vào Thứ Sáu

Ngày 26 Tháng Tư vào Thứ Bảy

Ngày 27 Tháng Tư vào Chủ nhật

Vậy Ngày Chủ nhật tiếp theo là ngày 27 Tháng Tư

Cách 3: Ngày Chủ nhật tiếp theo là:

20 + 7 = 27

Vậy Ngày Chủ nhật tiếp theo là ngày 27 Tháng Tư

6. Tiền Việt Nam

Các mệnh giá tiền Việt Nam

Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Bài toán rút về đơn vị liên quan đến tiền Việt Nam

- Tìm giá tiền của một đồ vật

- Tính giá tiền của số lượng đồ vật đề bài yêu cầu.

Ví dụ: Giá tiền một bắp ngô là 5 000 đồng, giá tiền 1 kg khoai lang là 15 000 đồng. Hỏi mẹ mua 5 bắp ngô và 2 kg khoai lang hết bao nhiêu tiền?

Lời giải

Giá tiền 5 bắp ngô là:

5 000 × 5 = 25 000 (đồng)

Giá tiền 2kg khoai lang là:

15 000 × 2 = 30 000 (đồng)

Mẹ mua 5 bắp ngô và 2 kg khoai lang hết tổng số tiền là:

25 000 + 30 000 = 55 000 (đồng)

Đáp số: 55 000 đồng

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên