Xác định các biến cố, mối liên hệ giữa các biến cố, biến cố đối (cách giải + bài tập)
Bài viết phương pháp giải bài tập Xác định các biến cố, mối liên hệ giữa các biến cố, biến cố đối lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định các biến cố, mối liên hệ giữa các biến cố, biến cố đối.
Xác định các biến cố, mối liên hệ giữa các biến cố, biến cố đối (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Các khái niệm:
– Kết quả thuận lợi cho một biến cố E liên quan đến phép thử T là kết quả của phép thử T làm cho biến cố đó xảy ra.
– Mỗi biến cố là một tập con của không gian mẫu Ω. Tập con này là tập tất cả các kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
– Biến cố chắc chắn là tập Ω, biến cố không thể là tập Ø.
– Biến cố đối của biến cố E là biến cố “E không xảy ra”. Biến cố đối của E được kí hiệu
Để mô tả, xác định số phần tử của biến cố, ta có thể thực hiện hai cách sau:
+ Cách 1. Đếm số kết quả thuận lợi cho biến cố đó;
+ Cách 2. Sử dụng quy tắc đếm, hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp để tính số kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
* Chú ý: Ta chỉ dùng Cách 1 để xác định xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố đó nếu số kết quả là hữu hạn và đếm được.
Xác định biến cố đối của biến cố E bằng cách mô tả biến cố “E không xảy ra”. Tập là phần bù của tập E trong không gian mẫu:
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Xét phép thử T tung con xúc xắc 6 mặt một lần và biến cố B: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số lẻ” và biến cố C: “Số chấm xuất hiện trên mặt là số nguyên tố”. Hãy mô tả biến cố B và C.
Hướng dẫn giải:
Khi gieo một con xúc xắc, các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện trên con xúc xắc là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.
⦁ Biến cố B: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số lẻ”
Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố B là B = {1; 3; 5}.
⦁ Biến cố C: “Số chấm xuất hiện trên mặt là số nguyên tố”
Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố C là C = {2; 3; 5}.
Ví dụ 2. Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất liên tiếp cho đến khi lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp hoặc cả năm lần ngửa thì dừng lại. Xác định các biến cố:
A: “Số lần gieo không vượt quá ba”;
B: “Có ít nhất 2 lần gieo xuất hiện mặt ngửa”.
Hướng dẫn giải:
Kí hiệu mặt sấp là S, mặt ngửa là N.
⦁ Biến cố A: “Số lần gieo không vượt quá ba”
Các trường hợp có thể xảy ra là: gieo 1 lần; gieo 2 lần hoặc gieo 3 lần (lần gieo cuối là mặt sấp).
A = {S; NS; NNS}.
⦁ Biến cố B: “Có ít nhất 2 lần gieo xuất hiện mặt ngửa”
Các trường hợp có thể xảy ra là: gieo 3 lần; gieo 4 lần; gieo 5 lần (lần gieo cuối là mặt sấp) và gieo 5 lần đều ngửa.
B = {NNS; NNNS; NNNNS; NNNNN}.
Ví dụ 3. Một lớp có 15 học sinh nam và 17 học sinh nữ. Gọi A là biến cố: “Lập một đội văn nghệ của lớp gồm 7 học sinh trong đó nhất thiết phải có học sinh nữ”. Hãy mô tả biến cố đối của biến cố A (Giả thiết rằng học sinh nào cũng có khả năng văn nghệ).
Hướng dẫn giải:
Biến cố đối của biến cố A: “7 học sinh trong đội văn nghệ đều là nam”.
Ví dụ 4. Gieo một con xúc xắc 2 lần.
Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:
A = {(6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)};
B = {(2; 6); (6; 2); (3; 5); (5; 3); (4; 4)};
C = {(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6)}.
Hướng dẫn giải:
Biến cố A: “Lần gieo thứ nhất xuất hiện mặt 6 chấm”.
Biến cố B: “Tổng số chấm xuất hiện bằng 8”.
Biến cố C: “Số chấm xuất hiện ở 2 lần gieo giống nhau”.
Ví dụ 5. Gieo ngẫu nhiên 3 con xúc xắc cân đối và đồng chất.
a) Hãy tìm một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể liên quan đến phép thử.
b) Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử.
c) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc là số lẻ”?
Hướng dẫn giải:
a) Biến cố “Tổng số chấm lớn hơn 2” là biến cố chắc chắn.
Biến cố “Tích số chấm bằng 70” là biến cố không thể.
b) Không gian mẫu là: Ω = {(i; j; k) | 1 ≤ i, j, k ≤ 6; i, j, k ∈ ℕ}.
c) Tích số chấm là lẻ khi số chấm trên mỗi con xúc xắc đều là số lẻ.
Số chấm lẻ có thể xuất hiện trên mỗi con xúc xắc là: {1 chấm, 3 chấm, 5 chấm}.
Do đó kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc là số lẻ” là: 3.3.3 = 27.
Ví dụ 6. Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của
a) Không gian mẫu;
b) Các biến cố:
A: “4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”;
B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”;
C: “4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”.
Hướng dẫn giải:
a) Tổng số viên bi trong hộp là: 6 + 8 + 10 = 24 (viên).
Số phần tử của không gian mẫu là:
b) – Biến cố A: “4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”.
+ Có cách chọn 2 viên bi màu trắng.
+ Có cách chọn 2 viên bi khác màu trắng.
Số cách chọn 4 viên bi trong đó có đúng hai viên bi màu trắng là:
Vậy số phần tử của biến cố A là n(A) = 4 095.
– Biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”.
Biến cố đối của B là : “4 viên bi lấy ra không có viên bi nào màu đỏ”
Số cách lấy 4 viên bi mà không có viên bi màu đỏ được chọn là .
Do đó số cách lấy 4 viên bi mà có ít nhất một viên bi màu đỏ là:
Vậy số phần tử của biến cố B là n(B) = 7 566.
– Biến cố C: “4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”.
Có 3 trường hợp thỏa mãn:
Trường hợp 1: 2 viên màu đỏ, 1 viên màu xanh, 1 viên màu trắng
⇒ Có cách lấy.
Trường hợp 2: 1 viên màu đỏ, 2 viên màu xanh, 1 viên màu trắng
⇒ Có cách lấy.
Trường hợp 3: 1 viên màu đỏ, 1 viên màu xanh, 2 viên màu trắng
⇒ Có cách lấy.
Do đó có 1 200 + 1 680 + 2 160 = 5 040 cách lấy ra 4 viên bi có đủ 3 màu.
Vậy số phần tử của biến cố C là n(C) = 5 040.
Ví dụ 7. Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau. Tính số phần tử của các biến cố:
a) A: “Số được chọn chia hết cho 5”;
b) B: “Số được chọn có đúng 2 chữ số lẻ và và hai chữ số lẻ không đứng kề nhau”.
Hướng dẫn giải:
Gọi là số có bốn chữ số đôi một khác nhau và thỏa yêu cầu bài toán (a ≠ 0).
Số cần tìm được tạo từ 10 chữ số: {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.
a) Số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Trường hợp 1: d = 5
⦁ a ≠ 0 nên a có 8 cách chọn (a ≠ d ≠ 5).
⦁ Chọn 2 trong 8 chữ số còn lại để xếp vào 2 vị trí có: cách chọn.
Có (số).
Trường hợp 2: d = 0
+ Chọn 3 trong 9 chữ số còn lại để xếp vào 3 vị trí có: cách chọn.
Có (số).
Vậy có 448 + 504 = 952 số chia hết cho 5 nên n(A) = 952.
b) Cách 1. Chọn từ 5 chữ số lẻ ra 2 chữ số lẻ và sắp theo thứ tự trên hàng ngang, có cách.
Với mỗi cách xếp trên ta xem như có 3 khoảng trống được tạo ra (một khoảng trống ở giữa và hai khoảng trống ở hai đầu).
Chọn ra 2 trong 5 chữ số chẵn và xếp vào 2 trong 3 ô trống đó (mỗi ô 1 chữ số) để được số thỏa yêu cầu đề bài, có cách.
Suy ra n(B) = 20.56 = 1 120.
Cách 2. Ta xét các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Chỉ có chữ số a, c là chữ số lẻ: có số;
Trường hợp 2. Chỉ có chữ số a, d là chữ số lẻ: có số;
Trường hợp 3. Chỉ có chữ số b, d là chữ số lẻ: có số.
Suy ra n(B) = 400 + 400 + 320 = 1 120.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Xét phép thử gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất 6 mặt hai lần. Xét biến cố A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần gieo giống nhau”. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. n(A) = 6;
B. n(A) = 12;
C. n(A) = 16;
D. n(A) = 36.
Bài 2. Rút hộp đựng 9 thẻ được ghi số 1, 2, 3, . . . , 9. Hai thẻ khác nhau bất kì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử rút ngẫu nhiên 5 thẻ. Số phần tử của biến cố B: “Rút được các thẻ ghi số 1, 2, 3 ” là
A. 15;
B. 13;
C. 84;
D. 10.
Bài 3. Gieo đồng tiền hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là
A. 2;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Bài 4. Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Số phần tử của biến cố B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn” là
A. 4;
B. 8;
C. 5;
D. 12.
Bài 5. Một hộp chứa 9 quả cầu màu đỏ và 6 quả cầu màu xanh. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 quả cầu từ hộp đó. Số phần tử của biến cố A: “Lấy được 3 quả cầu màu xanh” là
A. 15;
B. 54;
C. 455;
D. 20
Bài 6. Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 4 học sinh tên Anh. Trong một lần kiểm tra bài cũ, thầy giáo gọi ngẫu nhiên hai học sinh trong lớp lên bảng. Biến cố A: “Hai học sinh tên Anh lên bảng”. Số phần tử của biến cố là
A. 40;
B. 780;
C. 630;
D. 36.
Bài 7. Một hộp đèn có 12 bóng, trong đó có 4 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Số phần tử của biến cố: “Trong 3 bóng có ít nhất 1 bóng hỏng” là
A. 164;
B. 560;
C. 112;
D. 56.
Bài 8. Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số từ các số 0 đến 99. Số phần tử của biến cố: “Số được chọn có tận cùng là 0” là
A. 89;
B. 9;
C. 10;
D. 11.
Bài 9. Gọi S là tập các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được tạo từ tập E = {1; 2; 3; 4; 5}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Số phần tử của biến cố: “Số được chọn là số chẵn” là
A. 120;
B. 24;
C. 2;
D. 48.
Bài 10. Một nhóm 4 bạn gồm 2 nam và hai nữ được xếp ngẫu nhiên vào ngồi trên một ghế dài. Số phần tử của biến cố A: “Xếp nam và nữ ngồi xen kẽ nhau” là
A. 4;
B. 6;
C. 8;
D. 24.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều