Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

a) Nhận biết tia phân giác của một góc

- Để nhận biết một tia là tia phân giác của một góc, ta dựa vào hai dấu hiệu sau:

+ Tia nằm giữa hai cạnh của một góc.

+ Tia tạo với hai cạnh của góc ấy hai góc bằng nhau.

- Hình vẽ minh hoạ tia phân giác của một góc:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

b) Cách vẽ tia phân giác của một góc

Để vẽ tia phân giác của một góc cho trước, ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

* Phương pháp 1: Sử dụng thước đo góc

+ Đặt tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc sao cho một cạnh của thước đo trùng với một cạnh của góc.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Lấy số đo góc cần vẽ tia phân giác chia đôi.

+ Đánh dấu điểm chỉ số đo góc chia đôi.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

*Phương pháp 2: Sử dụng thước hai lề

+ Đặt 1 lề thước thẳng trùng với 1 cạnh tạo nên góc cần vẽ tia phân giác (sao cho thước thẳng nằm phía trong góc), rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Thực hiện tương tự đặt 1 lề thước thẳng trùng với cạnh còn lại của góc, rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Đánh dấu giao điểm của hai đường thẳng vừa kẻ.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

* Phương pháp 3: Sử dụng compa

+ Dựng đường tròn có tâm là đỉnh của góc và bán kính tuỳ ý.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Đánh dấu giao điểm của đường tròn vừa vẽ với hai cạnh của góc.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dựng hai cung tròn tâm là hai điểm vừa vẽ có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại một điểm nằm trong góc, đánh dấu điểm đó.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Quan sát hình vẽ sau và cho biết tia Ob có là tia phân giác của aOc^ không? Vì sao?

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải:

Từ hình vẽ trên, ta thấy:

+ Tia Ob nằm giữa hai tia Oa, Oc.

+ aOb^=bOc^ (vì cùng bằng 30o).

Vậy Ob là tia phân giác của aOc^.

Ví dụ 2. Cho xOy^=120o. Vẽ tia Ot là phân giác xOy^ bằng các cách sau đây:

a) Thước đo góc;

b) Thước hai lề;

c) Compa.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

a) Vẽ tia Ot là phân giác xOy^ bằng thước đo góc:

+ Đặt tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc sao cho một cạnh của thước đo trùng với một cạnh của góc:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Tính xOy^2=120o2=60o.

+ Đánh dấu điểm chỉ vạch 60°:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

b) Vẽ tia Ot là phân giác xOy^ bằng thước hai lề:

+ Đặt 1 lề thước thẳng trùng với cạnh Ox (sao cho thước thẳng nằm phía trong xOy^), rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Thực hiện tương tự đặt 1 lề thước thẳng trùng với cạnh Oy, rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Đánh dấu giao điểm của hai đường thẳng vừa kẻ.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

c) Vẽ tia Ot là phân giác xOy^ bằng compa

+ Dựng đường tròn tâm O và bán kính tuỳ ý.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Đánh dấu giao điểm của đường tròn vừa vẽ với hai cạnh Ox, Oy.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dựng cung tròn tâm A và cung tròn tâm B có cùng bán kính sao cho hai cung tròn này cắt nhau tại điểm M nằm trong xOy^.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

+ Dùng thước nối từ đỉnh O tới điểm M được tia phân giác.

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

3. Bài tập tự luyện

Bài 1.Tia Ob là phân giác của aOc^ trong hình vẽ nào dưới đây?

A. Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

B. Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

C. Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

D. Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Bài 2. Cho hình vẽ sau:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Tia Oy là tia phân giác của góc nào?

A. xOz^;

B. yOt^;

C. xOt^;

D. yOz^.

Bài 3. Cho hình vẽ sau, tia phân giác của xAa^ là:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

A. Tia Ay;

B. Tia Ac;

C. Tia Ab;

D. Tia Ax.

Bài 4. Cho tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc; aOb^=bOc^=20o. Khẳng định nào sau đây sai?

A. AOC^=40o;

B. Ob là tia phân giác aOc^;

C. aOb^bOc^ là hai góc kề nhau;

D. Oc là tia phân giác aOb^.

Bài 5. Xét bài toán: "Cho xOy^=70o. Nêu cách dựng tia phân giác của xOy^ bằng compa". Hãy sắp xếp một cách hợp lý các câu sau đây để có lời giải của bài toán trên.

(I). Dựng hai cung tròn tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại một điểm M nằm trong góc xOy^.

(II). Dựng góc xOy^=70o.

(III). Vẽ tia OM, đó là tia phân giác của góc xOy cần dựng.

(IV). Dựng cung tròn tâm O bán kính tuỳ ý; cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B.

Sắp xếp nào sau đây đúng?

A. (II) – (IV) – (I) – (III);

B. (II) – (I) – (III) – (IV);

C. (I) – (IV) – (II) – (III);

D. (I) – (III) – (II) – (IV).

Bài 6. Tia Am là phân giác của bAc^ nếu:

A. Am nằm giữa hai tia Ab và Ac;

B. bAm^=mAc^;

C. Ab nằm giữa hai tia Am và Ac; bAm^=mAc^;

D. bAc^=bAm^+mAc^bAm^=mAc^

Bài 7. Xét bài toán: "Cho aOc^=140o. Nêu cách dựng tia phân giác của aOc^ bằng thước đo góc". Hãy sắp xếp một cách hợp lý các câu sau đây để có lời giải của bài toán trên.

(I). Tính aOc^2=140o2=70o.

(II). Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.

(III). Đặt tâm của thước đo góc trùng với đỉnh O sao cho một cạnh của thước đo trùng với cạnh Oc.

(IV).Dựng góc aOc^=140o.

(V). Đánh dấu điểm chỉ vạch 70°.

Sắp xếp nào sau đây đúng?

A. (III) – (V) – (I) – (II) – (IV);

B. (III) – (I) – (V) – (II) – (IV);

C. (IV) – (III) – (I) – (V) – (II);

D. (IV) – (III) – (I) – (II) – (V).

Bài 8. Cho mOn^=100o và các hình vẽ sau:

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

Trình tự nào sau đây thể hiện cách vẽ tia phân giác của mOn^

A. Hình a → Hình b → Hình c → Hình d → Hình e;

B. Hình c → Hình b → Hình a → Hình d → Hình e;

C. Hình c → Hình a → Hình b → Hình d → Hình e;

D. Hình a → Hình b → Hình c → Hình e → Hình d.

Bài 9. Cho hình vẽ sau và cho biết tia OC là tia phân giác của góc nào?

Nhận biết và vẽ tia phân giác của một góc (cách giải + bài tập)

A. BAD^;

B. BOD^;

C. BCD^;

D. ABC^.

Bài 10. Cho các khẳng định sau:

(I). Mỗi góc chỉ có duy nhất một tia phân giác;

(II). Mỗi tia là tia phân giác của duy nhất một góc;

(III). Nếu tia Ot là tia phân giác của aOb^ thì Ot nằm giữa hai tia Oa và Ob;

(IV). Nếu AOB^=BOC^ thì OB là tia phân giác của AOC^.

Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định trên?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 7 có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 7 và Hình học 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên