Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (điểm cao)

Đề bài: Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (điểm cao)

Bài giảng: Đàn ghi ta của lor-ca - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Quảng cáo

I. Mở bài

- Thanh Thảo là nhà thơ luôn khát khao cách tân thơ Việt, những sáng tác của ông luôn nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực, thơ ông còn là tiếng nói cua nhưng suy tư, trăn trở về cuộc đời.

- Đàn ghi ta của Lor – ca là một trong những thi phẩm đặc sắc của ông.

Quảng cáo

- Cả bài thơ tràn ngập tiếng đàn ghi ta, đây cũng chính là hình tượng nổi bật xuyên suốt tác phẩm này.

II. Thân bài

- Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, nó có tên gọi khác là Tây Ban cầm, như vậy, tiếng đàn là biểu trưng cho đất nước Tây Ban Nha.

- Trong lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: tiếng đàn ghi ta gắn bó với vận mệnh, là tâm hồn, là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

- Ở khổ thơ đầu, chuỗi âm thanh tiếng đàn vang lên da diết “li la li la ...” gợi hình ảnh người người nghệ sĩ say sưa trong nghệ thuật, gợi không gian tràn ngập âm nhạc của Tây Ban Nha.

- Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, hình ảnh như điềm báo cho số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

- Tiếng đàn là thế giới giới của những cách tân nghệ thuật mà Lor – ca say mê:

    + “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy”: màu nâu có thể là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, của đôi mắt, màu da, mái tóc cô gái, Lor – ca sáng tác vì quê hương, tình yêu, vì tình yêu, vì chính nghệ thuật.

    + “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor – ca luôn dồi dào sức sống tuổi trẻ.

    + “tiếng ghi ta tròn bọt”: gợi đến thứ nghệ thuật trong trẻo, hoàn mĩ, tuyệt đích

- Thế nhưng, tiếng tiếng ghi ta - nghệ thuật của Lor – ca lại chịu số phận đau thương:

Quảng cáo

    + “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: dù đẹp, dù lung linh nhưng nghệ thuật ấy lại “vỡ tan” dưới tay bọn phát xít tàn ác.

   “tiếng ghi ta tòng ròng/ máu chảy”: tiếng ghi ta như hòa làm một với người nghệ sĩ, chịu chung nỗi đau, cái chết với người nghệ sĩ. Đó là sự gắn bó giữa người nghệ sĩ và nghệ thuật. Câu thơ cũng thể hiện sự phẫn uất của tác giả trước cái chết mà bọ phát xít gây ra cho Lor – ca.

- Sau khi Lor – ca chết đi, tiếng ghi ta – nghệ thuật Lor – ca vẫn không thể bị chôn vùi, thậm chí còn có sức sống mãnh liệt: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.

    + Nhưng có thể hiểu hai dòng thơ trên: sau khi Lor – ca mất, không còn ai bước tiếp con đường cách tân nghệ thuật, khiến nghệ thuật như bị bỏ hoang. Ý thơ thể hiện sự xót xa của tác giả trước cái chết của nghệ thuật.

- “Lor – ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”: chiếc ghi ta – nghệ thuật chính là phương tiện để Lor – ca từ giã thế giới hữu hạn đến với thế giới vô hạn. Chiếc ghi ta như hóa thành thứ vũ khí đầy quyền năng của người nghệ sĩ.

- Âm thanh tiếng đàn cuối bài thơ: kết cấu đầu cuối tương ứng, là sự vang vọng mãi tiếng đàn của Lor – ca trong lòng tác giả và những người yêu nghệ thuật chân chính. Là sự vĩnh cửu của nghệ thuật.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ chung về hình tượng tiếng đàn.

- Nghệ thuật: thể thơ tự do, mới lạ, đậm chất tượng trung siêu thực, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca và âm nhạc, kết hợp ngôn từ, hình ảnh độc đáo.

- Đây là bài thơ giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lor – ca thiên tài, là thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo

Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca - mẫu 1

   Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng long đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và giàu giá trị nghệ thuật.

    Tiếng đàn là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm, nhưng tiếng đàn đã được Thanh Thảo tái hiện hết sức đặc biệt:

    Những tiếng đàn bọt nước

    Tiếng đàn vốn thuộc về trường thính giác, nhưng dưới cái nhìn của Thanh Thảo nó đã được hữu hình hóa tựa như những bọt nước. Bọt nước gợi ra hình ảnh của những âm thanh tròn trịa, trong trẻo, thanh khiết nhưng đồng thời nó cũng gắn liền với sự mong manh, dễ vỡ, cũng như chính cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca vậy. Tiếng đàn còn vô cùng phóng khoáng tự do: “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, chìm đắm trong nghệ thuật của Lor-ca đã khiến cho chàng phải chịu một cái chết vô cùng đột ngột, bất ngờ.

    Đoạn thơ tiếp theo là đoạn thơ hay nhất, đặc sắc nhất miêu tả tiếng đàn với nhiều cung bậc cảm xúc, sắc thái khác nhau.

    tiếng ghi ta nâu

    bầu trời cô gái ấy

    tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

    tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

    tiếng ghi ta ròng ròng

    máu chảy

    Trong đoạn thơ này ảnh hưởng từ thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã sáng tạo một loạt hình ảnh dựa trên cơ chế tương giao chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh đầu tiên chính là tiếng ghi ta nâu, âm thanh của tiếng đàn đã được ghi lại bằng mày sắc. Bản thân màu sắc gợi ra nhiều lới nghĩa khác nhau, có thể là màu khởi nguyên của sự sống – đất; có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.

Quảng cáo

    Hình ảnh tiếng ghi ta xanh lại tiếp tục là một hình ảnh thơ đa nghĩa nữa. Có thể hiểu tiếng đàn ghi ta như là xanh biết mấy, sự chuyển đổi giữa âm thanh tiếng đàn đến sức xanh của lá, gợi nên sức sống, sự tươi non, góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của tiếng đàn. Cũng có thể hiểu tiếng đàn ghi ta làm lá xanh biết mấy, ở đây sức sống và giá trị của tiếng đàn còn to lớn và mãnh liệt hơn nữa. Nó không chỉ là giá trị tự thân của tiếng đàn mà còn có sức lao tỏa, tác động làm các sự vật, hiện tượng bừng lên sức sống, lá cây xanh hơn, cuộc đời đẹp đẽ hơn.

    Tiếp tục phát huy tài năng của mình, Thanh Thảo sáng tạo ra âm thanh thứ ba, đó là tiếng đàn tròn. Hình ảnh tiếng đàn tròn đã xuất hiện ở đầy tác phẩm đến đây lại được lặp lại một lần nữa. Tiếng đàn bọt nước biểu tượng cho sự tròn trịa, long lanh, nếu ở đầu bài thơ mới chỉ là dự cảm về sự mong manh, dễ vỡ thì đến đây đã trở thành hiện thực. Động từ “vỡ tan” đã một lần nữa khẳng định sự mong manh ấy, nó diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ.

    Cuối cùng là hình ảnh “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” vô cùng ám ảnh người đọc. Đến đây tiếng đàn thực sự đã trở thành sinh thể sống, không chỉ tồn tại với giá trị tinh thần vô hình mà dường như nó còn có cả thể xác – hữu hình. Bởi vậy, khi bị hủy diệt, bị chà đạp nó vỡ tan thành muôn ngàn dòng máu. Một số phận đầy đau thương, bi thảm trước sự tàn sát đẫm máu của chủ nghĩa phát xít. Cảm nhận nỗi đau thuộc vể thể xác của tiếng đàn vốn được coi là thuộc về tinh thần, cho thấy sự đồng điệu, tri âm của Thanh Thảo với tiếng đàn hay chính với người nghệ sĩ Lor-ca.

    Đoạn thơ đã sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác để cảm nhận tiếng đàn qua những hình khối, màu sắc khác nhau. Ở đây có thể hiểu khi người nghệ sĩ Lor-ca bị sát hại thì nghệ thuật của chàng không còn nguyên vẹn, nó vỡ ra, tan ra thành các mảng, mảnh màu sắc và hình khối.

    không ai chôn cất tiếng đàn

    tiếng đàn như cỏ mọc hoang

    giọt nước mắt vầng trăng

    long lanh trong đáy giếng

    Khi so sánh tiếng đàn của Lor-ca với cỏ, Thanh Thảo đã khẳng định sức sống bất tử, mãnh liệt của tiếng đàn. Tuy nhiên hai câu thơ đầu nghiêng về sắc thái nuối tiếc, xót xa, câu thơ buông ra như một tiếng thở dài. Thanh Thảo xót xa không chỉ bởi cái chết của Lor-ca mà còn bởi di nguyện ông để lại sau khi chết, đó là phải chôn thứ nghệ thuật trác tuyệt mà ông sáng tạo để thế hệ sau có thể tiếp tục cách tân nghệ thuật. Nhưng không một ai dám làm điều đó, bởi họ không đủ bản lĩnh, tài năng để vượt qua. Hình ảnh thơ tiếp, lại là một sự kết hợp hết sức lạ giữa hai hình ảnh giọt nước mắt và vầng trăng. Tác giả tối giản hoàn toàn quan hệ từ, cũng chính vì vậy mà đem đến cho câu thơ nhiều cách hiểu. Nếu là quan hệ từ “của” câu thơ sẽ là niềm xót xa đau đớn của vầng trăng trước cái đẹp. Nếu là quan hệ từ “như”, giọt nước mắt ở đây không còn là giọt nước mắt thông thường mà trở nên vĩ đại, đẹp đẽ, trong sáng. Dù hiểu theo cách nào, giọt nước mắt nào nó cũng đều thể hiện sự tiếc nối, xót thương cho cái đẹp, cái tài.

    Bài thơ khép lại bằng âm thanh “li-la li-la li-la ….” , âm thanh đó chứng tỏ sự bất tử của Lor-ca trong cuộc đời cũng như trong lòng mọi người, đúng theo quy luật “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Đồng thời tạo ra dư ba cho tác phẩm, khi lượng ngôn tư ít ỏi của bàn thơ đã kết thúc.

    Hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo, xuất sắc của Thanh Thảo mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp với hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca đã góp phần truyền tải đầy đủ thong điệp của tác phẩm. Những cảm nhận sâu sắc về tiếng đàn cho thấy sự tri âm sâu sắc với tài năng, phẩm chất của Lor-ca. Cùng với đó là sự vận dụng sáng tạo những hình ảnh, ngôn ngữ thơ hiện đại, các yếu tố tượng trưng siêu thực tài tình đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca - mẫu 2

   Trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo đã sử dụng chính lời thơ của Lor-ca để làm đề từ cho tác phẩm của mình: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Chỉ với lời đề từ này cũng đã có thể khẳng định vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng của hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm này. Đây là hình tượng đầy sức hút, đầy ám thị, ám ảnh đối với người đọc, bởi nó chất chứa những ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

    Tiếng đàn tràn ngập tác phẩm, từ khi tác phẩm được mở ra, cho đến những câu thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng dư âm vang vọng của nó thì vẫn còn mãi ván vương trong long người đọc.

    những tiếng đàn bọt nước

    Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

    li-la li-la li-la

    Những câu thơ đầu tiên gợi cho chúng ta về hình ảnh của tiếng đàn tròn trịa, được vươn mình, được sống, được làm nên những áng nghệ thuật đặc sắc. Nhưng bên cạnh đó lại vô cùng mong manh, yếu ớt. Tiếng đàn kia cũng chỉ tựa như bọt nước, đẹp, tròn , lung linh đấy nhưng lại có thể dễ dàng tan vỡ bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là thứ nghệ thuật mà Lor-ca đã dày công tạo nên. Tiếng đàn đó được sống trong không gian văn hóa đậm chất Tây Ban Nha, với những trận đấu bò, những người đấu sĩ nổi tiếng. Nhưng sắc đỏ gắt kia cũng nhưng một điềm chẳng lành dự cảm về số phận bất hạnh của nghệ thuật và người nghệ sĩ.

    Và quả thực những điềm báo đó đã trở thành hiện thực. Tiếng đàn thanh khiết, đẹp đẽ đã bị chế độ độc tài tàn sát dã man:

    tiếng ghi ta nâu

    bầu trời cô gái ấy

    tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

    tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

    tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.

    Tiếng ghi ta trở thành điệp khúc trong bài thơ, đây đồng thời cũng là khổ thơ khắc họa rõ nét nhất vẻ đẹp cũng như số phận của tiếng đàn. Tiếng đàn mang trong mình những hoài bão, những mơ ước lớn lao “tiếng ghi ta nâu” “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”. Tiếng ghi ta đó chính là quá trình, là cả khát khao canh tân nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó không chỉ đong đầy niềm tin, hi vọng mà còn đong đầy khát khao,tình yêu quê hương đất nước. Nhưng cuối cùng tiếng đàn, hay chính người tạo tác ra tiếng đàn cũng không thể chống lại sự khắc nghiệt của chế độ độc tài. Người nghệ sĩ hi sinh, thứ nghệ thuật đẹp đẽ bị thiêu hủy. Tiếng ghi ta tròn mong manh ở khổ đầu đến đây vỡ tan, vỡ cả mơ ước và hi vọng. Nhịp thơ như trùng lại, lắng xuống cảm xúc xót thương, đau đớn đến tận cùng. Bởi vậy tiếng ghi ta càng trở nên đau đớn và bi phẫn hơn “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Sự đau đớn, uất nghẹn đã không thể kìm nén trong lòng mà bật ra thành dòng máu đỏ tươi. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Thanh Thảo đã tạc rõ nỗi đau đớn, uất nghẹn đến tận cùng trước bi kịch cuộc đời của một người nghệ sĩ thiên tài.

    Liệu có phải thứ nghệ thuật trác tuyệt đó sẽ bị vĩnh viễn chôn vùi. Liệu hậu thế không bao giờ có thể thưởng thức thứ nghệ thuật đẹp đẽ đó? Nhưng không. Dù bị tàn sát, dù bị tận diệt, những tiếng đàn – nghệ thuật chân chính ấy vẫn mạnh mẽ sống, mạnh mẽ vươn lên:

    không ai chôn cất tiếng đàn

    tiếng đàn như cỏ mọc hoang

    giọt nước mắt vầng trăng

    long lanh trong đáy giếng.

    Có phải không ai bận tâm đến việc chôn cất tiếng đàn, hay không ai có thể thực hiện được việc chôn cất thứ nghệ thuật tuyệt mĩ đó. Có lẽ phải là nghĩa thứ hai mới đúng, bởi thứ nghệ thuật đó không ai có đủ khả năng để vươn lên, nó sẽ trở thành kim chỉ nam, chỉ đường dẫn lối để người nghệ sĩ thoát ra khỏi lối mòn, những công thức sáo mòn trước đây. Tiếng đàn được ví như cỏ hoang, tuy hoang dại mà sức sống vô cùng mạnh mẽ, trong bất cứ điều kiện nào dù gian nan khắc khổ cũng có thể vươn lên, hướng đến ánh sáng. Hình ảnh thơ “giọt nước mắt vầng trăng” là một hình ảnh đa nghĩa khi tác giả tối giản liên từ, cho phép người đọc có những trường liên tưởng khác nhau, từ đó làm đã dạng phong phú thêm ý nghĩa cho tác phẩm. Nhưng dù có bao nhiêu cách hiểu đi chăng nữa thì vầng trăng chính là nghệ thuật, là vẻ đẹp của nhân cách cao đẹp người nghệ sĩ. Dù ở bất cứ không gian, thời gian nào nó cũng là vầng trăng lung linh, tỏa rạng.

    Cùng với hình tượng người nghệ sĩ, tiếng đàn đã góp phần tạo nên thành công cho Thanh Thảo. Tiếng đàn cùng hình tượng người nghệ sĩ đàn cài, hòa quyện vào nhau. Tiếng đàn chính là đời sống tình thần của Lor-ca và nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã để lại cho hậu thế. Tiếng đàn đan cài, hòa quyệ mà vẫn vô cùng tách bạch thể hiện những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.

    Đàn ghita của Lor-ca đã đưa người đọc đến với thế giới nghệ thuật trác tuyệt, đem đến cho chúng ta những tình cảm nghệ thuật đẹp đẽ. Đồng thời qua tác phẩm này ta cũng có thể hiểu được những nỗ lực cách tân không ngừng của Thanh Thảo trong quá trình đổi mình, cách tân nghệ thuật.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

dan-ghi-ta-cua-lor-ca.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên