10+ Bạo lực gia đình nghị luận (điểm cao)
Bạo lực gia đình nghị luận điểm cao, hay nhất được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn có thêm bài văn hay để tham khảo từ đó viết văn hay hơn.
- Dàn ý Bạo lực gia đình nghị luận
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 1)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 2)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 3)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 4)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 5)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 6)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 7)
- Bạo lực gia đình nghị luận (mẫu 8)
10+ Bạo lực gia đình nghị luận (điểm cao)
Dàn ý Bạo lực gia đình nghị luận
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Bạo lực gia đình.
II. Thân bài
1. Bạo lực gia đình là gì?
- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.
2. Biểu hiện của bạo lực gia đình
- Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
- Tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động.
- Không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực trong gia đình.
- Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực.
- Khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
- Do ghen tuông.
4. Hậu quả của bạo lực gia đình
- Đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người.
- Hôn nhân gia đình tan vỡ.
- Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật.
5. Biện pháp khắc phục
- Tuyên truyền về pháp luật.
- Tuyên truyền sâu rộng bộ luật "bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình.
- Hoàn thành tốt chương trình ”toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận: Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 1
Bạo lực gia đình là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Bạo lực tức là hành hung, dùng sức mạnh tay chân để trấn áp, khống chế và làm tổn hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của những người thân trong gia đình.
Hành vi này thường xuất hiện ở người đàn ông. Trong một gia đình, đúng ra cả vợ và chồng đều phải bình đẳng trước pháp luật. Thế nhưng, nhiều gia đình, người chồng lại cho rằng mình là người vai trên, còn vợ là vai dưới và cứ thế người đàn ông ngang nhiên cho mình cái quyền có thể đánh, chửi vợ. Thật vô lí khi có những anh chồng đánh vợ chỉ vì cái lý do là anh ta đang say, không kiểm soát được hành vi của mình. Hay tàn nhẫn và đau đớn hơn là những ông chồng ham mê cờ bạc, hút chích, về nhà đánh đập vợ con để đòi tiền đốt vào những ván bài đen đỏ. Thật đau đớn và bất hạnh cho những gia đình nào đang rơi vào tình trạng như thế.
Bạo lực gia đình hàng ngày vẫn diễn ra ở đâu đó trong xã hội, làm thương tổn biết bao trái tim yếu mềm của phụ nữ và trẻ thơ, làm phá vỡ trật tự xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường. Nạn nhân của bạo lực gia đình thường là những người yếu ớt, không có khả năng phản kháng, chống cự. Họ đang từng ngày bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần mà không thể nào tự giải thoát cho chính mình.
Vậy nguyên nhân của bạo lực gia đình do đâu mà thành? Đó là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao chế độ nam quyền ở người đàn ông. Do sự nhẫn nhục, cam chịu và không có thái độ phản kháng của người phụ nữ nên hành vi này càng được sức tiếp diễn. Do sự thiếu hiểu biết cùng thói bạo lực của người chồng, do tình yêu của hai vợ chồng chưa thực sự đủ lớn để thấu hiểu và cảm thông cho nhau dẫn đến chỉ có cách giải quyết bằng bạo lực. Bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả nặng nề và đau khổ cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 2
Trẻ em được ví như những mầm non tương lai của xã hội, cần được yêu thương và bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế đau lòng là không ít trẻ em đang trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình - nơi đáng lẽ phải là mái ấm an toàn nhất. Vấn nạn này không chỉ khiến trẻ chịu tổn thương về thể chất mà còn hủy hoại tinh thần và tương lai của các em.
Bạo lực gia đình đối với trẻ em được biểu hiện dưới nhiều hình thức: đánh đập, chửi bới, bỏ mặc, lạm dụng tinh thần hoặc cưỡng ép lao động quá sức.Một câu chuyện đau lòng là năm 2020 có một bé gái 8 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị cha dượng bạo hành đến tử vong đã khiến cả xã hội bàng hoàng. Câu chuyện ấy không chỉ phản ánh sự thiếu trách nhiệm của người lớn mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chủ yếu xuất phát từ tư duy sai lệch và áp lực cuộc sống. Một số bậc cha mẹ vẫn giữ tư tưởng “thương cho roi cho vọt”, coi việc dùng vũ lực là cách để giáo dục trẻ. Ngoài ra, những người trưởng thành bị áp lực kinh tế hoặc tinh thần dễ trút giận lên con cái - những đối tượng yếu thế và không thể tự bảo vệ mình. Tệ hơn, trong nhiều gia đình, trẻ em còn bị bạo hành bởi chính người thân hoặc người giám hộ do sự thờ ơ, thiếu quan tâm từ các thành viên khác.
Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em là vô cùng nghiêm trọng. Về thể chất, trẻ em có thể bị chấn thương, tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Về tinh thần, các em phải sống trong sợ hãi, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, hoặc trở nên tự ti, thu mình. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực gia đình thường có xu hướng phát triển lệch lạc về nhân cách, thậm chí tiếp tục vòng luẩn quẩn bạo lực khi trưởng thành.
Để ngăn chặn bạo lực gia đình đối với trẻ em, cần có sự phối hợp đồng bộ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, cha mẹ và người lớn cần nhận thức rõ ràng rằng bạo lực không bao giờ là cách giáo dục hiệu quả. Hãy thay thế bạo lực bằng tình yêu thương, sự thấu hiểu và phương pháp giáo dục tích cực. Mặt khác, cộng đồng cần chủ động phát hiện và lên tiếng trước các trường hợp trẻ bị bạo hành, không để nạn nhân sống trong cảnh cô lập. Pháp luật cũng cần được thực thi nghiêm minh hơn để trừng phạt những hành vi bạo lực, bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Trẻ em là món quà quý giá mà xã hội cần nâng niu và bảo vệ. Chấm dứt bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ là trách nhiệm của từng gia đình, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, để mỗi trẻ đều có cơ hội lớn lên trong tình yêu thương và môi trường lành mạnh.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 3
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ để ta trở thành người công dân có ích cho xã hội. Dẫu biết vị trí, vai trò, ý nghĩa của gia đình nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy mặt trái của nó. Đó là bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình. Mâu thuẫn, cãi vã được giải quyết qua vũ lực và trở thành bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, các thành viên trong gia đình với nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự lan rộng không ngừng của hành vi bạo lực gia đình. Nhận thức của nhiều người trong chúng ta vẫn chưa được sáng rõ. Hầu hết mọi người cho rằng người chồng có quyền “dạy dỗ” vợ. Xã hội cùng bản thân người chồng cho họ có quyền “dạy dỗ” và người vợ cũng như các bé gái luôn có suy nghĩ cam chịu. Kinh tế cùng tệ nạn xã hội chính là yếu tố làm gia tăng bạo lực gia đình. Khi nhu cầu không được đáp ứng dễ khiến con người thêm nóng giận.
Hậu quả của bạo lực gia đình đó là những tổn thương không bao giờ có thể bù đắp được. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất với những thương tích lớn nhỏ khác nhau. Có trường hợp còn dẫn đến tử vong như vụ án người chồng ở Bình Phước trong cơn say lấy búa đập vợ đến chết. Ảnh hưởng thứ hai là tác động về sức khỏe tinh thần. Nạn nhân của bạo lực luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, cảm thấy thất vọng vào cuộc sống và tâm trí họ luôn nhen nhóm ý định tự tử.
Giải pháp của vấn nạn bạo lực gia đình luôn là thách thức lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội. Điều chúng ta có thể làm chỉ là cố gắng phòng chống và đẩy lùi nó. Phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức, trình độ của mọi người. Đẩy mạnh xây dựng phong trào gia đình văn hóa, tổ chức các hội thi phòng chống bạo lực gia đình, gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Việc lựa chọn hôn nhân và người bạn đời cũng cần phải hết sức cẩn trọng để chắc chắn bạn của tương lai đủ bao dung cho nhau không gây bạo lực. Nhà nước, pháp luật phải có biện pháp xử lý người gây ra hành vi bạo lực. Từng cá nhân hãy dũng cảm cất lên tiếng nói bảo vệ bản thân và gia đình mình. Mỗi người hãy tự xây dựng cho mình một trái tim với tình yêu đủ lớn để yêu thương, gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Bạo lực gia đình là vấn nạn của toàn xã hội. Ai cũng cần chú ý các hành tinh, ứng xử. Đứng trước những ảnh hưởng xấu của bạo lực gia đình. Chúng ta có thể phòng tránh để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Hạnh phúc trong tầm tay khi bạn biết trân trọng và gìn giữ. Hãy để yêu thương làm tan biến tối tăm, để tất cả chúng ta đều được tận hưởng hạnh phúc gia đình.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 4
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Vì thế đây là một vấn đề đáng được chúng ta quan tâm và bàn luận. Bạo lực gia đình có ở mỗi gia đình nó không phân biệt giàu nghèo, bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, nếu một trong hai người có tính nóng nảy không nhường nhịn nhau trong một phút bất đồng thì bạo lực gia đình sẽ xảy ra.
Bạo lực gia đình thường bị che giấu vì nạn nhân không muốn tố cáo, khiến tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, tính cách vũ phu của người chồng, hoặc thiếu giải pháp phù hợp. Ngoài ra, việc xử lý bạo lực gia đình chưa đủ mạnh mẽ cũng góp phần khiến tình trạng này tiếp tục diễn ra.
Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân và kẻ bạo hành. Nạn nhân bị sang chấn tâm lý, dễ bị trầm cảm, sợ hãi, nhút nhát và cảm thấy cô đơn. Người bạo hành không chịu tổn thương nhiều về thể xác nhưng sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc từ pháp luật, mất đi người thân yêu. Mỗi ngày có khoảng một đến hai gia đình gặp phải bạo lực, và nạn nhân sẽ phải sống trong nỗi sợ hãi, tổn thương tâm lý kéo dài. Giải pháp là tăng cường xử lý nghiêm minh và xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa bạo lực gia đình.
Gia đình, xã hội cần phải lên tiếng chống lại hành vi bạo lực gia đình có thế tình trạng này mới có thể giảm bớt. Bạo lực gia đình như là một kẻ phá hoại hạnh phúc, phá hoại yêu thương nếu chúng ta thực sự không tỉnh táo xử lý một cách đúng đắn. Nó luôn tồn tại và hiện hữu nếu một trong hai người không nhường nhịn nhau và tìm thấy tiếng nói chung.
Riêng bản thân, mặc dù chưa thực sự đủ lớn để hiểu hết về hôn nhân và gia đình, nhưng em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mình có thể hiểu biết trong mọi tình huống và có cách ứng xử phù hợp. Em sẽ tham gia các đội tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, góp phần làm giảm bớt tình trạng bạo lực và xây dựng nếp sống văn hóa văn minh.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 5
Bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần, và kinh tế cho các thành viên trong gia đình, thông qua các hình thức như đánh đập, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân, hay kiểm soát tài chính. Những hành vi này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân mà còn tạo ra tác động tiêu cực đến sự ổn định của gia đình và xã hội. Dưới góc độ xã hội học, bạo lực gia đình gây ra nhiều vấn đề xã hội, bao gồm sự bất ổn trong quá trình phát triển của cả gia đình và cộng đồng.
Bạo lực gia đình gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nạn nhân cũng như các thành viên khác trong gia đình, làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Trong các trường hợp nghiêm trọng như thương tích, khủng hoảng, lây nhiễm bệnh, hay thai ngoài ý muốn, gánh nặng đối với y tế là rất lớn.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ không chỉ gây tổn hại về thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến lực lượng lao động và nền kinh tế. Nghiên cứu ở Canada cho thấy 30% phụ nữ bị chồng bạo hành phải nghỉ việc do chấn thương, và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Ở Ấn Độ, nạn nhân bạo lực gia đình phải nghỉ việc trung bình 7 ngày, trong khi nghiên cứu tại Nicaragua cho thấy thu nhập của phụ nữ bị bạo hành thấp hơn 46% so với phụ nữ không bị bạo lực.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tạo ra gánh nặng lớn cho hệ thống bảo trợ xã hội, yêu cầu hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Để bảo vệ họ, cần có các cơ sở tạm lánh và hỗ trợ lâu dài như nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần, cũng như các chính sách giải quyết vấn đề xã hội phát sinh. Bạo lực gia đình thường dẫn đến tan vỡ gia đình, trẻ em thiếu chăm sóc, mồ côi, hoặc mắc bệnh lây nhiễm, tạo áp lực lớn lên hệ thống bảo trợ xã hội, vốn đã quá tải.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn tạo gánh nặng cho hệ thống giáo dục. Học sinh là nạn nhân trực tiếp hoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường gặp phải rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập, dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao. Nếu không bỏ học, các học sinh này có thể gặp vấn đề về nhân cách như trầm cảm, quấy phá, hoặc bạo lực với giáo viên và bạn học, gây khó khăn cho nhà trường. Ở một số quốc gia, trường học phải tuyển thêm giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh này.
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia đình. Việc xóa bỏ bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 6
Mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ và mang lại cảm giác bình yên, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay, một số gia đình lại đối mặt với bạo lực, một vấn đề xã hội đáng lo ngại. Bạo lực gia đình đang trở thành nỗi đau và cần được giải quyết kịp thời để bảo vệ hạnh phúc và an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi tồi tệ, thường liên quan đến việc chồng đánh vợ, cha mẹ đánh con, và thậm chí là con cái ngược đãi cha mẹ. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ người đàn ông trong gia đình, có thể do sa vào tệ nạn xã hội, không quan tâm đến gia đình, thậm chí còn mang nợ về nhà. Trong khi người vợ ngày đêm làm lụng vất vả nuôi con, cô ấy còn phải gánh thêm những khó khăn do nợ nần, và chịu đựng những đe dọa từ chủ nợ. Mặc dù kiên cường đến đâu, người phụ nữ vẫn phải chịu đựng những thử thách khó khăn mà khó ai có thể chịu nổi.
Bạo lực gia đình là cơn ác mộng của mọi gia đình và quốc gia, vậy nên để hạn chế bạo lực gia đình thì cần có sự phối hợp của cả hai phía, từ gia đình và từ cả xã hội. Nhà nước cần đưa ra những luật lệ nhằm trừng phạt thích đáng cho những kẻ bạo lực gia đình, xã hội cần lên án mạnh mẽ những con người có hành vi bạo lực gia đình và đứng lên bảo vệ người bị hại. Từ phía gia đình thì các thành viên trong gia đình phải thương yêu và đùm bọc nhau mà điểm mấu chốt là ở người chồng, họ cần phải có thái độ tích cực với hạnh phúc gia đình, chăm lo và quan tâm, yêu thương mái ấm của mình.
Bạo lực gia đình là một hành vi vô cùng vô cùng xấu xa, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới chọn cánh dùng đến vũ lực để giải quyết vấn đề. Chúng ta đề là con người cơ mà, chúng ta đều có suy nghĩ và có thể tự hiểu được, thậm chí chúng ta còn là gia đình máu mủ, chúng ta đều yêu thương và giúp đỡ nhau vậy nên đừng vì vài phút nóng giận mà gây ra những vụ bạo lực không đáng có. Là con người thì phải biết lắng nghe và quan sát, chỉ có như thế thì hạnh phúc mới dài lâu, cuộc sống hôn nhân mới êm ấm.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 7
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ vợ chồng thường là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực tinh thần ít được chú ý hơn so với bạo lực thể chất, còn bạo lực tình dục thường ít khi được nạn nhân đề cập. Ngoài ra, một số hành vi bạo lực gia đình vẫn bị coi là hợp pháp hoặc có thể chấp nhận được, và chính những quan niệm này đã nuôi dưỡng và duy trì bạo lực trong gia đình.
Người gây ra các hành vi bạo lực chủ yếu là phía người chồng, trong đó có nhiều hành vi nghiêm trọng như: Phá phách, đánh đập vợ… Bạo lực giữa vợ và chồng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng với các gia đình trẻ có nguy cơ cao hơn vì chưa thích nghi với cuộc sống chung cũng như trách nhiệm với gia đình.
Trong xã hội hiện đại, nhiều người phụ nữ thành đạt trở thành lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hoặc làm công tác xã hội và đoàn thể, nhưng tại nhiều gia đình gặp phải sự phản kháng từ phía người chồng, với quan niệm truyền thống mang tính gia trưởng, người chồng phải làm chủ gia đình. Người vợ thành đạt như vậy sẽ làm cho người chồng tự ti, mặc cảm, không chấp nhận sự thành đạt của vợ và hệ quả là dần dần dẫn đến xung đột, mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình.
Gia đình và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Con cái, khi trưởng thành và hiểu được các khía cạnh của cuộc sống, có thể giúp kiềm chế hành vi bạo lực giữa cha mẹ. Gia đình và họ hàng cũng có thể đóng vai trò hòa giải mâu thuẫn thông qua động viên và khuyên bảo. Bên cạnh đó, hàng xóm cũng cần phát hiện sớm các mâu thuẫn gia đình và can thiệp kịp thời khi xảy ra xung đột, giúp ngăn ngừa bạo lực.
Ở vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện các quy ước mới phải được kết hợp hài hòa với “luật tục” sẽ nâng cao tính giáo dục, răn đe của quy ước, hương ước. Phát huy thế mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt khác, không được coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng nhà và những người làm công tác hòa giải phải được đào tạo, tập huấn để sàng lọc bạo lực, phát hiện bạo lực cũng như tư vấn cho người bị bạo hành.
Bạo lực gia đình nghị luận - mẫu 8
Bạo lực gia đình là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Bạo lực tức là hành hung, dùng sức mạnh tay chân để trấn áp, khống chế và làm tổn hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của những người thân trong gia đình. Hành vi này thường xuất hiện ở người đàn ông.
Trong một gia đình, đúng ra cả vợ và chồng đều phải bình đẳng trước pháp luật. Thế nhưng, nhiều gia đình, người chồng lại cho rằng mình là người vai trên, còn vợ là vai dưới và cứ thế người đàn ông ngang nhiên cho mình cái quyền có thể đánh, chửi vợ. Thật vô lí khi có những anh chồng đánh vợ chỉ vì cái lý do là anh ta đang say, không kiểm soát được hành vi của mình. Hay tàn nhẫn và đau đớn hơn là những ông chồng ham mê cờ bạc, hút chích, về nhà đánh đập vợ con để đòi tiền đốt vào những ván bài đen đỏ. Thật đau đớn và bất hạnh cho những gia đình nào đang rơi vào tình trạng như thế. Bạo lực gia đình hàng ngày vẫn diễn ra ở đâu đó trong xã hội, làm thương tổn biết bao trái tim yếu mềm của phụ nữ và trẻ thơ, làm phá vỡ trật tự xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường. Nạn nhân của bạo lực gia đình thường là những người yếu ớt, không có khả năng phản kháng, chống cự. Họ đang từng ngày bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần mà không thể nào tự giải thoát cho chính mình. Vậy nguyên nhân của bạo lực gia đình do đâu mà thành ? Đó là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao chế độ nam quyền ở người đàn ông. Do sự nhẫn nhục, cam chịu và không có thái độ phản kháng của người phụ nữ nên hành vi này càng được sức tiếp diễn. Do sự thiếu hiểu biết cùng thói bạo lực của người chồng, do tình yêu của hai vợ chồng chưa thực sự đủ lớn để thấu hiểu và cảm thông cho nhau dẫn đến chỉ có cách giải quyết bằng bạo lực. Để hạn chế và chấm dứt bạo lực gia đình, thiết nghĩ, trong các thôn xóm, xã phường cần tuyên truyền cho mọi người cũng nắm rõ về tác hại của bạo lực gia đình. Cùng với đó, người đàn ông phải giảm bớt cái tôi cao ngạo của mình, người phụ nữ thay vì cứ mãi nhẫn nhịn, chịu đựng thì phải biết giải thích cho chồng hiểu hành vi của chồng là sai và đáng bị lên án.
Hai vợ chồng cần có sự thấu hiểu và quan tâm nhau nhiều hơn, cùng ngồi lại nói chuyện để giải quyết khó khăn, khúc mắc của đôi bên trong cuộc sống. Có như vậy ta mới hạn chế được những hậu quả đáng buồn nhất do bạo lực gia đình gây ra.
Xem thêm những bài văn mẫu đạt điểm cao của học sinh trên cả nước hay khác:
- Biện pháp khuyến khích mọi người đọc sách
- Biểu cảm về một người bạn mà em yêu quý
- Biểu cảm về bạn bè
- Biểu cảm về cây đào ngày Tết
- Biểu cảm về cây hoa hồng
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều