Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác” – EC Mc Kenzie.
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 1
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 2
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 3
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 4
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 5
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 6
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 7
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 8
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 9
- Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - các mẫu khác
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác (hay, ngắn gọn)
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 1
Bạn muốn người khác mở lòng với mình, muốn họ chia sẻ tâm tư của họ với mình... Thứ duy nhất bạn có thể làm được là luôn cảm thông với họ. Giống như EC Mc Kenzie đã nói: Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Thực vậy, cảm thông là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm của mình với cảm xúc của người khác. Câu nói của Kenzie muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của cảm thông. Bước vào thế giới của người khác, không có chiếc chìa khóa nào bằng sự cảm thông. Cảm thông sẽ khiến người khác tin tưởng chúng ta hơn, dễ dàng chia sẻ những tâm sự của họ với mình. Cảm thông cũng giúp chính chúng ta học cách nhìn nhận người khác không vội vàng và thêm phần thấu hiểu họ hơn. Điều đó thực sự giúp cho cuộc sống này tốt đẹp và giảm bớt đi hận thù. Nhờ có cảm thông mà những ông bố bà mẹ hiểu con mình hơn, giúp con sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng sự chỉ dẫn của bố mẹ mình. Nhờ có cảm thông mà một vị sếp dễ dàng trao cho nhân viên của mình cơ hội được sửa sai, học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi đó họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc. Cầm chiếc chìa khóa cảm thông trong tay, bạn có thể chẳng giải quyết được sự cố của ai đó, nhưng cũng khiến họ vui vì có người đã hiểu họ. Và chúng ta cũng thật đáng buồn, vì có những thầy cô cứ mắng nhiếc học sinh vì lỗi lầm mà không biết bạn ấy đang gặp vấn đề gia đình. Có những bố mẹ vì mong muốn của bản thân mà áp đặt con cái theo ý mình để rồi cánh cửa trái tim của những đứa trẻ ấy mãi không mở ra nữa. Chỉ đến khi có sự việc đáng tiếc xảy ra mới ân hận đầy muộn màng. Là chính bản thân mình cũng vậy thôi, muốn người khác hiểu mình thì trước hết bạn phải cảm nhận được họ đang cảm thông với mình. Không có điều đó, bạn hay tôi cũng chẳng muốn mở cửa trái tim. Giá trị của cảm thông trong cuộc sống chắc chắn còn lớn hơn việc là mở cửa được trái tim người khác. Hãy bắt đầu bằng việc đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu, sẻ chia với họ để sự cảm thông không chỉ là chìa khóa mà còn là liệu pháp tinh thần mãi mãi ở có trong mỗi chúng ta.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 2
“Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim” – Piet. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng tuy nhiên khi cuộc sống ngày nay không còn quá vất vả như trước, chỉ cần một cú click chuột bạn có thể biết được chuyện gì xảy ra quanh mình, về những gì đã qua và cả những dự đoán cho tương lai phía trước thì lại phát sinh nhiều tranh giành, tính toán để thu về cho bản thân lợi ích tốt nhất. Tình thương giữa người với người trở nên “khan hiếm”, “đắt đỏ” trong cái thế giới mà công nghệ đang phát triển như huyền thoại. Lẽ nào ta đã quên mất rằng: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”-EC Mc Kenzie.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Phải chăng mình đã bỏ quên món quà tốt đẹp mà Thượng Đế ban tặng chỉ để sống với những cỗ máy vô hồn và những toan tính đang làm chính mình mệt mỏi?” Cuộc sống là một bức tranh đa sắc mà mỗi người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Như loài chim phân biệt bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim-đó là biểu hiện của sự sống, là nơi kết tinh phẩm chất “người” nhất và là “loại keo” thần kì “kết dính” ta với xã hội. Tình yêu thương đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đòng dân tộc, trở thành tiếng gọi của lương tâm tạo ra sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm xúc đẹp, biết nghĩ cho người khác, vui niềm vui của người khác, đau chung nỗi đau của những số phận bất hạnh. Đó chính là sự cảm thông, là thông điệp mà Kenzie muốn truyền tải đến chúng ta: Sự cảm thông xuất phát từ con tim, là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới, chính nó tác động lên ý thức, dẫn con người tới hành động, giúp rút ngắn khoảng cách của thời gian, không gian, vượt qua cả sự ngăn trở do bất đồng ngôn ngữ, làm những người xa lạ trở nên gắn bó với nhau, xích lại gần nhau hơn.
“Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó có những điều kì diệu”-Loilla Cather. Trái tim có thể xoa dịu nỗi đau, sự cảm thông có thể xóa tan lòng hận thù, cảm hóa được tâm hồn người khác. Thế mới biết sự cảm thông, yêu thương chân thành là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống, đó chính là hạt giống tốt để từ đó hạnh phúc đơm hoa, kết trái. Thế giới ngày hôm nay trôi đi vội vàng, mỗi con người dường như đang trong tư thế tiến ra đại dương mênh mông với một “cái đầu lạnh” chỉ toàn là tư duy, lí trí. Biển đời lạnh lẽo và tình người cũng vì thế mà đóng băng. Chính những lúc đó, trái tim yêu thương như ánh lửa được thắp lên để mang ấm áp trở về, như ngọn đèn soi sáng tư tưởng, tâm hồn ta. Sự cảm thông ấy giúp ta lắng nghe tiếng ai đó đang than khóc, giúp mắt ta thấy được những số phận éo le cần được nâng đỡ, giúp đôi chân ta chạy đến bên họ và giúp đôi tay ta dang rộng dù không thể ôm trọn cuộc đời này nhưng cũng có thể ôm lấy ai đó đang tuyệt vọng, cho họ một nơi bình yên để dựa vào. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời cộng đồng, tập thể và chính sự cảm thông, chia sẻ sẽ giúp những kiếp người bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, thất bại. Tôi mãi không quên câu chuyện của diễn giả Buscaglia: Trong một lần ông làm giám khảo cuộc thi tìm ra đứa trẻ biết quan tâm người khác nhất, người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi; người hàng xóm của em là ông lão vừa mất vợ, nhìn ông khóc em lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông, em ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Đôi khi, sự cảm thông đến từ sự im lặng, đó chính là lắng nghe và thấu hiểu. Dù cậu bé không nói gì nhưng cậu khiến ông lão cảm nhận được vẫn có người sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ nỗi mất mát của ông, ông không hề cô độc - cảm thông chính là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Hay như trong cuốn tiểu thuyết “Me before you” của nhà văn Jojo Moyes, chính tình yêu thương, sự cảm thông đã giúp Will Traynor – một ông chủ trẻ không may gặp tai nạn và phải ngồi xe lăn, sống trong tuyệt vọng đã tìm lại được niềm vui và ý chí sống vượt qua nghịch cảnh. Không chỉ hiện hữu qua những trang sách, trong cuộc sống vẫn tồn tại rất nhiều những trái tim bao la, ấm áp. Dù xa lạ hay thân quen, trong chúng ta đều ít nhất một lần dành những quan tâm, lo lắng cho một ai đó. Tôi muốn nhắc đến đóa hoa hướng dương nở dưới lòng thành phố - bông hoa của nghị lực, của lòng yêu thương – chị Lê Thanh Thúy. Dù bị căn bệnh ung thư xương hành hạ, chị vẫn tha thiết một khát vọng yêu thương và dâng hiến. Chị tham gia công tác xã hội, gây quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh ung thư. Dù giờ đây chị đã đi xa, nhưng tấm lòng của chị vẫn được nuôi dưỡng qua chương trình “Ước mơ của Thúy”. Phải chăng, để có thể thực hiện được điều này, chị cũng như những con người như chị ắt hẳn rất thông hiểu thế nào là tình yêu thương, sự cảm thông thật sự?
Cuộc sống vốn chứa đựng muôn vàn những nỗi bất hạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự thiếu thốn về vật chất đã là một nỗi đau nhưng nỗi u uất trong tâm hồn mới là điều đáng sợ hơn hết. Bệnh tật về thể xác có thể chữa bằng thuốc nhưng cái gọi là tâm bệnh thì chỉ có thể chữa lành bằng sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ chân thành. Vì thế đừng bao giờ nói rằng tôi không có điều kiện để yêu thương ai cả, vì tôi không có tiền, không có vật chất. Bởi lẽ, tình yêu thương, sự cảm thông đơn giản chỉ là một câu thăm hỏi, một cái ôm an ủi ấm áp, một nụ cười động viên chân thành,…Tình yêu thương vốn dĩ cao quý nhưng cũng thật bình dị như vậy đó!
Cuộc sống nếu như biết cho đi thì sẽ được nhận lại. Người biết đồng cảm, chia sẻ sẽ nhận được tình yêu thương, sự quý mến, biết ơn từ chính những người nhận được sự cảm thông, yêu thương; đồng thời còn nhận được sự tin yêu, tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hơn hết là niềm hạnh phúc, sự tự hào về chính mình khi đã làm được điều khiến mọi người đều vui vẻ. Cảm thông và chia sẻ giúp mọi người gần gũi nhau hơn, là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, góp phần hình thành nên xã hội văn minh, tràn ngập tình yêu thương ấm áp tốt đẹp. Khi con người biết yêu thương nhau sẽ phá bỏ những bức tường của đố kỵ, ganh đua, thù hận. Chiến tranh suy cho cùng cũng chỉ vì loài người thiếu một “trái tim biết yêu thương”. Nếu có tình yêu thương ngự trị thì con người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, thay vì chỉ có hận thù và chết chóc.
Dẫu thế, cuộc đời vẫn còn đó những trái tim vẫn đập nhưng lạc mất nhịp sống. Đó là con tim vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của người khác. Hơn hết, còn có những kẻ đã bán trái tim của mình cho quỷ dữ, vì đồng tiền, vì hư vinh mà đánh mất lương tâm, đạp đổ hạnh phúc của biết bao nhiêu người. Thật đáng lên án những kẻ tham lam, ích kỷ ấy!
“Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác” là một định lý đúng đã được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Hãy tập suy nghĩ bằng trái tim, hãy dùng tình yêu thương, sự cảm thông để khám phá, trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống này. Và chúng ta - những con người của thế hệ mới hãy quên đi những cỗ máy vô tri, hãy sống đi, sống bằng những trái tim với nhịp đập nhân ái để giữa cuộc đời hôm nay, ta bỗng cảm thấy yên lòng khi vẫn có người chờ đợi hoa cúc nở, và khi ai đó trót vấp ngã vẫn có những bàn tay giơ ra đỡ đần…
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 3
Trong thời đại hiện đại như ngày nay, tình cảm giữa con người dường như đang trở nên xa cách hơn, với cuộc sống nhanh chóng và hối hả. Với sự tách biệt ngày một tăng và tốc độ cuộc sống ngày một nhanh, con người đang cần đến sự cảm thông và chia sẻ hơn bao giờ hết. Đã từ lâu, người ta đã nói rằng "Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim của người khác." Vậy, bạn nghĩ sao về tầm quan trọng của câu nói này?
Cảm thông có thể được định nghĩa là khả năng thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và cảm nhận nỗi đau và niềm vui của người khác. Nó chỉ xuất phát từ lòng chân thành và không có bất kỳ mục tiêu cá nhân nào. Khi con người biểu hiện sự cảm thông đối với nhau, điều đó có nghĩa họ đã thấu hiểu được những khó khăn và cảm xúc mà người kia đang trải qua, và họ sẵn sàng hỗ trợ và bảo vệ. Tại đây, trái tim không chỉ đề cập đến cơ quan vật lý mà còn đề cập đến tâm hồn và tình cảm, là phương tiện để chúng ta truyền đạt và trải nghiệm cảm xúc. Trái tim biết yêu thương chính là trái tim có khả năng đồng cảm với những khổ đau mà người khác đang phải trải qua.
Cảm thông là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim. Với sự cảm thông, con người có thể thể hiện tình thương và thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, đưa gần những người xa lạ và củng cố tình cảm với những người đã quen biết. Sự cảm thông có khả năng làm dịu đi nỗi đau và giảm bớt sự thù địch. Hai người có thể không chia sẻ cùng một ngôn ngữ hoặc quan điểm, nhưng nếu họ biết cảm thông, hiểu và đồng cảm với nhau, họ có khả năng hòa giải và xây dựng một mối quan hệ bền vững.
Trong mối quan hệ tình yêu, sự cảm thông thể hiện qua việc cả hai người chấp nhận những khuyết điểm và thói quen của đối phương và cùng nhau điều chỉnh và cải thiện chúng. Khi đó, sự cảm thông không chỉ dừng ở việc đồng cảm và chia sẻ, mà còn trở thành sự khao khát để kết nối sâu hơn. Tình yêu có sức mạnh kỳ diệu, có thể làm cho hai trái tim hoàn toàn xa lạ đồng nhịp, nhờ sự cảm thông mà họ có thể hòa hợp và xây dựng một mối quan hệ lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày, sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt đúng sai. Chúng ta có khả năng hiểu rõ những khó khăn mà người khác đang phải đối mặt và sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ họ. Khi thấy một người đang gặp khó khăn ngoài đường phố, chúng ta cảm thấy thương xót, và đó chính là sự cảm thông. Trong môi trường công việc, không ít lần chúng ta đối mặt với khó khăn trong giao tiếp với đồng nghiệp, nhưng nếu có sự cảm thông, những khó khăn đó có thể trở thành động lực để chúng ta tiến lên và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp hoặc bạn bè thân thiết. Những trái tim đầy cảm thông thường sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và tìm cách hòa giải, thay vì tranh cãi và xung đột.
Sự cảm thông là một nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ, giúp con người vượt qua mọi thách thức và trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày. Có sự cảm thông, con người luôn sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác để tìm ra các giải pháp học tập và nghiên cứu, mang lại kết quả tích cực. Vì vậy, cảm thông đã trở thành một nguồn năng lượng tích cực, thúc đẩy con người hướng đến cái thiện và cái đẹp.
Đối với những người là nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc hay văn học, cảm thông là cầu nối đặc biệt giữa con người và con người thông qua một loại ngôn ngữ riêng biệt. Khi nghe một giai điệu âm nhạc nào đó, chúng ta có thể không hiểu rõ lời bài hát nhưng có khả năng đồng cảm và cảm thông. Hoặc đơn giản như khi đọc một câu chuyện trong một tác phẩm văn học, chúng ta có thể đồng cảm với những khó khăn, niềm vui và nỗi buồn mà nhân vật đang trải qua. Lúc đó, tác phẩm văn học đã thành công trong việc truyền tải cảm xúc đến con người.
Cảm thông là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác. Với sự cảm thông, con người dễ dàng thoải mái chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ nhau, vì họ đã thấu hiểu những gì người khác đang trải qua. Biết lắng nghe, cảm nhận, cảm thông và chia sẻ, biết mở rộng trái tim để hòa mình vào nhịp đập của người khác, đó là cách con người tạo điều kiện để cho đi và đồng thời nhận những điều tốt lành từ người khác. Ai có một trái tim biết cảm thông, sẵn sàng chia sẻ, chắc chắn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Sự cảm thông thực sự là chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác, và khi đó, trái tim của chúng ta cũng mở rộng, bao dung và hướng đến sự hòa hợp và đoàn kết.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 4
"Cái gì bắt nguồn từ trái tim sẽ lan tỏa đến trái tim khác" - Piet. Lời tuyên bố này thật sự chính xác. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, cuộc sống không còn quá khó khăn như trước. Chỉ cần một cú click chuột, bạn có thể biết mọi thông tin xung quanh, cả quá khứ và tương lai. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh và tính toán để tối ưu hóa lợi ích cá nhân. Tình thương giữa con người đã trở nên quý hiếm, đắt đỏ trong một thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt nhờ công nghệ. Có lẽ chúng ta đã quên rằng "Sự cảm thông là chìa khóa mở cửa trái tim của người khác" - EC Mckenzie.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: "Liệu có phải chúng ta đã bỏ quên món quà đẹp mà Thượng Đế ban tặng, chỉ để sống trong thế giới của máy móc và tính toán, khiến mình mệt mỏi?" Cuộc sống giống như một bức tranh đa dạng, mỗi người là một tác phẩm riêng biệt, không giống ai khác. Giống như loài chim với tiếng hót riêng, hoặc những bông hoa kiêu hãnh với hương sắc riêng, mỗi người trong chúng ta đều có một trái tim. Đó chính là biểu hiện của sự sống, nơi tạo ra những phẩm chất đẹp nhất của con người và liên kết chúng ta với xã hội. Tình yêu thương đã trở thành bản hòa nhạc, tiếng hát của cả cộng đồng, là tiếng gọi của lương tâm, giúp vượt qua khó khăn và nghèo đói. Một trái tim đầy tình yêu thương biết đồng cảm, nghĩ về người khác, chia sẻ niềm vui và đau khổ của họ. Đó chính là sự cảm thông, và đây là thông điệp mà Kenzie muốn truyền tải: Sự cảm thông bắt nguồn từ con tim và là ngôn ngữ chung của toàn thế giới. Nó tác động lên ý thức, thúc đẩy hành động, giúp thu ngắn khoảng cách thời gian và không gian, vượt qua rào cản ngôn ngữ, và làm cho những người xa lạ cảm thấy gắn kết hơn.
"Ở nơi nào có tình yêu thương, ở đó sẽ có những điều kỳ diệu" - Loilla Cather. Trái tim có thể làm dịu nỗi đau, sự cảm thông có thể tan biến sự thù hận, và nó có thể thấm vào tâm hồn của người khác. Đó chính là lý do tại sao sự cảm thông và tình yêu thương chân thành là cần thiết trong cuộc sống, chúng là hạt giống tốt để tạo nên hạnh phúc và thành công. Thế giới ngày nay đang đi qua một quá trình nhanh chóng, và nhiều người dường như chỉ tập trung vào lý trí. Điều này khiến cuộc sống trở nên lạnh lùng và lòng người đóng băng. Trái tim yêu thương được thắp lên như một ngọn lửa để mang ấm áp trở lại, như một nguồn sáng soi sáng tâm hồn của chúng ta. Sự cảm thông giúp ta lắng nghe tiếng khóc của người khác, nhìn thấy những người cần sự giúp đỡ, và giúp chúng ta đến bên họ, đưa ra tay để họ có nơi để dựa vào. Mỗi người trong chúng ta không thể sống tách biệt khỏi xã hội, và sự cảm thông và chia sẻ giúp người khác có thêm sức mạnh và niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn. Nó cũng giúp con người có điểm tựa, động viên và giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoặc thất bại.
Tôi không bao giờ quên câu chuyện về diễn giả Buscaglia: Trong một lần làm giám khảo cuộc thi tìm ra đứa trẻ biết quan tâm người khác nhất, người thắng cuộc là một đứa trẻ 4 tuổi. Người hàng xóm của em bé vừa mất vợ, và khi ông khóc, đứa trẻ lại đến và ngồi vào lòng ông một thời gian dài, chỉ im lặng. Đôi khi, sự cảm thông đến từ sự im lặng, từ việc lắng nghe và thấu hiểu. Dù đứa trẻ không nói gì, nhưng nó đã làm cho ông lão cảm thấy không cô đơn. Đó chính là lời nhắc nhở rằng sự cảm thông có thể làm mở cửa trái tim của người khác. Hoặc như trong cuốn tiểu thuyết "Me before you" của Jojo Moyes, tình yêu thương và sự cảm thông đã giúp một người trẻ sau tai nạn trở lại với cuộc sống và tìm thấy ý chí sống vượt qua khó khăn. Không chỉ xuất hiện trong sách vở, trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều trái tim ấm áp và những hành động nhân ái. Dù chúng ta là người xa lạ hay thân quen, trong chúng ta ít nhất một lần đã tỏ ra quan tâm và lo lắng cho người khác. Tôi muốn kể về chị Lê Thanh Thúy, người đã biểu hiện tình yêu thương và sự cảm thông qua việc giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh ung thư. Dù chị đã ra đi, tấm lòng của chị vẫn tiếp tục qua chương trình "Ước mơ của Thúy". Có lẽ để thực hiện điều này, chị đã hiểu rõ tình yêu thương và sự cảm thông là gì thực sự.
Cuộc sống có nhiều khía cạnh khó khăn, cả về vật chất và tinh thần. Sự thiếu thốn về vật chất có thể là một nỗi đau, nhưng sự đau đớn trong tâm hồn mới thật sự đáng lo sợ. Bệnh tật về thể xác có thể được chữa trị bằng thuốc, nhưng tâm bệnh chỉ có thể lành bằng sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ từ trái tim chân thành. Vì vậy, đừng bao giờ nói rằng bạn không có điều kiện để yêu thương ai đó, vì bạn không có tiền hoặc tài sản. Bởi vì tình yêu thương và sự cảm thông thường đơn giản như một câu hỏi, một cái ôm ấm áp, một nụ cười chân thành... Tình yêu thương không phải lúc nào cũng xa xỉ, nó có thể tồn tại trong những hành động nhỏ nhặt hàng ngày.
Cuộc sống sẽ trả lại cho bạn những gì bạn cho đi. Người biết cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được tình yêu, sự quý mến và biết ơn từ những người họ giúp đỡ. Đồng thời, họ cũng sẽ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hạnh phúc và tự hào về chính bản thân sẽ là phần thưởng của họ khi họ làm cho mọi người xung quanh hạnh phúc. Sự cảm thông và chia sẻ giúp mọi người gần gũi hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người. Bằng cách này, gia đình trở nên ấm áp và hạnh phúc, và xã hội trở nên văn minh và tỏa đầy tình yêu thương. Khi con người yêu thương lẫn nhau, họ phá bỏ những bức tường của ganh đua và thù hận. Cuộc chiến tranh thường là do thiếu "trái tim biết yêu thương". Nếu có tình yêu thương, con người có thể sống trong hòa bình và hạnh phúc, thay vì hận thù và xung đột.
Tuy nhiên, trái tim vô cảm cũng tồn tại trong cuộc đời, những người không quan tâm đến nỗi đau của người khác. Hơn nữa, còn có những người đã bán trái tim của họ cho sự tham lam và ích kỷ, đánh đổi tình yêu thương và lương tâm cho tiền bạc và danh vọng. Chúng ta cần lên án những hành động ích kỷ và tham lam này.
"Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác" là một sự thật đã được chứng minh trong cuộc sống hàng ngày. Hãy sử dụng trái tim để suy nghĩ, và hãy khám phá cuộc sống bằng tình yêu thương và sự cảm thông. Chúng ta, thế hệ mới, hãy quên đi những thiết bị lạnh lùng và sống bằng trái tim đầy yêu thương, để trong cuộc sống này, chúng ta có thể mang lại niềm tin và hy vọng cho người khác.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 5
Bạn mong muốn mở cửa trái tim của người khác, muốn họ chia sẻ tâm tư và cảm xúc của họ với bạn... Điều duy nhất bạn có thể làm là luôn thể hiện sự cảm thông. Như EC Mckenzie đã từng nói: "Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác." Cảm thông không đơn thuần là việc hiểu, chia sẻ và đồng cảm với tâm trạng của người khác. Câu nói của Kenzie nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của cảm thông.
Bước vào thế giới của người khác, không có chìa khóa nào mạnh mẽ hơn sự cảm thông. Sự cảm thông giúp xây dựng niềm tin, tạo điều kiện cho người khác dễ dàng chia sẻ những tâm sự của họ với chúng ta. Đồng thời, nó giúp chúng ta học cách nhìn nhận người khác một cách tận tâm và thấu hiểu hơn. Điều này thật sự làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn và giảm bớt sự thù địch.
Nhờ cảm thông, các bậc cha mẹ có thể hiểu con cái mình hơn, giúp chúng sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng hơn vào lời chỉ dẫn của cha mẹ. Cảm thông cũng giúp các nhà lãnh đạo trao cơ hội cho nhân viên để họ sửa sai và học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi đó, nhân viên sẽ tận hưởng công việc và đóng góp tối đa.
Dù bạn không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề của người khác bằng cảm thông, nhưng nó có thể làm cho họ cảm thấy được đánh giá và hiểu thấu. Tuy nhiên, cũng đáng buồn khi thấy có những thầy cô mắng mỏ học sinh mà không biết rằng họ đang phải đối mặt với những khó khăn gia đình. Có những bậc phụ huynh ép con cái tuân theo ý riêng để rồi làm cho cánh cửa trái tim của trẻ đóng lại. Thậm chí, chỉ khi có sự việc đáng tiếc xảy ra mới khiến họ hối hận.
Tự thân của chúng ta cũng không khác nhau, để người khác hiểu mình, trước hết, chúng ta cần phải cảm nhận được sự cảm thông từ họ. Nếu thiếu điều này, chúng ta hoặc họ có thể không bao giờ mở cửa trái tim.
Giá trị của cảm thông trong cuộc sống không thể đo lường bằng việc mở cửa trái tim người khác. Hãy bắt đầu bằng cách đặt mình vào vị trí của họ, thấu hiểu và sẻ chia. Cảm thông không chỉ là chiếc chìa khóa, mà còn là phương thuốc tinh thần mãi mãi có sẵn trong chúng ta.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 6
Trong xã hội hiện đại như ngày nay, tình cảm giữa con người với con người dường như ngày một trở nên xa cách và với nhịp sống nhanh, sống gấp, con người càng cần được cảm thông chia sẻ. Người xưa từng nói "Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác". Vậy bạn hiểu như thế nào về nhận định này?
Cảm thông được định nghĩa là sự thấu hiểu, chia sẻ lắng nghe và cảm nhận nỗi đau nỗi buồn của người khác. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ bao bọc. Trái tim ở đây là tâm hồn, tình cảm, là sự thông cảm giữa con người với con người là phương tiện truyền tải và cảm nhận cảm xúc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải.
Cảm thông chính là chìa khóa mở cửa trái tim. Bởi có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết. Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù. Hai người có thể không cùng một tiếng nói, không có một tư tưởng, nhưng nếu như họ biết cảm thông, nhường nhịn và thông cảm với nhau, chắc chắn họ có thể dung hòa, thậm chí tiến tới một mối quan hệ lâu dài.
Trong tình yêu đôi lứa, sự cảm thông được thể hiện qua cách cả hai chấp nhận những tật xấu, những thói quen của nhau và từ đó cùng nhau chỉnh sửa, khắc phục, dung hòa. Khi ấy, sự cảm thông không còn bó hẹp trong khuôn khổ là đồng cảm, chia sẻ mà đó còn là khát vọng ước muốn gắn kết bền chặt. Đâu ai cắt nghĩa được tình yêu, tình yêu có thể khiến hai trái tim xa lạ bỗng cùng nhịp đập, đó là sự cảm thông để hai người có thể chung sống thuận hòa với nhau.
Trong cuộc sống, sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt được đúng sai phải trái. Chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ. Nhìn thấy một người ăn xin ngoài đường, chúng ta cảm thấy thương xót, đó chính là cảm thông. Trong công việc, không ít những lần chúng ta gặp khó khăn, không thể giao tiếp với đồng nghiệp, nhưng nếu có sự cảm thông, từ những khó khăn ấy có thể trở thành động lực để từ đồng nghiệp tiến tới những người cộng sự hay người bạn thân thiết. Những trái tim thường có sự cảm thông khi cùng gặp một hoàn cảnh, vì vậy, thay vì cãi cọ, tranh luận, tại sao chúng ta không ngồi xuống nói chuyện, chia sẻ để thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn.
Sự cảm thông chính là sức mạnh tinh thần, giúp con người không chỉ vượt qua thử thách khó khăn trước mắt mà còn khiến con người trở nên hoàn thiện theo từng ngày. Có được sự cảm thông, con người luôn muốn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để tìm ra phương pháp học tập, nghiên cứu, mang lại kết quả tốt. Như vậy, cảm thông đã trở thành nguồn năng lượng tích cực giúp con người hướng tới cái thiện, cái đẹp.
Đối với những người nghệ sĩ, những người làm về âm nhạc hay văn học, cảm thông chính là cầu nối kết nối giữa con người với con người bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Nghe một giai điệu nhạc nào đó, có thể chúng ta không hoàn toàn hiểu được lời bài hát nhưng chúng ta có sự đồng cảm, có sự cảm thông. Hay đơn giản như một câu chuyện, một số phận được kể lại trong tác phẩm văn học khiến chúng ta cảm thông, đồng điệu với những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn mà nhân vật đối mặt. Khi đó, tác phẩm văn học ấy đã làm tròn được trọng trách truyền tải cảm xúc tới con người.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Có cảm thông, con người bớt e dè, ngại ngùng với nhau, có thể thoải mái sẻ chia, góp ý để cùng nhau hoàn thiện. Một khi đã thấu hiểu đối phương, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được những gì họ đang trải qua..
Biết lắng nghe, cảm nhận, biết cảm thông và chia sẻ, biết mở rộng trái tim để hòa cùng nhịp đập với người khác, đó là cách mà con người cho đi và đồng thời nhận lại. Ai có một trái tim biết cảm thông, sẻ chia chắc chắn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Sự cảm thông chính là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác, và khi đó, trái tim của chúng ta cũng được rộng mở, bao dung, độ lượng hơn.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 7
Khi cuộc sống ngày nay gắn liền với quá nhiều các thiết bị công nghệ hiện đại, thì chỉ cần một cái nhấp chuột là bạn có thể biết được tất cả những chuyện đang xảy xung quanh mình. Tuy nhiên, việc ở sau màn hình vi tính hay điện thoại quá nhiều đã khiến tình thương giữa người với người càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn, thay vào đó là những anh hùng bàn phím xuất hiện ngày càng nhiều. Để rồi nhiều người vô tình biến mình thành người thờ ơ, dửng dưng trước những khó khăn, nỗi đau của người khác.
Cuộc sống vốn dĩ là một bức tranh nhiều màu sắc, được tô điểm bởi những cá thể riêng biệt. Như những bông hoa đua nhau khoe hương sắc riêng, như những chú chim cất lên tiếng hót đặc trưng của mình. Còn với con người thì phải dùng trái tim – nơi biểu hiện của sự sống, nơi kết tinh phẩm chất của mỗi người. Đồng thời, cũng là loại keo “thần kỳ” giúp kết dính mỗi cá thể riêng biệt ấy với xã hội và giữa con người với nhau.
Tình yêu thương đã trở thành bài ca, là tiếng hát của cả dân tộc, trở thành tiếng gọi của lương tâm tạo ra sức mạnh nhằm đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm xúc tươi đẹp, biết đặt mình vào vị trí của người khác, biết chúc mừng niềm vui của người khác và biết san sẻ niềm đau với những số phận bất hạnh hơn mình. Đó chính là sự cảm thông, là thông điệp mà mọi người muốn truyền tải đến nhau. Bởi cảm thông phải xuất phát từ trái tim, mà điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim. Nó có khả năng biến thành ngôn ngữ chung của nhân loại, tác động lên ý thức và dẫn con người đi đến hành động, giúp rút ngắn khoảng cách của thời gian, không gian, vượt qua những bất đồng ngôn ngữ, biến những người xa lạ xích lại gần nhau hơn.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những nỗi bất hạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự thiếu thốn về vật chất có thể là nỗi đau, nhưng sự u uất về tâm hồn mới là điều đáng sợ hơn cả. Đôi khi, chỉ đơn giản là sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ chân thành cũng đã giúp bạn mở cửa được biết bao trái tim đang héo mòn trong sự tuyệt vọng. Bỏ đi những lần suy nghĩ chỉ giàu có về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác. Bởi cuộc sống này vật chất không phải là tất cả, chỉ cần giàu về tâm hồn và lòng cảm thông thì bạn đã có thể làm cho biết bao trái tim mở lòng đón nhận yêu thương rồi.
Trái tim có thể xoa dịu nỗi đau, còn sự cảm thông sẽ giúp xóa tan những thù hận, cảm hóa được tâm hồn người khác. Vậy nên, điều quan trọng trong mỗi người chỉ đơn giản như thế thôi, dùng sự cảm thông từ chính trái tim mình để tạo ra những hạt giống tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho mọi người và cho chính bản thân của mình nữa. Mặc dù thế, đời có đen và trắng, bên cạnh những người nhiệt tình, giàu lòng trắc ẩn thì vẫn còn những con tim vô cảm, thiếu đi sự cảm thông trước nỗi đau của người khác. Đừng biến trái tim mình lạc mất nhịp sống với mọi người xung quanh. Vì suy cho cùng chiến tranh xảy ra cũng chỉ vì thiếu đi một trái tim biết yêu thương, đồng cảm mà thôi. Chỉ cần có tình yêu thương, lòng vị tha hay sự cảm thông ngự trị thì trên thế giới này, con người đều có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, bình yên và bỏ qua những nỗi đau không đáng có.
Tập suy nghĩ bằng trái tim, dùng tình yêu thương, sự cảm thông để phá bỏ bức tường đố kỵ, ganh đua, tranh đấu, thù hận và cũng để khám phá, trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống này. Bởi “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 8
Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng hơn tất cả, nếu chúng ta sống với sự cảm thông bởi lẽ: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”. Sự cảm thông là việc chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh. Bên cạnh đó, cảm thông còn là việc chúng ta đồng cảm, xót thương trước những số phận bất hạnh, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác để khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại của họ lúc mình gặp khó khăn. Từ đó, nghĩa cử cho và nhận trong cuộc sống này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn, con người sống có tình cảm hơn. Mỗi người khi biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, không mảy may, xót thương trước bất hạnh mà người khác đang cần sự giúp đỡ… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Sự cảm thông có ai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mình mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 9
Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, sự sẻ chia giữa con người với con người đã góp phần không nhỏ khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn. Đồng cảm là việc chúng ta rung động, yêu thương, thấu cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Còn sẻ chia là khi chúng ta gặp người khác có hoàn cảnh khó khăn, cần sự san sẻ chúng ta sẵn lòng giúp đỡ họ mà không màng đến danh lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có thể vượt qua khó khăn và khắc phục cuộc sống. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 10
Trong cuộc sống ngày nay với bộn bề lo toan mệt mỏi, người ta dần quên đi những đạo lí ứng xử cần thiết và một trong số đó là “ Cảm thông chia sẻ” Có thể nói“ Cảm thông và chia sẻ là một đức tính cần thiết của mọi người”. Cảm thông và chia sẻ là một quan niệm gần gũi, quan trọng và mỗi người đều có thể hiểu được cảm nhận được. Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Còn chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống rằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần. Chia sẻ còn là cùng với nhau để cùng chịu là san sẻ với người khác những gì mình có để họ cùng hướng. Vì thế,mà cảm thông và chia sẻ là một đức tính tốt của con người, là lẽ sống mà con người nên hướng tới. Vậy, tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Họ là những người rất cần được sự cảm thông của mọi người và cộng đồng. Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha, vì người khác. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống. Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới em ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Bên cạnh đó, thông cảm và sẻ chia với người khác là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Bên cạnh đó có những người quan tâm nhưng họ tỏ ra là trên thiếu sự chân thành của con người để dẫn đến sự giả dối. Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bày bản chất. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết đoạn thơ phê phán trong tác phẩm Thói đời.
“Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi!
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì?”
Vì thế mà chúng ta cần phê phán, tố cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo, phê phán sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của con người hiện nay. Mỗi chúng ta cần cần chia sẻ, sống có tình người như bill gates, như Hồ Chính Minh…. Nguyễn Khuyến có câu” “Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 11
Cảm thông chính là chìa khóa để mở cửa trái tim yêu thương với một người. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua và sẵn sàng giúp đỡ, bao bọc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải. Đừng bao giờ cười cợt, mỉa mai bất hạnh của người khác. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng nhiều nhất có thể mang sự cảm thông của mình để an ủi bất hạnh, đau khổ của họ. Bởi chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy đến với cuộc sống của mình. Biết đâu một ngày chính bản thân mình cũng sẽ cần đến sự cảm thông của người khác. Và nếu không nhận được sự cảm thông thì khi ấy, cuộc sống của bạn sẽ bế tắc đến nhường nào. Biết cảm thông chính là cách tốt nhất để cho đi và sẽ được nhận lại. Ai có một trái tim biết cảm thông, cuộc sống của của người ấy chắc chắn sẽ trở nên tốt đẹp và nhận được tình cảm yêu mến của nhiều người hơn.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 12
Kinh tế ngày càng phát triển. Đời sống của người dân ngày một tăng cao, cuộc sống đã ngày một xa vời với hồi ức của những năm tháng chiến tranh, cả dân tộc ta một lòng đoàn kết hướng về sự độc lập dân tộc, để rồi khi hòa bình lập lại, nhân dân ta lại một lần nữa chứng tỏ sự đồng lòng toàn dân cùng nhau vượt qua những khó khăn để vươn lên những ngày tháng cuộc sống có thể ăn no mặc ấm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ngày gian khó, người với người lại yêu thương, đùm bọc nhau mọt cách chân thành mà khi cuộc sống đủ đầy, người với người trái tim sao lại xa cách nhau vậy. Con người ngày càng mất dần sự thấu cảm dành cho nhau. Nhiều người không hiểu được rằng; Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Cảm thông được định nghĩa là sự thấu hiểu chia sẻ lắng nghe và cảm nhận nỗi đau, nỗi buồn của người khác. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua và sẵn sàng giúp đỡ, bao bọc. Trái tim ở đây là tâm hồn, tình cảm, là sự thông cảm giữa con người với con người là phương tiện truyền tải và cảm nhận cảm xúc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải. Cảm thông là chìa khóa mở cửa trái tim trong mối quan hệ giữa người với người: Bởi có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết. Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù. Cảm thông thể hiện sự chia sẻ giữa đôi lứa yêu thương nhau: Trong tình yêu đôi lứa, sự cảm thông được thể hiện qua cách cả hai chấp nhận những tật xấu, những thói quen của nhau và từ đó cùng nhau chỉnh sửa, khắc phục. Sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt được đúng sai phải trái. Chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ. Sự cảm thông chính là sức mạnh tinh thần, giúp con người không chỉ vượt qua thử thách khó khăn trước mắt mà còn khiến con người trở nên hoàn thiện theo từng ngày. Đối với những người nghệ sĩ, những người làm về âm nhạc hay văn học, cảm thông chính là cầu nối kết nối giữa con người với con người bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách ấy. Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Dù đó chỉ là những điểu nhỏ nhặt nhất, nghĩ cho cha mẹ đã vất vả nuôi nấng mình khôn lớn để biết chi tiêu tằn tiện, đỡ đần bố mẹ, với những người lớn tuổi trong gia đình, hãy thường xuyên trở về thăm và trò chuyện cùng họ. Những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn ta, không giúp đỡ được gì cho họ thì ít nhất ta đừng nên dè bỉu, khinh miệt họ. Những nơi gặp thiên tai, bão lũ, hãy chia sẻ với họ những điều mình có thể giúp họ để họ vơi bớt sự khó khăn. Hay trên đường đi hãy giúp đỡ trẻ em, người già qua đường. Đi trên xe buýt, hãy biết nhường ghế. Đừng xả rác bừa bãi, đừng mặc định rằng sẽ có cô lao công quét dọn. Những hành vi ấy nếu được thể hiện bằng hành động thì sẽ trở thành những người có khả năng thấu cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn thế giới bằng con mắt của người khác để hiểu được suy nghĩ của mọi người, cảm được cảm xúc của mọi người và từ đó họ đã tự giúp bản thân mình có một cuộc sống giàu ý nghĩa. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn vô số hình ảnh không đẹp mắt vì sự vô cảm của con người. Trên đường giao thông thấy người gặp nạn dửng dưng quay đi, thấy những cảnh đánh nhau không biết can ngăn lại còn cợt nhạt lấy điện thoại ra chụp choẹt, quay clip. Coi khinh những tầng lớp dưới mình…Không cần biết đúng sai, những tin tức trên đài báo, kể cả giật tít câu view nhưng cư dân mạng vẫn không tỉnh táo, về dường như chỉ cần biết tin qua những nội dung báo chí để rồi hùa theo chỉ trích người khác… Những người như vậy thật thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ trái tim mình. Hãy có những hành động đẹp để thấy trái tim ta biết yêu thương.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 13
Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, song cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm sẻ chia với những người kém may mắn hơn, để phát huy truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ. Đồng cảm, sẻ chia là những cảm xúc xuất phát từ trái tim con người, nhưng làm sao để có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Có thể hiểu đơn giản đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu thốn lương thực thực phẩm, họ vẫn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho các trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và phát triển. Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống tươi mới hơn, tốt đẹp hơn.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 14
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Còn chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Đồng cảm, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự đồng cảm, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác - mẫu 15
Con người sinh ra không thể tồn tại một mình. Đôi khi cần phải có tấm lòng đồng cảm và chia sẻ đến từ những người xung quanh. Vậy đồng cảm và sẻ chia mang ý nghĩa gì với cuộc sống của chúng ta? Trước tiên, chia sẻ là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Còn đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Khi có tấm lòng đồng cảm, con người sẽ biết chia sẻ. Cuộc sống của con người được hình thành dựa trên sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Nếu chúng ta biết chia sẻ chắc chắn những mối quan hệ xã hội đó sẽ ngày càng phát triển, từ đó mà con người có được nhiều điểm tựa vững chắc về tinh thần, không còn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, nếu giúp đỡ được họ, chắc chắn bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc cũng như thanh thản hơn. Trong những ngày đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid19, con người Việt Nam lại bộc lộ được tinh thần tương thân tương ái vốn có. Rất nhiều những cây ATM gạo, ATM khẩu trang… miễn phí được xây dựng. Nhiều người dân tích cực tham gia giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Các y bác sĩ đang căng mình ngày đêm cứu chữa cho những người bệnh không kể họ là người Việt Nam hay người nước ngoài. Những video cổ vũ tinh thần các cán bộ, y bác sĩ, bộ đội… đang trực tiếp tham gia nơi tuyến đầu chống dịch. Phải chăng tất cả đều được xuất phát từ tấm lòng thấu hiểu, mong muốn sẻ chia của con người? Đặc biệt, bản thân mỗi học sinh cũng cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn... Một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”. Quả vậy, đồng cảm và sẻ chia thực sự quan trọng trong cuộc sống của nhân loại.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Dàn ý: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài hay nhất
- Suy nghĩ về bài học: Dẫu phải khi cay đắng dập vùi, Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu hay nhất
- Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu hay nhất
- Đọc hiểu nghị luận: Nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời hay nhất
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều