Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (hay, ngắn gọn)

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của William S. Peare: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực"

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Suy nghĩ về câu nói Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 1

Suốt hàng triệu năm lịch sử của loài người đã có biết bao nhiêu di sản được tạo nên. Có những di sản đã trở thành kỳ quan khiến cả thế giới trầm trồ và ai cũng mơ ước được đặt chân tới. Vậy nhưng nhà soạn kịch nổi tiếng bậc nhất thế giới W. S. Peare lại cho rằng: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Điều gì khiến ông hoàng kịch lãng mạn lại cho trung thực là điều quý giá hơn bất cứ di sản nào? Lòng trung thực chẳng còn xa lạ với chúng ta. Ai cũng hiểu đó là đức tính tốt đẹp của con người, luôn sống thật, sống công bằng, không giả dối với người khác và trong mọi công việc. Lòng trung thực đúng là quý hơn bất cứ thứ gì. Bởi nó chính là thứ để khẳng định một nhân cách tốt đẹp, một con người có lương tri. Chỉ cần bạn sống chân thành, không dối trá đã đủ để cho cuộc đời này tươi đẹp. Lòng trung thực giúp xã hội tiến bộ, văn minh hơn, đạt đến giá trị nhân văn ở mức cao nhất. Biết trân quý lòng trung thực giữa con người với con người luôn chỉ có niềm vui. Có lẽ bởi vậy mà cố tổng thống Mỹ A. Lincoln đã viết một bức thư đầy tâm huyết cho thầy hiệu trưởng nơi con mình học, rằng hãy dạy cháu nó biết trung thực để thành người. Và thế giới đã chẳng còn xa lạ với những vụ án rúng động về sự tham nhũng, lạm dụng chức quyền... Để mất đi lòng trung thực, con người còn mất đi cả niềm tin vào cuộc sống. Hay bạn đã bao giờ mất đi một người bạn thân thiết chỉ vì thiếu đi lòng trung thực? Nói vậy để biết lòng trung thực quý giá đến nhường nào! Đang ở độ tuổi sắp bước ra cuộc đời rồi đó, hành trang đầu tiên bạn cần mang theo là lòng trung thực. Hãy cứ trung thực với đời, với người và nỗ lực bằng tất cả những gì bản thân có, điều đó sẽ giúp bạn thành công!

Quảng cáo

Dàn ý Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

1. Mở Bài

Giới thiệu về William William Shakespeare và câu nói : "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực"

2. Thân Bài

· Giải thích khái niệm lòng trung thực

· Vai trò, ý nghĩa của lòng trung thực

· Phân tích về lòng trung thực trong cuộc sống

· Nếu không có lòng trung thực thì sao?

· Phản đề

· Mở rộng vấn đề

3. Kết Bài

Khẳng định lại giá trị của lòng trung thực

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 2

William Shakespeare là nhà văn nổi tiếng bậc nhất của nước Anh, không những thế ông còn được mệnh danh là nhà viết kịch đi trước thời đại. Thật vậy, ông là người có tư tưởng mang tầm vóc thời đại, và con người vĩ đại ấy đã để lại câu nói đầy triết lý khiến chúng ta phải suy ngẫm: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực".

Quảng cáo

"Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực" là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn. Đúng vậy, không có thứ gì quý hơn lòng trung thực của mỗi người. Trung thực là một đức tính quý giá của con người, là sự ngay thẳng trong tính cách, trong cách suy nghĩ và hành động của con người. Người trung thực không bao giờ nói dối, không nói sai, không phóng đại sự thật.

Thật vậy, người sống trung thực sẽ luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý. Trung thực giúp con người ta có thể thành thật với nhau, không lừa gạt giả dối sẽ khiến cuộc sống con người bớt mệt mỏi và dễ dàng hơn. Trung thực giúp ta có được lòng tin của mọi người, được đánh giá cao trong công việc, người trung thực cũng là người sẵn sàng nhận lỗi lầm của mình để sửa chữa từ đó sẽ dễ dàng được người khác cảm thông và tin cậy. Trung thực có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

Quảng cáo

Như chúng ta đã biết lòng trung thực là một đức tính rất quý giá đối với mỗi người. Hãy thử hình dung xem gia đinh của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu như mỗi thành viên trong gia đình biết sẻ chia, thành thật với nhau. Rồi trong tình yêu cũng vậy, nếu đôi bên luôn thành thật và tin tưởng nhau sẽ không có chuyện bất đồng vì không hiểu nhau, không có giả dối tình yêu sẽ bền vững và ấm áp biết mấy. Và lòng trung thực của những em nhỏ với thầy cô, cha mẹ là việc hoàn toàn cần thiết. Đôi khi chỉ cần thành thật nhận lỗi về những lỗi lầm mà mình gây ra cũng đủ để khiến người khác cảm thấy sự an ủi và dễ dàng tha thứ hơn.

Người ta thường truyền miệng nhau "một là không nói dối, hai là không nói dối nhiều lần" , và điều này hoàn toàn đúng. Bởi nếu ngay từ khi bắt đầu bạn đã không trung thực thì cả cuộc đời sau đó bạn phải giả dối để tiếp tục câu nói của mình. Con người thường khó khăn trong việc tự nhận lỗi về bản thân mình vì họ rất coi trọng bản thân. Thậm chí họ có thể hạ thấp người khác, sai bất chấp để tiếp tục bào chữa cho sai lầm của mình. Thế nhưng sau tất cả con người ta nhận lại từ sự cố chấp của bản thân mình là gì, là cảm giác hân hoan của sự chiến thắng hay là sự đổ vỡ trong những mối quan hệ và những sai lầm nối tiếp nhau.

Bởi vậy trong cuộc sống rất cần có sự trung thực. Nếu chúng ta không trung thực chúng ta sẽ luôn phải đối đầu với những vấn đề lớn hơn, liên tục gặp khó khăn và cảm thấy mệt mỏi vì phải trở thành diễn viên chính của vở kịch mà mình đang diễn. Nếu cứ tiếp tục bất chấp tất cả mà không tỉnh ngộ sẽ dần đánh mất bản thân mình, phải sống một cuộc đời giả dối, bị mọi người xa lánh, coi thường. Cuộc đời có gì quý hơn danh dự và lòng trung thực. Không thành thật với bản thân, dối lừa người khác cũng là đang tự đánh mất danh dự của mình, rồi cứ thế các mối quan hệ sẽ ngày càng xấu đi và bạn sẽ trở nên cô độc. Liệu vài giây phút giả dối để thỏa mãn cái tôi của bản thân có đáng giá đủ để đánh đổi cả danh dự và lòng trung thực?

Thật vậy lòng trung thực rất quan trọng thế nhưng không phải lúc nào con người ta cũng cần phải thành thật. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp sự thiếu trung thực nhưng đầy nhân đạo của bác sĩ khi không cho bệnh nhân biết bệnh tình thực sự của họ. Có thể người bệnh ấy sẽ chẳng thể sống được bao lâu nữa nhưng bác sĩ vẫn khẳng định với họ rằng họ chỉ bị bệnh nhẹ và nếu điều trị tốt sẽ khỏi. Dây là lời nói dối nhưng chẳng phải là xuất phát từ tấm lòng của vị lương y muốn cho bệnh nhân của mình sống những ngày tháng cuối cùng không phải quá lo nghĩ. Chẳng phải sự thiếu trung thực ở đây là nhân đạo hay sao?

Và chúng ta cũng cần nhớ rằng trung thực không có nghĩa là có gì nói đấy, nói mà bất chấp sự thật có ra sao. Trung thực đi kèm với trách nghiệm phải kiểm chứng sự thật trước khi nói vì cuộc đời lắm chuyện thị phi và sự thật thường không như chúng ta nghe được. Vì vậy trước khi thành thật nói ra điều gì đó cũng cần phải kiểm chứng sự thật, tránh để câu chuyện rẽ sang một hướng khác khiến xã hội điên đảo phi phi này thêm mỏi mệt.

Trung thực, một đức tính quý báu của con người không thể thiếu được. Và để mỗi người cần phải thực tế trong cuộc sống, thành thật trong những câu chuyện của mình và đặc biệt phải tỉnh táo với những chuyện thường nhật đang xảy ra. Hãy sống bằng tấm lòng, sống thật với những gì mình có, dù không kiêu sa đài các, không nguy nga tráng lệ như người khác nhưng đó cũng là cuộc đời của mình. Là những gì mà mình dành trọn tuổi trẻ để trải qua vì vậy hãy trân trọng và hãnh diện với những gì mình có, sống thật với cuộc đời của mình.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 3

William Shakespeare, nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử văn hóa Anh, không chỉ là một tác giả xuất sắc mà còn là một người được biết đến với danh xưng là nhà viết kịch tiên phong của thời đại ông. Tư duy sáng tạo của Shakespeare đã mang đến những tác phẩm có chiều sâu văn hóa và triết học, đồng thời để lại cho chúng ta một câu nói đầy ý nghĩa: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực".

Nếu ta xem xét sâu hơn về quan điểm này, chúng ta nhận ra rằng "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực" không chỉ là một nguyên tắc, mà còn là một triết lý sống. Lòng trung thực không chỉ là một đức tính cá nhân, mà còn là một nguồn động viên mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ vững chắc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Người trung thực không chỉ đơn thuần là người không nói dối hay không phóng đại sự thật, mà còn là người có lòng ngay thẳng trong tư duy, hành động và tính cách. Điều này giúp họ kiếm được lòng tin từ mọi người xung quanh, tạo ra một môi trường trung thực và chân thành. Những người sống trung thực không chỉ đạt được sự tôn trọng trong công việc, mà còn dễ dàng xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong tình yêu và cả trong xã hội.

Trong mối quan hệ gia đình, lòng trung thực là chìa khóa để mở ra hạnh phúc và sự hiểu biết. Khi mỗi thành viên trong gia đình đều chia sẻ và trung thực với nhau, mọi khó khăn có thể vượt qua dễ dàng hơn. Trong tình yêu, sự trung thực giúp đôi lứa xây dựng nền tảng vững chắc, ngăn chặn sự hiểu lầm và giữ cho tình cảm luôn ấm áp và bền vững.

Lòng trung thực còn là yếu tố quan trọng trong giáo dục và hình thành tính cách của trẻ nhỏ. Việc khuyến khích trẻ từ nhỏ phát triển lòng trung thực giúp họ trở thành những người có trách nhiệm và sẵn lòng chấp nhận lỗi lầm để học từ chúng.

Tuy nhiên, cũng cần nhận ra rằng có những tình huống mà sự trung thực không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, trong lĩnh vực y học, bác sĩ có thể đối diện với quyết định khó khăn khi phải chọn giữa việc tiết lộ sự thật về tình trạng bệnh của bệnh nhân và việc giữ lại hy vọng cho họ. Trong trường hợp như này, sự trung thực có thể đánh đổi với lòng nhân đạo và mong muốn giúp đỡ người khác.

Để trở thành người trung thực, không chỉ đơn thuần là nói lời thật mà còn là khả năng kiểm chứng sự thật trước khi diễn đạt. Cuộc sống đầy rẫy những chuyện thị phi và thông tin giả mạo, vì vậy, trách nhiệm của mỗi người là đảm bảo rằng những điều họ nói và tin tưởng đều dựa trên sự thật.

Tóm lại, lòng trung thực không chỉ là một đức tính cá nhân, mà còn là một giá trị cốt lõi giúp xây dựng cộng đồng, mối quan hệ và cuộc sống cá nhân. Việc giữ cho lòng trung thực đồng hành với trách nhiệm và nhân đạo là chìa khóa để tạo ra một xã hội chân thực và hạnh phúc.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 4

Suốt hàng triệu năm lịch sử phát triển, loài người đã chứng kiến vô số di sản tạo nên những kỳ quan khiến thế giới trầm trồ, mỗi một tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hay văn hóa đều là một dấu ấn độc đáo trong quá trình tiến bộ. Tuy nhiên, nhưng nhà soạn kịch vĩ đại nhất thế giới, William Shakespeare, đã để lại một tuyên bố đầy ý nghĩa: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực". Sự đặc biệt của tuyên bố này đặt ra câu hỏi: Tại sao lòng trung thực lại được coi là quý giá hơn bất kỳ di sản nào khác?

Lòng trung thực, mặc dù không phải là một khái niệm mới, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị to lớn trong tư duy và quan niệm của chúng ta. Đó không chỉ là một đức tính cá nhân, mà còn là nền tảng của một nhân cách tốt và đạo đức. Sống chân thành, không giả dối không chỉ tạo nên cuộc sống tươi đẹp mà còn định hình xã hội, làm cho nó trở nên tiến bộ, văn minh và giữ được những giá trị nhân văn cao quý.

Chúng ta đã quá quen thuộc với những trường hợp tham nhũng, lạm dụng quyền lực làm rung động thế giới. Làm thế nào lòng trung thực có thể ngăn chặn những hành động đó? Làm thế nào nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin vào cuộc sống và mối quan hệ? Đã bao giờ chúng ta mất đi một người bạn thân chỉ vì thiếu lòng trung thực chưa?

Lòng trung thực không chỉ là một đức tính cá nhân, mà là một cơ sở cho sự hiểu biết và tôn trọng giữa con người với con người. Nó không chỉ là chìa khóa mở cánh cửa của thành công mà còn là yếu tố quan trọng giữa các mối quan hệ và cuộc sống cá nhân. Đối với những người trẻ chuẩn bị bước vào cuộc đời, lòng trung thực là một hành trang quan trọng, một lối sống để giữ vững giữa thách thức và thành công.

Như vậy, hãy đánh giá cao giá trị của lòng trung thực, không chỉ như một đức tính cá nhân mà còn như một di sản vô cùng quý giá. Nếu mỗi người sống chân thành, không giả dối, thế giới sẽ trở nên hòa bình hơn, xã hội sẽ phồn thịnh hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 5

William Shakespeare đã để lại một tuyên ngôn ý nghĩa: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực." Nhưng liệu chúng ta đã thấu hiểu đúng ý của ông về "trung thực" là gì chưa? "Trung thực" không chỉ đơn thuần là sự ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, mà còn bao gồm việc dám nhận lỗi khi chúng ta mắc phải sai lầm.

Ở mức độ cơ bản, "trung thực" trong cuộc sống có nghĩa là tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Đây là một phẩm chất cao đẹp làm nên bản lĩnh và nhân cách của con người. Người trung thực không chỉ tạo ra giá trị lòng tin mà còn giúp xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững.

Trung thực không chỉ là việc nói đúng mà còn là việc dũng cảm nhận trách nhiệm khi chúng ta mắc phải sai lầm. Sự trung thực làm cho xã hội trở nên trong sáng, ngăn chặn sự suy giảm đạo đức. Nó không chỉ loại bỏ sự giả tạo và đạo đức giả mạo mà còn giúp duy trì giá trị truyền thống của dân tộc.

Chúng ta luôn thấy rằng sự trung thực mang lại kết quả tích cực. Trong những lúc chúng ta mắc sai lầm, người trung thực không ngần ngại nhận lỗi và sửa chữa. Điều này giúp tạo ra một xã hội công bằng và xây dựng sự tin tưởng giữa con người và con người.

Ngược lại, sự gian dối và không trung thực sẽ làm biến tất cả chúng ta thành những kẻ giả tạo, và dần dần làm suy giảm đạo đức con người. Mặc dù lòng trung thực không mang lại giàu có và quyền lực, nhưng nó đem đến cho chúng ta một xã hội công bằng và đáng tin cậy, nơi mọi người có thể hòa mình vào lòng tin và chân thành của nhau.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 6

William Shakespeare, vị nhà văn vĩ đại của nước Anh, không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn được biết đến như một người tiên tri vượt thời đại. Tư tưởng của ông phản ánh tinh thần thời đại, và những lời của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn chúng ta, như câu nói nổi tiếng: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực."

"Có điều gì quý giá hơn lòng trung thực" thực sự là một quan điểm sâu sắc và chính xác. Lòng trung thực không chỉ là một đức tính, mà là một giá trị lớn của con người, biểu hiện sự chân thành trong tư duy, cách suy nghĩ và hành động. Người trung thực không bao giờ nói dối, không vòng vo, và không làm cho sự thật trở nên mơ hồ.

Chính sự trung thực này giúp xây dựng niềm tin và sự yêu quý từ mọi người. Nó tạo ra sự chân thành trong mối quan hệ, giảm bớt gian nan và làm cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Người trung thực được đánh giá cao trong công việc, vì họ không chỉ giữ lời hứa mà còn sẵn lòng nhận trách nhiệm và sửa chữa khi cần. Trong mọi khía cạnh, lòng trung thực chơi một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống của mỗi người.

Điều này trở nên rõ ràng hơn khi nghĩ về gia đình, nơi mà sự trung thực có thể tạo nên hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là kết quả của sự chia sẻ và trung thực giữa các thành viên. Trong tình yêu, lòng trung thực giữ cho mối quan hệ mạnh mẽ và ấm áp. Ngay cả đối với trẻ nhỏ, lòng trung thực với thầy cô, cha mẹ là cần thiết để xây dựng một cộng đồng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của họ.

Một số người có quan điểm "một là không nói dối, hai là không nói dối nhiều lần," và điều này là chính xác. Bởi vì nếu bạn bắt đầu bằng việc không trung thực, cuộc sống của bạn sẽ trở nên phức tạp hơn, gặp phải nhiều khó khăn và bạn sẽ cảm thấy kiệt sức vì phải giữ vai diễn trong bản kịch mà bạn đã tạo ra. Sự trung thực giúp người ta giữ danh dự và lòng tự trọng, làm cho mối quan hệ trở nên chân thành hơn và giúp họ tránh xa cảm giác cô độc.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào cũng cần phải nói ra mọi điều. Một ví dụ là bác sĩ không thể kể cho bệnh nhân biết mọi chi tiết về tình trạng sức khỏe của họ. Trong trường hợp này, sự không trung thực có thể xuất phát từ lòng nhân đạo, muốn giảm bớt nỗi lo âu của bệnh nhân và giữ cho họ sống lạc quan hơn.

Cuối cùng, lòng trung thực không chỉ là việc nói ra mọi điều, mà còn là sự chịu trách nhiệm kiểm chứng sự thật trước khi nói. Cuộc sống đầy những điều phiền toái và thông tin không chắc chắn, vì vậy trước khi đưa ra một câu chuyện, chúng ta cần kiểm tra sự đúng đắn của nó để tránh sự hiểu lầm và hỗn loạn trong xã hội.

Hãy sống với lòng trung thực, không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động và tư duy. Làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa và đáng sống bằng cách giữ cho trái tim mình chân thành và tâm hồn mình trong sạch.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 7

William Speare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 8

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt. Đức tính trung thực là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất nhũng loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… Người trung thực sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao. Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả. Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 9

Một trong những phẩm chất quan trọng trong việc tạo nên định hướng nhân cách chân chính của một con người chính là tính trung thực. "Trung thực" ở đây là sự thành thực không chỉ với mọi người, với công việc mà cả với chính bản thân mỗi người. Biểu hiện rõ nhất của tính trung thực đó là ngay thẳng, thật thà, không gian dối. Đối với học sinh, thứ nhất trung thực là không gian lận trong thi cử như: sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình, trao đổi bài, chép bài của nhau. Thứ hai, trung thực là phải ngay thẳng, không nói dối thầy cô, mắc lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu có thể làm một học sinh trung thực chắc chắn sẽ được thầy cô giáo yêu quý, các bạn tôn trọng và gần gũi, trở thành người đáng tin cậy. Tuy nhiên vẫn có những người thiếu trung thực, gian dối để được lợi cho mình, ví dụ như mượn bài của bạn chép để được điểm cao, nói dối cha mẹ đi học thêm ngoài giờ để đi chơi. Thiếu trung thực sẽ khiến nhân cách con người dần trở nên tha hóa, trở thành người gian dối, không còn ai tin tưởng và tôn trọng, bị mọi người xa lánh, cô lập. Vì vậy, mỗi người phải luôn trung thực, thật thà, phải mạnh tay lên án ngay những hành động, việc làm thiếu trung thực, không bao che, dung túng cho kẻ gian, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tính trung thực vào đời sống của mọi đối tượng, lứa tuổi.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 10

Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Thật đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà ai cũng mong muốn có cho mình trong cuộc sống. Trung thực là gì? Đó là cách sống ngay thẳng, không bao giờ nói dối, luôn đứng về phía đúng, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng với lương tâm của mình. Đức tính trung thực thể hiện ở rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như khi bạn sai lầm và can đảm nhận lỗi của mình. Trong kỳ thi, chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, gian trá. Trung thực còn giúp ta có được sự tín nhiệm, sự tin cậy của người khác. Trong công việc kinh doanh, nếu chúng ta trung thực với nhau, không gian dối, thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, ổn định và phát triển. Chúng ta cần phê phán những kẻ không trung thực và thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng tìm cách giải thích hay nói dối để trốn tránh tội lỗi, đó là hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không đáng tin cậy. Vì vậy, chúng ta cần phải đấu tranh loại bỏ thói quen xấu này ra khỏi xã hội. Trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để chúng ta theo đuổi. Hãy cùng chung tay để loại bỏ thói dối trá ra khỏi cuộc sống xã hội, và cùng tạo nên một thế giới mà mọi người có thể tin tưởng, sống bình đẳng và gắn kết với nhau.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 11

Để hoàn thiện bản thân, con người cần không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu, trong đó tính trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp cần phải có. Tính trung thực được định nghĩa là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, không nói dối người khác vì bất cứ mục đích gì và không có những hành vi gian xảo. Những người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, làm đúng và nói đúng, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối và sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải và sự thật. Họ được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý, đồng thời rèn luyện được những đức tính quý báu khác như cương trực và thẳng thắn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân và có người nói dối để trục lợi cho bản thân. Những người này đáng bị xã hội lên án và chỉ trích. Trong khi đó, những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có, cũng không đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Rèn luyện tính trung thực là cần thiết để hoàn thiện và phát triển bản thân. Không ai là hoàn hảo, nhưng khi ta cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra và tạo ra một khối xã hội trung thực.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 12

Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường... Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tai sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống. Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giới học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn,... và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống chúng ta không có trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa. Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong nghành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp. Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 13

Trung thực là đức tính quan trọng nhất mà mỗi con người cần có để sống thật thà và ngay thẳng. Một người trung thực sẽ không bao giờ sử dụng sự lừa gạt hay giả dối để lợi ích cho bản thân hoặc làm hại đến người khác. Họ luôn nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình và can đảm phản ánh những vấn đề xã hội. Sống trung thực mang lại sự thanh thản cho lòng, giữ cho lương tâm trong sạch và hưởng thụ được hạnh phúc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người trung thực cũng đáng tin cậy và được người khác kính trọng. Điều này giúp cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn. Trung thực là đức tính quý giá, nên mỗi người cần trân trọng và biểu dương nó. Tuy nhiên, đôi khi, lòng trung thực cần nhường chỗ để thực hiện những điều cao cả hơn, như tình thương yêu. Ví dụ, bác sĩ nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt với bệnh nhân hiểm nghèo để mang lại sự thanh thản cho họ trong những giờ cuối cùng của cuộc đời. Nếu thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện và cố gắng trở thành một người trung thực để có thể sống một cuộc đời hạnh phúc và thành công. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo.

Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực - mẫu 14

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt. Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao. Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả. Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên