Phân tích bài thơ Đưa ông phủ (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp Phân tích bài thơ Đưa ông phủ (hay phân tích bài thơ Bỡn Tri phủ Xuân Trường) hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Phân tích bài thơ Đưa ông phủ (hay, ngắn gọn)
Phân tích bài thơ Đưa ông phủ - mẫu 1
Tú Xương (1870-1907) họ tên là Trần Tế Xương, quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông là nhà thơ hiện thực trào phúng lỗi lạc nhất của nền văn học Việt Nam cận đại. Ông để lại khoảng 150 bài thơ, bài phú, văn tê bằng chữ Nôm.
Chất trào phúng trong thơ Tú Xươg vô cùng sắc bén: sự châm biếm, giễu cợt, đả kích đạt đến độ cay độc, khinh bỉ không thể nào nói hết. Bọn quan lại, quan Tây quan ta, những thầy đội, thầy đề, ông thông , ông phán, ông kí, những me Tây, những sư hổ mang,.. trở thành những chân dung biếm họa dưới ngòi bút ông Tú Vị Xuyên.
Bài thơ "Đưa ông phủ" là một trong những bức chân dung biếm họa ấy:
"Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên
Chữ chi, chữ chiểu không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền".
Hai câu thơ đầu chỉ là mấy nét phác họa nơi ông phủ làm quan:
"Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên"
Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định. Tri phủ là chức quan đứng đầu một phủ. Mấy niên là mấy năm. Ba chữ "được mấy niên" vừa là sự nhẩm tính của tác giả, vừa là hỏi một cách bang quơ, giễu cợt. Hạt có nghĩa là vùng, "hạt ấy" là nơi ấy, vùng ấy. Hai tiếng "nhờ trời" với ba chữ "cũng bình yên" là một cách nói chế giễu, châm biếm; ông phủ được làm quan nhờ một nơi "bình yên", đám dân đen dễ bảo, dễ đèo đầu cưỡi cổ, bổng lộc ấy là "nhờ trời", được trời ban cho. Ở đây tiếng cười của nhà thơ mới chỉ là cười mỉm.
Hai câu thơ 3, 4 gợi lên cái thần bức biếm họa ông phủ. Tác giả không vẽ ông phủ có bộ mặt phì nộn như quan phụ mẫu trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan; cũng không có cung cách như tri phủ Tú Ân trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Tác giả cũng không nói đến áo quần sang trọng, bài ngà, cái giọng nhà quan có gang có thép của quan tri phủ. Mà Tú Xương chỉ nói đến cái tay, cái bút, cái hành động rất "quen", rất thành thạo của quan tri phủ Xuân Trường mà thôi:
"Chữ y chữ chiểu không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ tiền."
Ý nghĩa là bằng lòng, đồng ý; chiểu nghĩa là căn cứ vào đó mà thi hành. Y và chiểu là ngôn từ trong văn bản hành chính mà bọn quan lại ngày trước thường dùng. Câu thơ thứ ba này có dị bản: "Chữ tra, chữ cứu không phê đến". Tra, cứu nghĩa là điều tra, xét hỏi.
Việc quan, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí không ngó ngàng đến, "không phê đến" một chữ "y, một chữ "chiểu" nào. Trái lại, "một chữ tiền" tri phủ lại "quen phê" Ba chữ "chỉ quen phê" đã làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của "quan phụ mẫu" này! "Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê", quan "chỉ quen phê một chữ tiền" là thế! Những dân đen "khốn nạn" đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi cho tri phủ. "Ông chỉ quen phê một chữ tiền" bởi lẽ "vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi" (Nguyễn Công Hoan).
Tú Xương đã dùng lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ để châm biếm một cách sâu cay thói tham nhũng, đục khoét dân của tri phủ Xuân Trường, của bọn quan lại gian tham trong xã hội thực dân phong kiến. "Một chữ tiền" đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối với bọn tham quan ô lại thời bấy giờ! Giọng thơ khinh bỉ, mỉa mai bao trùm bài thơ.
"Đưa ông phủ" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo: giàu giá trị hiện thực trào phúng.
Nguyễn Khuyến, người cùng thời với Tú Xương, trong một bài thơ "Vịnh Kiều" đã viết:
"Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?"
Cùng với câu thơ của Tú Xương: "Ông chỉ quen phê một chữ tiền" đã để lại bao ám ảnh ghê gớm! Một thế kỉ sau, chữ tiền trong thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương ... còn gợi ra bao điều xấu xa ghê tởm về nạn tham quan ô lại, về "quốc nạn" tham nhũng trong lòng người!
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:
- Mục lục văn NGHỊ LUẬN VĂN HỌC lớp 9 tập 1
- Mục lục văn NGHỊ LUẬN VĂN HỌC lớp 9 tập 2
- Phân tích bài thơ "Khúc ngâm đêm lạnh"
- Phân tích bài thơ "Vịnh Đổng Thiên Vương"
- Giới thiệu về Tú Xương
- Phân tích bài thơ "Thương vợ"
- Phân tích bài thơ "Đưa ông phủ"
- Phân tích bài thơ "Khoảng trời - Hố bom"
- Hai câu kết bài thơ "Đề đền Sầm Nghi Đống"
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều