Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Tài liệu chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường Vật Lí lớp 10 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 10.

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Xem thử

Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Theo Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV thông qua vào tháng 11 năm 2020, môi trường được định nghĩa như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, chúng bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

- Môi trường tự nhiên gồm các thành phần như đất, nước, không khí, sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, âm thanh, ánh sáng, trường điện từ, chất phóng xạ và các hình thái vật chất khác.

- Môi trường xã hội chính là tổng thể các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua hệ thống luật pháp, thể chế, quy định, cam kết,...

- Môi trường nhân tạo chính là đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

Quảng cáo

2. Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị tác động tiêu cực, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

- Các dạng ô nhiễm chính: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí.

+) Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh nguy hiểm đường hô hấp.

+) Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng gây ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác.

+) Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và sinh vật.

- Một số dạng ô nhiễm khác: ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ...

+) Ô nhiễm ánh sáng: chủ yếu do hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí, gây ra những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.

+) Ô nhiễm tiếng ồn: xảy ra do tiếng ồn trong môi trường kéo dài hoặc có mức cường độ âm vượt quá ngưỡng nhất định, gây khó chịu và nhiều bất lợi cho con người và động vật.

Quảng cáo

5. Biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu ở bề mặt Trái Đất, bao gồm khí quyển, sinh quyển, thủy quyển, thạch quyển.

- Sơ đồ nguyên nhân, biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu như sau:

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Sơ đồ nguyên nhân, biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu

4. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, gia đình; được thực hiện thống nhất bởi các cơ quan chức năng kết hợp phát huy vai trò của nhà trường, cộng đồng và các tổ chức xã hội.

- Môi trường bền vững: Duy trì sự cân bằng giữa việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Xã hội bền vững: Phát triển công bằng xã hội, tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội phát triển bản thân và có điều kiện sống ngày một nâng cao

Quảng cáo

- Kinh tế bền vững: Đảm bảo sự phát triển của hệ thống kinh tế trong mối quan hệ hài hòa với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Các chiến lược bảo vệ môi trường

- Các chiến lược quốc tế để bảo vệ môi trường

+) Văn bản quốc tế đầu tiên về môi trường là tuyên ngôn Stockholm năm 1972.

+) Các hiệp ước quốc tế và các ngày thế giới về môi trường ở phạm vi toàn cầu cũng được tăng lên đáng kể như: Ngày Trái Đất (ngày 22/4, bắt đầu từ năm 1970 để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất); Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (1972); Giao thức Montreal (1987); Ngày Môi trường Thế giới (ngày 5/6, bắt đầu từ năm 1990, để người dân trên toàn thế giới cùng tham gia các hoạt động khác nhau nhằm bảo vệ môi trường); Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất Liên hợp quốc (1992); Danh sách đỏ Liên minh bảo tồn Quốc tế IUCN (1994) và gần đây nhất là Hiệp ước Paris (2017) về môi trường quy tụ số nước kí kết lớn nhất là 197 nước.

- Chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam: Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với công cuộc phát triển bền vững, Việt Nam đã có những hành động cụ thể như chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2020. Trong luật này có 7 nguyên tắc thiết yếu với những nội dung liên quan đến môi trường tự nhiên như:

+) Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với quản lí tài nguyên.

+) Ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lí rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng.

6. Vai trò cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

+) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

+) Giảm thiểu, xử lí và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư.

+) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

+) Có công trình vệ sinh theo quy định.

+) Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh.

+) Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường cũng sẽ bị xử lí trách nhiệm theo pháp luật.

- Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng phải có những hành động cụ thể, góp phần vào việc bảo vệ môi trường như:

+) Phân loại rác thải phục vụ cho việc xử lí rác thải đạt hiệu quả cao nhất.

+) Tiết kiệm điện, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.

+) Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế khí thải.

+) Hạn chế sử dụng hoá chất trong công, nông nghiệp cũng như hạn chế sử dụng chất thải nhựa trong đời sống hàng ngày.

- Tăng cường trồng cây gây rừng để hấp thụ carbon dioxide và cung cấp nguồn khi oxygen cho không

khí.

II. NĂNG LƯỢNG TÁl TẠO VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ THU NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

1. Phân loại năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

- Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.

- Năng lượng không tái tạo là các loại năng lượng phải mất một thời gian dài để hình thành. Hầu hết các loại năng lượng không tái tạo là nhiên liệu hóa thạch được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm.

2. Vai trò của năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo có vai trò quang trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững, cụ thể:

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

- Năng lượng tái tạo có trữ lượng vô hạn, do đó có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân, góp phần tránh được các hậu quả có hại đến môi trường.

- Việc phát triển năng lượng tái tạo được xem là bước đi tiên phong cho việc giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, từ đó hướng tới một nền tăng trưởng năng lượng xanh, hiện đại.

- Tại Việt Nam, việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là chiến lược phù hợp, quan trọng vì ít rủi ro hơn, góp phần tăng cường nguồn cung trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu nước ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời giảm tác động làm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

3. Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo

3.1. Thủy điện

- Nhà máy thủy điện khai thác thế năng trọng trường của dòng nước chuyển thành động năng làm quay tuabin để tạo ra điện

- Lợi ích lớn nhất của thủy điện là không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn nhà máy nhiệt điện.

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

3.2. Công nghệ nhiên liệu sinh khối

- Năng lượng sinh khối là năng lượng bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi sinh khối, trong đó sinh khối có thể được sử dụng trực tiếp như nhiên liệu tự nhiên đốt hoặc xử lí thành năng lượng sinh học ở dạng lỏng và dạng khí.

- Một số nhiên liệu sinh học như: ethanol (một loại rượu), dầu sinh học (biodiesel), khí sinh học (biogas) ...

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

3.3. Công nghệ thu năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là năng lượng được chuyển đổi từ ánh sáng mặt trời thành các dạng năng lượng có thể sử dụng.

- Điện mặt trời: Để thu được năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng, người ta sử dụng pin mặt trời hay pin quang điện được cấu thành từ rất nhiều tế bào quang điện, là một thiết bị điện tử sử dụng chất bán dẫn, ứng dụng hiện tượng biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng (gọi là hiện tượng quang dẫn).

- Nhiệt mặt trời: Quang năng từ bức xạ điện từ Mặt Trời được chuyển hóa trực tiếp thành nhiệt năng và được sử dụng trong một số thiết bị như: bếp và máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.

+) Nguyên lí hoạt động của bếp năng lượng mặt trời là sử dụng một gương parabol để hội tụ toàn bộ ánh sáng mặt trời về một vùng nhỏ.

+) Máy nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng nguyên lí đối lưu và hiệu ứng lồng kính để chuyển hóa quang năng thành nhiệt năng.

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

3.4. Công nghệ thu năng lượng gió

- Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong khí quyển Trái Đất được khai thác để sản xuất điện thông qua các tuabin gió.

- Năng lượng gió xuất hiện khắp thế giới và có thể góp phần làm đa dạng nguồn năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường lớp 10

III. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM

1. Các dạng năng lượng đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay

- Các nguồn năng lượng hóa thạch: Năng lượng từ than đá, năng lượng từ dầu khí.

- Các nguồn năng lượng tái tạo: Năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt.

2. Tác động của việc sử dụng năng lượng đến môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam

- Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả gây nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan như nắng nóng khắc nghiệt, cháy rừng, bão lũ đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, đồng thời gây ra những hiểm họa đối với sức khỏe, an ninh và phát triển kinh tế.

- Nhu cầu năng lượng điện cho sản xuất và sinh hoạt ở các quốc gia và Việt Nam càng ngày càng tăng, nhiều nhà máy điện được xây dựng. Các nhà máy thủy điện xây dựng ở thượng nguồn các con sông làm ảnh hưởng đến dòng nước ở hạ lưu gây ra biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.

- Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thải nhiều khói bụi, khí CO2 làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu góp phần gây ra sự nóng lên của toàn cầu.

3. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong đời sống và sản xuất

- Sử dụng năng lượng hiệu quả là mục tiêu của những nỗ lực nhằm giảm năng lượng cần thiết cung cấp cho sản xuất và dịch vụ, giảm nhu cầu sử dụng đối với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

+ Tăng nhiệt độ của tủ lạnh.

+ Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng.

+ Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng thay thế đồ gia dụng cũ.

+ Không lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa.

+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

+ Nên đi bộ, đi xe đạp, sử dụng các phương tiện công cộng.

IV. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch

- Nhiên liệu hóa thạch được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm và không thể tái tạo. Các nhiên liệu này chứa hàm hượng carbon và hydrocarbon cao.

- Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, carbon và hydrocarbon đều bị oxi hóa thành carbon dioxide CO2 và nước, ngoài ra còn thải nhiều chất độc hại như benzen, formaldehyde, nitrogen dioxide NO2, sulfur dioxide SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng.

2. Các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid

- Mưa acid là hiện tượng một số loại acid như sulfuric acid H2SO4, nitric acid HNO3 lắng đọng trong khí quyển và rơi xuống mặt đất dưới nhiều dạng khác nhau: mưa, tuyết, sương mù hoặc thậm chí là không khí khô mang theo các hạt acid di chuyển trong khí quyển.

- Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và cảnh quan môi trường khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tác

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 10 các chương hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên