Chuyên đề Mở đầu Vật Lí 10
Tài liệu chuyên đề Mở đầu Vật Lí lớp 10 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 10.
Chuyên đề Mở đầu Vật Lí 10
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Vật lí học và phương pháp nghiên cứu
A TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí và mục tiêu của môn vật lí
- Vật lí học là môn khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
- Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất đa dạng, từ Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học đến Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.
- Mục tiêu của việc học tập môn Vật lí ở cấp trung học phổ thông là giúp các em hình thành, phát triển năng lực Vật lí với các biểu hiện chính sau:
+) Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường.
+) Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
+) Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
2. Vai trò của Vật lí đối với cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Trong cuộc sống, tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiều vật dụng.
- Vật lí học là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Nhiều thành tựu của vật lí học được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại kĩ thuật và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật lí.
3. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí
- Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà Vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này có tiến trình gồm các bước như sau:
Bước 1: Quan sát, suy luận.
Bước 2: Đề xuất vấn đề.
Bước 3: Hình thành giả thuyết.
Bước 4: Kiểm tra giả thuyết.
Bước 5: Rút ra kết luận.
Sơ đồ minh họa phương pháp nghiên cứu khoa học
- Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
+) Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thiết nào đó. Kết quả mới này cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới.
+) Phương pháp mô hình dùng các mô hình (mô hình vật chất, mô hình lí thuyết, mô hình toán học ...) để nghiên cứu, giải thích các tính chất của vật thật, tìm ra cơ chế hoạt động của nó,...
Sơ đồ minh họa phương pháp thực nghiệm
Sơ đồ minh họa phương pháp mô hình
B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG
Câu 1.Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là
A. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
B. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
C. Sự cấu tạo chất và năng lượng.
D. Các dạng vận động của vật chất và sự biến đổi của các chất.
Câu 2.Tiến trình chung của quá trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước:
A. Đề xuất vấn đề; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận.
B. Hình thành giả thuyết; Quan sát, suy luận; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận.
C. Quan sát, suy luận; Đề xuất vấn đề; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận.
D. Đề xuất vấn đề; Quan sát, suy luận; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận.
Câu 3.Nền tảng internet kết hợp với điện thoại thông minh và một số thiết bị công nghệ là ứng dụng của Vật lí trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Thông tin liên lạc.
B. Y tế.
C. Công nghiệp.
D. Nghiên cứu khoa học.
Câu 4.Ứng dụng nào sau đây không phải là thành tựu của Vật lí trong lĩnh vực Y học?
A. Chụp X-quang.
B. Chụp cắt lớp vi tính (CT).
C. Xạ trị.
D. Nhiễu xạ tia X.
Câu 5.Ứng dụng nào sau đây là thành tựu của Vật lí trong nghiên cứu khoa học?
A. Chụp cắt lớp vi tính (CT).
B. Kính hiển vi điện tử.
C. Cảm biến đo độ ẩm của đất.
D. Cửa đóng mở tự động.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây không phải là vai trò của Vật lí học?
A. Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên.
B. Vật lí là cơ sở của công nghệ.
C. Vật lí giúp tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
D. Vật lí gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
Câu 7.Thành tựu nào sau đây có thể minh họa cho phương pháp mô hình trong nghiên cứu Vật lí?
A. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học.
B. Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên.
C. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Einstein xây dựng thuyết tương đối.
Câu 8.Thành tựu nào sau đây có thể minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí?
A. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học.
B. Planck xây dựng thuyết lượng tử.
C. Sự ra đời lí thuyết và thực hành mạch LC.
D. Einstein xây dựng thuyết tương đối.
An toàn trong phòng thực hành - Đơn vị và sai số trong vật lí
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
- Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
- Chỉ cắm phích/ giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.
- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.
- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
- Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.
Một số kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm | |||
Kí hiệu |
Mô tả |
Kí hiệu |
Mô tả |
DC hoặc dấu - |
Dòng điện một chiều |
“+” hoặc màu đỏ |
Cực dương |
AC hoặc dấu ~ |
Dòng điện xoay chiều |
“-” hoặc màu xanh |
Cực âm |
Input (I) |
Đầu vào |
Dụng cụ đặt đứng |
|
Output |
Đầu ra |
Tránh ánh sáng mặt trời |
|
Bình khí nén áp suất cao |
Dụng cụ dễ vỡ |
||
Cảnh báo tia laser |
Không được phép bỏ vào thùng rác |
||
Nhiệt độ cao |
|||
Từ trường |
Lưu ý cẩn thận |
Một số biển báo trong phòng thí nghiệm | |||
Kí hiệu |
Mô tả |
Kí hiệu |
Mô tả |
Chất độc sức khỏe |
Nơi nguy hiểm về điện |
||
Chất độc môi trường |
Nơi cấm lửa |
||
Chất dễ cháy |
Nơi có chất phóng xạ |
||
Chất ăn mòn |
Lối thoát hiểm |
II. ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ TRONG VẬT LÍ
1. Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất
Hệ đơn vị SI là hệ thống đơn vị đo các đại lượng vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở 7 đơn vị cơ bản như bảng 1 .
Bảng 1. Các đơn vị cơ bản trong hệ SI
TT |
Đại lượng |
Tên đơn vị |
Kí hiệu đơn vị |
1 |
Độ dài |
mét |
m |
2 |
Khối lượng |
kilôgam |
kg |
3 |
Thời gian |
giây |
s |
4 |
Cường độ dòng điện |
ampe |
A |
5 |
Nhiệt độ nhiệt động lực |
kenvin |
K |
6 |
Lượng chất |
mol |
mol |
7 |
Cường độ sáng |
candela |
cd |
Khi số đo của đại lượng đang xem xét là một bội số hoặc ước số thập phân của 10 , ta có thể sử dụng tiếp đầu ngữ (như bảng 2) để phần số đo được trình bày ngắn gọn.
Bảng 2. Tên và kí hiệu tiếp đầu ngữ của bội số, ước số thập phân của đơn vị
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Y |
yotta |
k |
kilo |
p |
pico |
|||
Z |
zetta |
h |
hecto |
n |
nano |
|||
E |
eta |
da |
deka |
micro |
||||
P |
peta |
y |
yokta |
m |
mili |
|||
T |
tera |
z |
zepto |
c |
centi |
|||
G |
giga |
a |
atto |
deci |
||||
M |
mega |
f |
femto |
Ngoài 7 đơn vị cơ bản, những đơn vị còn lại được gọi là đơn vị dẫn xuất. Mọi đơn vị dẫn xuất đều có thể phân tích thành các đơn vị cơ bản dựa vào mối liên hệ giữa các đại lượng tương ứng.
Bảng 3. Các đơn vị dẫn xuất
TT |
Đại lượng |
Tên đơn vị |
Kí hiệu đơn vị |
|
Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn | ||||
1 |
Góc phẳng |
rađian |
rad |
|
2 |
Diện tích |
mét vuông |
|
|
3 |
Thể tích |
mét khối |
||
4 |
Tần số |
héc |
||
5 |
Tốc độ góc |
rađian trên giây |
||
6 |
Gia tốc góc |
rađian trên giây bình phương |
||
7 |
Vận tốc |
mét trên giây |
||
8 |
Gia tốc |
mét trên giây bình phương |
||
Đơn vị cơ |
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 10 các chương hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều