60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Với 60 câu trắc nghiệm Từ trường (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Từ trường (cơ bản - phần 1).

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Quảng cáo

Bài 1: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Niken và hợp chất của niken.

C. Cô ban và hợp chất của cô ban.

D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Vật liệu dùng để làm nam châm thường là các chất (hoặc các hợp chất của chúng): sắt, niken, côban, mangan, gađôlinium, disprôsium.

Bài 2: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên.

B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

D. Câu C và B đúng.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Khi đưa các cực của nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.

Bài 3: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

Quảng cáo

A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.

C. Mọi nam châm đều hút được sắt.

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Điều này chỉ đúng khi kim nam châm nằm cân bằng ở trạng thái tự do.

Bài 4: Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu

A. kim nam châm chỉ hướng Đông – Tây thì tại điểm đó có từ trường.

B. kim nam châm chỉ hướng Đông – Nam thì tại điểm đó không có từ trường.

C. kim nam châm chỉ hướng Tây – Bắc thì tại điểm đó không có từ trường.

D. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Tại một điểm có từ trường thì kim nam châm sẽ lệch khỏi hướng Bắc – Nam.

Bài 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?

A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Thực nghiệm chứng tỏ hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

Quảng cáo

Bài 6: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác.

D. đều dao động.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Thực nghiệm chứng tỏ khi hai sợi dây mang hai dòng điện chạy cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau.

Bài 7: Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.

B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam.

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Lực do Trái Đất tác dụng lên vật nặng là trọng lực.

Bài 8: Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ:

A. tương tác giữa hai nam châm.

B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.

C. tương tác giữa các điện tích đứng yên.

D. tương tác giữa nam châm và dòng điện.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Tương tác giữa các điện tích đứng yên là tương tác điện.

Quảng cáo

Bài 9: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Một dây dẫn thẳng, dài.

B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.

C. Một nam châm thẳng.

D. Một kim nam châm.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Từ trường tồn tại xung quanh nam châm hay dòng điện, không tồn tại xung quanh một dây dẫn.

Bài 10: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật.

B. tác dụng lực điện lên điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.

D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian xung quanh dòng điện, điện tích chuyển động hoặc nam châm và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.

Bài 11: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Bài 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ?

A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường cong kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

Bài 13: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Các đường sức từ của cùng một từ trường không thể cắt nhau.

Bài 14: Điểm khác nhau cơ bản của đường sức điện tĩnh và đường sức từ là

A. đường sức điện luôn là đường thẳng, đường sức từ luôn là đường cong.

B. đường sức điện luôn được vẽ mau hơn đường sức từ.

C. đường sức điện luôn là những đường cong hở, đường sức từ là những đường cong kín.

D. đường sức điện luôn ngược chiều với đường sức từ.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Đường sức điện luôn là những đường cong hở, đường sức từ là những đường cong kín.

Bài 15: Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

Bài 16: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.

B. song song.

C. thẳng song song.

D. thẳng song song và cách đều nhau.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Bài 17: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Từ trường trong lòng nam châm chữ U là từ trường đều nên các đường sức từ là những đường thẳng song song cách đều.

Bài 18: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.

B. Vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện.

D. Song song với các đường sức từ.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Phương của lực từ vuông góc với dây dẫn mang dòng điện và vecto cảm ứng từ (các đường sức từ).

Bài 19: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiều dài dây dẫn mang dòng điện.

D. điện trở dây dẫn.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Lực từ F = BlIsinα, không phụ thuộc vào điện trở dây dẫn.

Bài 20: Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây:

A. quy tắc bàn tay phải.

B. quy tắc cái đinh ốc.

C. quy tắc nắm tay phải.

D. quy tắc bàn tay trái.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện ta sử dụng quy tắc bàn tay trái.

Bài 21: Chọn một đáp án sai.

A. Khi một dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì không chịu tác dụng bởi lực từ.

B. Khi dây dẫn có dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn là cực đại.

C. Giá trị cực đại của lực từ tác dụng lên dây dẫn dài l có dòng điện I đặt trong từ trường đều B là Fmax = IBl.

D. Khi dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây là Fmax = IBl.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Khi dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây là F = 0 (do sinα = 0).

Bài 22: Chọn một đáp án sai “lực từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện đi qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi”:

A. dòng điện đổi chiều.

B. từ trường đổi chiều.

C. cường độ dòng điện thay đổi.

D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Khi dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều thì góc hợp bởi chiều dòng điện và chiều từ trường không đổi nên lực từ không đổi.

Bài 23: Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung.

B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ.

C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng.

D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Nếu có 1 cạnh của khung đặt song song với các đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên cạnh đó.

Bài 24: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: I và B cùng phương nên lực từ F = 0.

Bài 25: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (trái qua phải), chiều cảm ứng từ (trong ra ngoài) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (trên xuống dưới) chỉ chiều lực từ.

Bài 26: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: D.

HD Giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (trong ra ngoài), chiều cảm ứng từ (phải qua trái) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (trên xuống dưới) chỉ chiều lực từ.

Bài 27: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.

D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

Lời giải:

Đáp án: A.

HD Giải: I song song với B nên sinα = 0, F = 0.

Bài 28: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. bằng không.

B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây.

C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung.

D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (tuỳ theo các cạnh), chiều cảm ứng từ (ngoài vào trong) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (chiều kéo dãn khung ra) chỉ chiều lực từ.

Bài 29: Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ chiều như hình vẽ thì lực từ có tác dụng gì:

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. lực từ làm dãn khung.

B. lực từ làm khung dây quay.

C. lực từ làm nén khung.

D. lực từ không tác dụng lên khung.

Lời giải:

Đáp án: C.

HD Giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (tuỳ theo các cạnh), chiều cảm ứng từ (dưới lên trên) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (chiều nén khung lại) chỉ chiều lực từ.

Bài 30: Chọn phát biểu sai. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của một dòng điện chạy trong một dây dẫn có dạng nhất định

A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.

B. không phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.

C. phụ thuộc vào vị trí điểm ta xét.

D. phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

Lời giải:

Đáp án: B.

HD Giải: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của một dòng điện chạy trong một dây dẫn có dạng nhất định phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.

Bài tập bổ sung

Câu 1: Trong một nam châm điện, lõi của nam châm có thể dùng là

A. Kẽm.

B. Sắt non.

C. Đồng.

D. Nhôm.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. Các đường sức là các đường tròn;

B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;

C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;

D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.

Câu 3: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 4: Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thề nằm cân bằng theo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đang nằm tại

A. địa cực từ.

B. xích đạo.

C. chí tuyến bắc.

D. chí tuyến nam.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?

A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam.

B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đất.

C. Bắc cực từ gần địa cực Nam.

D. Nam cực từ gần địa cực Bắc

Câu 6: Từ trường không tương tác với

A. các điện tích chuyển động

B. các điện tích đứng yên

C. nam châm đứng yên

D. nam châm chuyển động

Câu 7: Chọn câu sai? Từ trường tồn tại ở gần

A. một nam châm

B. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát

C. dây dẫn có dòng điện

D. chùm tia điện tử

Câu 8: Chọn câu sai?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường

Câu 9: Chọn câu sai ? Đường sức của từ trường

A. là những đường cong kín.

B. là những đường cong không kín.

C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

D. không cắt nhau.

Câu 10: Kim nam châm ở hình dưới có

60 câu trắc nghiệm Từ trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. đầu trên là cực Bắc, đầu dưới là cực Nam.

B. đầu dưới là cực Bắc, đầu trên là cực Nam.

C. cực Bắc ở gần thanh nam châm hơn.

D. không xác định được các cực.

Câu 11: Một nam châm vĩnh cữu không tác dụng lực lên

A. thanh sắt chưa bị nhiễm từ

B. điện tích không chuyển động

C. điện tích chuyển động

D. thanh sắt đã bị nhiễm từ

Câu 12: Dùng nam châm thử ta có thể biết được

A. Hướng của vectơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử

B. Độ lớn và hướng cả vectơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử

C. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử

D. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử

Câu 13: Chọn câu sai? Lực từ là lực tương tác

A. giữa hai nam châm

B. giữa hai điện tích đứng yên

C. giữa hai dòng điện

D. giữa một nam châm và một dòng điện

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tu-truong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên