50 bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm đối với toàn mạch có đáp án chi tiết (phần 2)
Câu 26. Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 8 (phút). B. t = 25 (phút).
C. t = 30 (phút). D. t = 50 (phút).
Chọn D.
Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước, trong cả 3 trường hợp nhiệt lượng mà nước thu vào đều như nhau.
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Nhiệt lượng dây R1 toả ra trong thời gian đó là:
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nhiệt lượng dây R2 toả ra trong thời gian đó là:
- Khi dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì sẽ sôi sau thời gian t.
Nhiệt lượng dây toả ra trong thời gian đó là:
với R = R1 + R2 ta suy ra t = t1 + t2 ↔ t = 50 (phút)
Câu 27. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Chọn B.
- Đoạn mạch gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R, khi đó mạch điện có thể coi tương đương với một nguồn điện có E = 12 (V), điện trở trong r’ = r // R1 = 2 (Ω), mạch ngoài gồm có R
- Công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị max khi R = r’ = 2 (Ω)
Câu 28. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
B.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Chọn A.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có U = E – Ir với E = hằng số, khi I tăng thì U giảm.
Câu 29. Biểu thức nào sau đây là không đúng?
Chọn C.
- Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch:
- Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch:
Câu 30. Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Chọn D.
- Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch:
khi R rất lớn thì I ≈ 0 khi đó E = U + Ir ≈ U
- Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Câu 31. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω). B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω). D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
Chọn C.
- Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Suy ra suất điện động của nguồn điện là E = 4,5 (V).
- Áp dụng công thức E = U + Ir với I = 2 (A) và U = 4 (V) ta tính được điện trở trong của nguồn điện là r = 0,25 (Ω).
Câu 32. Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc thêm một vôn kế giữa hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Thay điện trở nói trên bằng một điện trở khác trị số. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế trong hai trường hợp cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
Chọn C.
Đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong hai trường hợp
ta có hệ phương trình:
giải hệ phương trình ta được E và r.
Câu 33. Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch:
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của mạch.
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở ngoài.
Chọn D.
Theo định luật Ôm với toàn mạch ta có:
Do đó cường độ dòng điện cho toàn mạch tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở ngoài.
Câu 34. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Chọn C.
Ta có: UN = E - Ir do đó hiệu điện thế mạch ngoài giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
Câu 35. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = Ir B. UN = E - Ir
C. UN = I(RN + r) D. UN = E + Ir
Chọn B.
Ta có: UN = E - Ir
Câu 36. Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài tăng hai lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính:
A. giảm hai lần. B. tăng hai lần.
C. không đổi. D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.
Chọn D.
Ta có:
Do đó khi RN tăng hai lần
suy ra I' = I.
Câu 37. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch:
A. tăng rất lớn. B. giảm về 0.
C. tăng giảm liên tục. D. không đổi so với trước.
Chọn A.
Hiện tưởng đoản mạch xảy ra khi
Khi đó cường độ dòng điện tăng rất lớn.
Câu 38. Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng biểu thức:
Chọn B.
Câu 39. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A). B. I = 12 (A).
C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A).
Chọn C.
Ta có:
Câu 40. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V). B. E = 12,25 (V).
C. E = 14,50 (V). D. E = 11,75 (V).
Chọn B.
Ta có:
⇒ E = I(RN + r) = 2,5.4,9 = 12,25V
Câu 41. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω). B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω). D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
Chọn C.
Khi biến trở rất lớn suy ra I = 0.
Khi đó UN = E - Ir = E = 4,5V .
Khi I = 2, UN = 4.
Ta có:
Mặt khác:
⇒ r = 0,25Ω
Câu 42. Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong là 0,5Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3(A). B. 0,6(A).
C. 0,5(A). D. 2(A).
Chọn C.
Cường độ dòng điện trong mạch là:
Câu 43. Một mạch điện có nguồn là một pin 9V, điện trở trong 0,5Ω và mạch ngoài gồm hai điện trở 8Ω mắc song song. Cường độ dòng điện toàn mạch là:
A. 2(A). B. 4,5(A).
C. 1(A). D. 18/33(A).
Chọn A.
Khi mắc song song 2 điện trở trên
Cường độ dòng điện trong mạch là:
Câu 44. Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10Ω, điện trở trong là 1Ω có dòng điện đi qua là 2A. Hiệu điện thế hai đầu nguồn và suất điện động của nguồn là:
A. 10(V) và 12(V). B. 20(V) và 22(V).
C. 10(V) và 2(V). D. 2,5(V) và 0,5(V).
Chọn B.
Ta có: U = RN.I = 20 (V), E = (RN + r)I = 22V.
Câu 45. Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là:
A. 5. B. 6.
C. 4. D. Không xác định được.
Chọn B.
Ta có:
Khi xảy ra đoản mạch:
Câu 46. Một acquy có ghi 3V, điện trở trong 20 mΩ. Khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là:
A. 150(A). B. 0,06(A).
C. 15(A). D. 20/3(A).
Chọn A.
Khi xảy ra đoản mạch:
Câu 47. Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì
A. độ sụt thế trên R2 giảm. B. dòng điện qua R1 không thay đổi.
C. dòng điện qua R1 tăng lên. D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.
Chọn B.
Khi R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số R2 thì hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 không đổi nên dòng điện qua R1 không đổi.
Câu 48. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Chọn B.
Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì R = r = 2Ω.
Câu 49. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Câu 49. Chọn B.
Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì R1 + R = r ⇔ R = 2Ω.
Câu 50. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Chọn C.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất khi
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Dạng 1: Định luật Ôm cho mạch kín
- Trắc nghiệm Định luật Ôm cho mạch kín
- Dạng 2: Ghép các nguồn điện thành bộ
- Trắc nghiệm Ghép các nguồn điện thành bộ
- Dạng 3: Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu
- Trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu
- 50 bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm đối với toàn mạch có đáp án chi tiết (phần 1)
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: fb.com/groups/hoctap2k4/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 11
- Soạn Văn 11 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 11
- Giải bài tập Toán 11
- Giải bài tập Toán 11 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 (100 đề)
- Bài tập trắc nghiệm Hình học 11
- Đề kiểm tra Toán lớp 11 (40 đề)
- Giải bài tập Vật lý 11
- Giải bài tập Vật lý 11 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 (70 đề)
- Giải bài tập Hóa học 11
- Giải bài tập Hóa học 11 nâng cao
- Chuyên đề Hóa học 11
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 (70 đề)
- Giải bài tập Sinh học 11
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 (45 đề)
- Chuyên đề Sinh học 11
- Giải bài tập Địa Lí 11
- Giải bài tập Địa Lí 11 (ngắn nhất)
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11
- Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 (30 đề)
- Đề kiểm tra Địa Lí 11 (72 đề)
- Giải bài tập Tiếng anh 11
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải bài tập Tiếng anh 11 thí điểm
- Giải bài tập Lịch sử 11
- Giải bài tập Lịch sử 11 (ngắn nhất)
- Giải tập bản đồ Lịch sử 11
- Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 (50 đề)
- Giải bài tập GDCD 11
- Giải bài tập GDCD 11 (ngắn nhất)
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 (38 đề)
- Giải bài tập Tin học 11
- Giải bài tập Công nghệ 11
2004 - Toán Lý Hóa