Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm.

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

A. Lí thuyết và phương pháp giải

Các bước tìm lực Fdo các điện tích q1, q2; ... tác dụng lên điện tích q0 như sau:

Bước 1: Xác định vị trí điểm đặt lực tác dụng của các điện tích (vẽ hình)

Bước 2: Vẽ hình xác định các lực F10;F20;lần lượt do các điện tích q1, q2; ... tác dụng lên điện tích q0

Bước 3: Tính độ lớn các lực F10;F20;

Bước 4: Từ hình vẽ kết hợp toán học để xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F

Trường hợp chỉ có 2 điện q1 và q2 tác dụng lực lên điện tích q0 thì ta áp dụng công thức tổng quát sau: F=F102+F202+2.F10.F20.cosα

Một số trường hợp đặc biệt

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

B. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC. Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4m và BC = 5m. Điện tích tại A là qA=5,0μC, tại B là qB=5,0μC, tại C là qC=4,0μC. Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Lực tác dụng lên điện tích tại A: FA=FCA+FBA

Xét tam giác AFCAFA có:

Quảng cáo

FCA=kqA.qCAB2+BC2=9.1095.106.4.10642+52=4,4.103N

FBA=kqA.qBAB2=9.1095.106.5.10642=0,014N

tanBAC^=BCAB=54BAC^=51,3°

Áp dụng định li cosin và thay số, ta được:

FA=FCA2+FBA2+2FCAFBA.cos(180°51,3°)=1,2.102N

góc FAAF^BA=17°

Lực tác dụng lên điện tích đặt tại A có độ lớn FA=1,2.102N và có hướng tạo với hướng tây góc 73° lệch về phía nam.

Tính tương tự, ta được tác dụng lên điện tích đặt tại B có độ lớn FB=1,6.102N và có hướng tạo với hướng đông góc 63° lệch về phía bắc.

Lực tác dụng lên điện tích đặt tại C có độ lớn FC=4,7.103N và có hướng tạo với hướng tây góc 36° lệch về phía nam.

Ví dụ 2. Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, q1=3,0μC, q2=5,0μC; q3=6,0μC. Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,20 m, giữa q1 và q3 là 0,16 m. Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1.

Quảng cáo

Xác định lực điện tổng hợp của hệ nhiều điện tích điểm lớp 11 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải

F21=kq2q1r12=9.1095.106.3.1060,22=3,375N

F31=kq2q1r12=9.1096.106.3.1060,162=6,33N

Lực tổng hợp cần tìm: F=F212+F312+2F21F31cos54°=8,75 N

C. Bài tập minh hoạ

Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm

Câu 2: Hai điện tích điểm q1=8108Cq2=3108C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=108C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết k=9.109Nm2C2, tính lực tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0.

Câu 3. Tại hai điểm A và B cách nhau 20cm trong không khí, đặt hai điện tích điểm q1 = −3.10−6C, q2 = 8.106C. Xác định độ lớn lực điện trường tác dụng lên điện tích q3 = 2.106C đặt tại C. Biết AC = 12cm, BC = 16cm.

Câu 4. Hai điện tích điểm q1 = 10−8 C và q2 = −3.10−8 C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm. Đặt điện tích điểm q = 10−8C tại điểm M trên đường trung trực của đoạn thẳng AB và cách AB một khoảng 3 cm. Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q có độ lớn là bao nhiêu?

Câu 5. Trong không khí có ba điện tích điểm dương q1, q2 và q3 (q1 = q2) đặt tại ba điểm A, B và C sao cho tam giác ABC có góc C bằng 750. Lực tác dụng của q1, q2 lên q3F1F2. Hợp lực tác dụng lên q3F. Biết F1 = 7.10−5N, góc hợp bởi FF1 là 450. Độ lớn của F bằng bao nhiêu?

Câu 6: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1.

Câu 7: Ba điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = q3 = 10-8 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1.

Câu 8: Bốn điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh của một hình vuông ABCD, biết hợp lực điện tác dụng vào q4 ở D có phương AD thì giữa điện tích q2 và q3 liên hệ với nhau:

Câu 9: Ba điện tích điểm q1 = 8nC, q2 = q3 = - 8nC đặt tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0 = 6 nC đặt ở tâm O của tam giác.

Câu 10: Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là bao nhiêu?

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 11 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên