Chuyên đề Vật lí hạt nhân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12)
Tài liệu chuyên đề Vật lí hạt nhân lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 12.
Chuyên đề Vật lí hạt nhân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề 1: Cấu trúc hạt nhân
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Thí nghiệm tán xạ hạt alpha
- Thí nghiệm tán xạ alpha:
Chùm hạt alpha được phát ra từ nguồn R bắn vào lá vàng D rất mỏng (được đặt trong hộp chân không G). Dùng kính hiển vi m để quan sát các đốm sáng phát ra khi các hạt này đập vào kính S (có phủ lớp huỳnh quang).
Kết quả:
Hiện tượng lệch hướng chuyển động của hạt alpha khi đến gần hạt nhân vàng gọi là hiện tượng tán xạ.
- Một số mô hình nguyên tử:
2. Cấu trúc hạt nhân
- Cấu trúc hạt nhân: Hạt nhân được tạo thành bới hai loại hạt là proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon.
Hạt |
Điện tích |
Khối lượng |
Proton (p) |
+ e ≈ 1,6.10-19 C |
1,67262.10-27 kg |
Neutron (n) |
0 |
1,67493.10-27 kg |
Ví dụ: Hạt nhân Si có cấu tạo gồm 14 proton và 14 neutron. |
- Kí hiệu hạt nhân:
Z là số proton trong hạt nhân hay số điện tích của hạt nhân.
A là số khối hay tổng số nucleon trong hạt nhân.
(A – Z) là số neutron trong hạt nhân.
X là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Chủ đề 2: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết
I. Tóm tắt lý thuyết - Phương pháp giải
1. Phản ứng hạt nhân
- Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi hạt nhân này thành hạt nhân khác.
- Phản ứng hạt nhân thường được chia làm hai loại:
+ Phản ứng hạt nhân kích thích: là quá trình các hạt nhân tương tác với các hạt khác tạo ra các hạt nhân mới.
+ Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân mới.
2. Năng lượng liên kết
2.1. Lực hạt nhân
- Là lực tương tác giữa các nucleon trong hạt nhân. Bản chất là lực tương tác mạnh.
2.2. Độ hụt khối
- Là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân và khối lượng mX của hạt nhân.
∆m = [Z.mp + (A-Z).mn] – mX
2.3. Mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng
- Theo thuyết tương đối của Einstein (Anh-xtanh), một vật có khối lượng m thì cũng có năng lượng tương ứng là E và ngược lại:
E = mc2
Với c là tốc độ của ánh sáng trong chân không.
- Một vật có khối lượng m0 ở trạng thái nghỉ sẽ có năng lượng nghỉ E0 = m0c2
- Khi chuyển động vật có khối lượng m và năng lượng của vật khi đó gọi là năng lượng toàn phần
+ Khối lượng tương đối tính:
+ Năng lượng toàn phần: E = mc2
+ Động năng của vật:
2.4. Năng lượng liên kết
- Là năng lượng tối thiểu dùng để tách toàn bộ số nucleon ra khỏi hạt nhân, được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.
Elk = ∆mc2
2.5. Năng lượng liên kết riêng
- Đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân.
Hạt nhân có Elkr càng lớn thì càng bền vững và ngược lại.
2.6. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
- Định luật bảo toàn số nucleon (bảo toàn số khối A).
A1 + A2 = A3 + A4
- Định luật bảo toàn điện tích.
Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Định luật bảo toàn động lượng.
- Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.
Năng lượng toàn phần bằng tổng năng lượng nghĩ và thế năng của hạt nhân.
- Trong phản ứng hạt nhân không có bảo toàn: khối lượng, số nơtron, năng lượng nghĩ..
*) Năng lượng của phản ứng hạt nhân:
ΔE = (mt – ms)c2
mt = mA + mB: tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
ms = mC + mD: tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng.
+ Nếu ΔE > 0: phản ứng tỏa năng lượng.
+ Nếu ΔE < 0: phản ứng thu năng lượng.
Chủ đề 3: Hiện tượng phóng xạ
I . Tóm tắt lý thuyết - Phương pháp giải
1. Hiện tượng phóng xạ
1.1. Định nghĩa
- Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững (hạt nhân mẹ) tự phát biến đổi thành một hạt nhân khác (hạt nhân con) đồng thời phát ra tia phóng xạ.
- Phóng xạ là quá trình phóng xạ là ngẫu nhiên. Với một hạt nhân phóng xạ cho trước, thời điểm phân rã của nó là không xác định.
1.2. Các dạng phóng xạ
a. Phóng xạ alpha
+ Tia phóng xạ a là hạt nhân phóng ra từ hạt nhân mẹ
+ Có tốc độ khoảng 2.107 m/s.
+ Ion hoá mạnh môi trường vật chất, do đó nó chỉ đi được khoảng vài cm trong không khí và dễ dàng bị tờ giấy dày 1 mm chặn lại.
b. Phóng xạ beta
- Gồm 2 loại: phóng xạ b+ (positron ( )) và phóng xạ b- (electron ( ))
+ Tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng trong chân không.
+ Ion hoá môi trường vật chất ở mức trung bình, nó có thể xuyên qua tờ giấy khoảng 1 mm nhưng có thể bị chặn bởi tấm nhôm dày khoảng 1 mm.
+ Phóng xạ b-:
+ Phóng xạ b+:
c. Phóng xạ gamma
Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ a hay b được tạo ra trong trạng thái kích thích . Khi đó, xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từ g (tia g).
Tia gamma có bản chất là bức xạ điện từ không mang điện, có bước sóng rất ngắn cỡ nhỏ hơn 10-11 m. Các tia g có năng lượng cao, dễ dàng xuyên qua các vật liệu thông thường.
Phương trình của phân rã phóng xạ g có dạng:
2. Định luật phóng xạ, độ phóng xạ
2.1. Định luật phóng xạ
- Chu kì bán rã T là khoảng thời gian mà một nửa số hạt nhân hiện có sẽ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
- Số hạt nhân (số nguyên tử) Nt chưa phân rã (còn lại) sau khoảng thời gian t là:
Trong đó: N0 là số hạt nhân ban đầu (t = 0). Số hạt nhân chất phóng xạ còn lại giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ.
- Số hạt nhân bị phân rã là:
Liên hệ giữa khối lượng hạt nhân (m) và số hạt nhân (N) là
- Khối lượng hạt nhân còn lại m =
- Khối lượng hạt nhân đã phân rã là
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 12 các chương hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều