Lí thuyết về từ trường (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Lí thuyết về từ trường lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lí thuyết về từ trường.

Lí thuyết về từ trường (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng các kiến thức lí thuyết về từ trường:

- Định nghĩa từ trường

- Đường sức từ

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là C

Đồng không phải là vật liệu từ, không có từ tính.

Ví dụ 2. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Dòng điện không đổi.                                 

B. Hạt mang điện chuyển động.

Quảng cáo

C. Hạt mang điện đứng yên.                            

D. Nam châm hình chữ U.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là C

Xung quanh hạt mang điện đứng yên không có từ trường, chỉ có điện trường.

Ví dụ 3. Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho trong ngoặc (lực từ; kim nam châm; từ trường hạt mang điện) để điền vào chỗ trống.

Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra ...(1)... tác dụng lên một nam châm, một ...(2)... chuyển động hay một ...(3)... đặt trong nó. Nhờ tính chất này, người ta dùng ...(4)..., gọi là nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của ...(5)....

Hướng dẫn:

(1) – lực từ; (2) – hạt mang điện; (3), (4) – kim nam châm; (5) từ trường.

Ví dụ 4. Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho trong ngoặc (phương; đường sức từ; từ trường; tiếp tuyến) để điền vào chỗ trống.

Quảng cáo

Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có ...(1)... sao cho ... (2)... với nó tại mỗi điểm trùng với ...(3)... của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của ...(4)... là chiều của vectơ cảm ứng từ.

Hướng dẫn:

(1) – từ trường; (2) – tiếp tuyến; (3) – phương; (4) – đường sức từ.

3. Bài tập tự luyện

Câu 1. Một thanh nam châm bao giờ cũng có

A. một loại cực từ.                                          

B. hai loại cực từ.

C. ba loại cực từ.                                             

D. một hoặc hai loại cực từ.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Một thanh nam châm bao giờ cũng có hai loại cực từ (cực bắc – N và cực nam – S).

Câu 2. Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thì

Quảng cáo

A. chúng hút nhau.

B. tạo ra dòng điện.

C. chúng đẩy nhau.

D. chúng không hút cũng không đẩy nhau.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thì chúng hút nhau. Cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu?

A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam.

B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ.

C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện.

D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là C

Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện mới sinh ra từ trường, nếu sử dụng dòng điện xoay chiều thì có thể đảo ngược cực từ của nam châm điện. Nam châm vĩnh cửu thì lúc nào cũng có từ trường.

Câu 4. Để làm tăng từ trường của một nam châm điện, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tăng cường độ dòng điện của nó.

b) Đảo ngược chiều dòng điện trong nó.

c) Thay lõi sắt của nó bằng lõi nhôm.

d) Giữ nguyên cường độ dòng điện, tăng số vòng dây của nó.

Hướng dẫn:

a) Đúng.

b) Sai. Đảo ngược chiều dòng điện chỉ có tác dụng làm đảo ngược cực từ.

c) Sai. Nhôm không phải là vật liệu từ.

d) Đúng.

Câu 5. Sự sắp xếp kim nam châm ở hình nào sau đây là đúng?

Lí thuyết về từ trường (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Câu 6. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng đường sức từ được tạo ra bởi một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện?

A. Tia phát ra từ dây.                                      

B. Đường tròn có tâm trên dây.

C. Đường thẳng song song với dây.                 

D. Hình elip có tâm trên dây.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng các đường tròng đồng tâm.

Câu 7. Đặt một kim nam châm song song với dòng điện. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy

A. kim nam châm lệch một góc so với phương ban đầu.

B. kim nam châm đứng yên.

C. kim nam châm quay tròn xung quanh trục.

D. kim nam châm quay trái, quay phải liên tục.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Đặt một kim nam châm song song với dòng điện. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy kim nam châm lệch một góc so với phương ban đầu. Vì xung quanh nam châm và dòng điện có từ trường.

Câu 8. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây đúng?

A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.

B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau.

C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau.

D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

A, C – sai vì các cực cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau.

D – sai vì mọi vị trí trên thanh nam châm đều hút thanh sắt.

Câu 9. Chỉ ra câu sai.

A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là D

Câu 10. Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Kết luận nào sau đây về hai thanh đó là đúng?

A. Đó là hai thanh nam châm.

B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.

C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.

D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là D

Câu 11. Từ trường của một nam châm thẳng giống

A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

B. một ống dây có dòng điện chạy qua.

C. một nam châm hình hình chữ U.

D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Từ trường của một nam châm thẳng giống một ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 12. Các đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng là

A. những đường thẳng song song với dòng điện.

B. những đường thẳng vuông góc với dòng điện.

C. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.

D. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là C

Các đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng là những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.

Câu 13. Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường, ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

B – sai vì đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra là những đường cong.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 12 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên