Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Quảng cáo

I) Nguyên tắc chung của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

     - Ưu điểm của sóng vô tuyến: sóng vô tuyến có thể truyền đi xa, có thể lan truyền khắp nơi trong khí quyển, chỉ cần hệ thông trạm phát thu mà không cần cáp truyền.

     - Để truyền được thông tin như âm thanh, hình ảnh,... ta đều sử dựng quy trình sau:

Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

         +) Biến các thông tin muốn truyền đi thành các dao dộng điện, những dao động điện này có tần số thấp nên được gọi là tín hiệu âm tần hay thị tần (không thể truyền đi xa vì năng lượng nhỏ)

         +) Dùng sóng điện từ có tần số cao (cao tần), được gọi là sóng mang, truyền thông tin đi xa.

         +) Để sóng mang truyền tải được thông tin của âm tần, ta trộn sóng âm tần với sóng mang, gọi là biến điệu sóng điện từ. (có thể biến điệu biên độ, biến điệu tần số hoặc biến điệu pha). Trong cách biến điệu biên độ: âm tần có tần số là f, sóng mang có tần số là f0 thì sóng biến điệu sẽ có tần số là f0 (để truyền được đi xa) nhưng biên độ biên thiên theo tần số f(thông tin cần truyền đi)

         +) Dùng anten để phát và thu sóng.

         +) Ở nơi thu phải tách sóng lấy sóng âm tần rồi đưa sóng âm tần về thông tin cần truyền đi.

II) Sơ đồ khối của hệ thống phát thanh và thu thanh đơn giản

Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     - Hệ thống phát thanh:

         +) Ống nói (micro): thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

         +) Máy phát dao động cao tần: tạo ra dao động cao tần ( sóng mang)

         +) Biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang

         +) Khuêch đại cao tần: tăng công suất ( cường độ) của cao tần

         +) Anten phát: phát sóng ra không gian.

     - Hệ thống thu thanh:

Quảng cáo

         +) Anten thu: thu sóng để lấy tín hiệu.

         +) Chọn sóng: là 1 mạch dao động LC, dựa vào hiện tượng cộng hưởng để chọn sóng có tần số mong muốn (vì trong không gian có rất nhiều sóng và anten thu tất cả các sóng đó nên cần phải chọn sóng (chỉnh tần số đến tần số của đài mình muốn nghe)

         +) Tách sóng: tách lấy sóng âm tần

         +) Khuếch đại âm tần: tăng công suất (cường độ) của âm tần.

         +) Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.

III) Bài tập bổ sung

Bài 1: Kí hiệu các mạch trong máy thu vô tuyến điện như sau: (1) mạch tách sóng; (2) mạch khuếch đại; (3) mạch biến điệu; (4) mạch chọn sóng.

Trong các máy thu thanh, máy thu hình, mạch nào nêu trên hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng điện từ?

A. (1)    

B. (4)    

C. (2) và (3)       

D. (1) và (4)

Bài 2: Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch:

A. Phát sóng điện từ cao tần.

B. Tách sóng.

C. Khuếch đại.

D. Biến điệu

Bài 3: Hoạt động của mạch chọn sóng của máy thu thanh dựa vào hiện tượng

A. truyền sóng điện từ.

B. hấp thụ sóng điện từ.

C. giao thoa sóng điện từ.

D. cộng dưởng điện từ.

Bài 4: Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch:

A. Phát sóng điện từ cao tần.

B. Tách sóng.

C. Khuếch đại.

D. Biến điệu.

Bài 5: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,1 mH và tụ điện có điện dung biến thiên từ 2,5 nF đến 10 nF. Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng:

A. Từ 18,84 m đến 56,52 m.

B. Từ 56,52 m đến 94,2 m.

C. Từ 942 m đến 1885 m.

D. Từ 188,4 m đến 565,2 m.

Bài 6: Chọn câu đúng: Trong “ máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường:

A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.

B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.

C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

D. Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

 Bài 7: Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăng ten phát biến thiên tuần hoàn với tần số

A. fa và biên độ như biên độ của dao động cao tần.

B. f và biên độ biến thiên theo thời gian và tần số bằng fa.

C. fa và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f.

D. f và biên độ như biên độ của dao động âm tần.

Bài 8: Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt sóng là:

A. Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.

B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch.

C. Dao động tắt dần có tần số bằng tần số riêng của mạch.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

Bài 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ?

A. Không thể có một thiết bị vừa thu vừa phát sóng điện từ.

B. Để thu sóng điện từ cần dùng một ăng ten.

C. Nhờ có ăng ten mà ta có thể chọn lọc được sóng cần thu.

D. Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hoà với một ăng ten.

Bài 10: Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

A. Mạch biến điệu.

B. Anten thu.

C. Mạch khuếch đại.

D. Mạch tách sóng.

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


dao-dong-va-song-dien-tu.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên