Thuyết động học phân tử chất khí (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Thuyết động học phân tử chất khí lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Thuyết động học phân tử chất khí.

Thuyết động học phân tử chất khí (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Mô hình động học phân tử gồm các nội dung cơ bản:

- Vật chất được cấu tạo bởi một số lượng lớn các hạt có kích thước rất nhỏ gọi là phân tử. Các hạt bao gồm (phân tử, nguyên tử, ion).

- Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.

- Giữa các phân tử có lực hút và đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa.

Hướng dẫn:

Khi mở lọ nước hoa, các phân tử nước hoa ở trạng thái lỏng bắt đầu bay hơi vào không khí, biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Ở trạng thái khí, các phân tử nước hoa chuyển động nhanh chóng và không ngừng, theo các hướng ngẫu nhiên.

Quảng cáo

Các phân tử nước hoa (ở dạng khí) sẽ khuếch tán từ trong lọ ra ngoài môi trường xung quanh. Do sự chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử không khí, các phân tử nước hoa sẽ va chạm với các phân tử không khí và di chuyển dần ra xa lọ nước hoa.

Khi các phân tử nước hoa đi vào khoang mũi của con người, chúng sẽ kích thích khứu giác, tạo ra cảm giác ngửi thấy mùi nước hoa.

Ví dụ 2: Hình vẽ dưới biểu diễn mô hình cấu tạo phân tử của ba chất A, B và C.

Thuyết động học phân tử chất khí (cách giải + bài tập)

Từ mô hình đã cho, hãy cho biết chất nào là chất rắn? Vì sao?

Hướng dẫn:

Từ ba mô hình đã cho, chất B là chất rắn vì các phân tử ở gần nhau nhất và được sắp xếp theo trật tự xác định.

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa chúng có khoảng cách.

C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Đáp án đúng là C.

Quảng cáo

Câu 2: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Đáp án đúng là D.

Câu 3: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động

A. chuyển động cơ.                                         

B. chuyển động quang.

C. chuyển động nhiệt.                                     

D. chuyển động từ.

Đáp án đúng là C.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng về lực tương tác giữa các phân tử.

A. Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy.

B. Giữa các phân tử chỉ có lực hút hoặc lực đẩy.

C. Giữa các phân tử chỉ có lực đẩy.

D. Giữa các phân tử chỉ có lực hút.

Đáp án đúng là A.

Quảng cáo

Câu 5: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

A. Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước phân tử thì lực tương tác coi như không đáng kể.

B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Đáp án đúng là C.

Câu 6: Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng là vì

A. khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.

B. khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.

C. khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.

D. khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.

Đáp án đúng là D.

Câu 7: Chất khí luôn luôn chiếm hết thể tích của bình chứa bởi vì

A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu nên chúng chuyển động tự do về mọi phía.

B. Các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

C. Trong chất khí có quá nhiều phân tử.

D. Các phân tử chất khí luôn luôn đẩy nhau ra xa nên chúng cách nhau càng xa càng tốt.

Đáp án đúng là A

Câu 8: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

A. Dễ dàng nén được.

B. Không có hình dạng xác định.

C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.

D. Không cháy được.

Đáp án đúng là C

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của chất lỏng?

A. Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, dễ nén.

B. Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén.

C. Có hình dạng cố định, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén.

D. Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian, dễ nén.

Đáp án đúng là B

Câu 10: Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn

A. không chuyển động.

B. đứng xa nhau.

C. chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể.

D. chuyển động quanh một vị trí cân bằng xác định.

Đáp án đúng là D

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 12 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên