Cách viết phương trình giao thoa sóng (hay, chi tiết)
Bài viết Cách viết phương trình giao thoa sóng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách viết phương trình giao thoa sóng.
Cách viết phương trình giao thoa sóng (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
Bài toán: Cho phương trình sóng ở 2 nguồn, viết phương trình sóng tại 1 điểm trong miền giao thoa. Xác định biên độ giao thoa.
1. Phương pháp
Cho phương trình sóng tại 2 nguồn, ta tính toán các đại lượng và thay vào phương trình (1)
được phương trình sóng tại điểm cần tìm.
+ Biên độ sóng tại M:
+ Pha ban đầu tại M:
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A,B có phương trình dao động là :uA = uB = 2cos10πt (cm) . Vận tốc truyền sóng là 3m/s.
a) Viết phương trình sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d1=15cm, d2=20cm.
b) Tìm biên độ và và pha ban đầu của sóng tại N cách A 45cm, cách B 60cm.
c) Tìm biên độ sóng tại O là trung điểm giữa 2 nguồn.
Lời giải:
Vậy 2 nguồn cùng pha thì trung điểm giữa 2 nguồn là 1 cực đại giao thoa, Amax = 4cm , dao động với biên độn gấp đôi biên độ của nguồn.
Lưu ý: Làm tương tự như ví dụ c) cho 2 nguồn ngược pha, ta được tại trung điểm là một cực tiểu giao thoa, Amin = 0cm .
Ví dụ 2: Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = + 3 cm thì li độ dao động tại N là uN = - 3 cm. Biên độ sóng bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Trong bài MN = λ/3 (gt) ⇒ dao động tại M và N lệch pha nhau một góc 2π/3. Giả sử dao động tại M sớm pha hơn dao động tại N.
Cách 1: (Dùng phương trình sóng)
Cách 2: (Dùng liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều:
Vecto ON (ứng với uN) luôn đi sau véctơ OM (ứng với uM) và chúng hợp với nhau một góc Δφ = 2π/3 (ứng với MN = λ/3 , dao động tại M và N lệch pha nhau một góc 2π/3 )
Do vào thời điểm đang xét t, uM = + 3 cm, uN = -3 cm (Hình), nên ta có
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Ở mặt nước, có 2 nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos20πt (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách 2 nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
A. 4 mm. B. 2 mm.
C. 1 mm. D. 0 mm.
Lời giải:
Chọn A.
Ta có: λ = 2πv/ω = 3 cm;
Câu 2. Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u = 2cos40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12 cm và 9 cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là
A. √2 cm. B. 2√2 cm.
C. 4 cm. D. 2 cm.
Lời giải:
Chọn B.
Câu 3. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình uA = uB = acos25πt (a không đổi, t tính bằng s). Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 25 cm/s. B. 100 cm/s.
C. 75 cm/s. D. 50 cm/s.
Lời giải:
Chọn D.
Khoảng cách ngắn nhất trong giao thoa của sóng cơ là i = λ/2
→ λ = 2i = 4cm; v = λω/2π = 50cm/s.
Câu 4. Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn phát sóng kết hợp phát ra các dao động cùng phương với các phương trình là uA = 8cos20πt (mm); uB = 8cos(20πt + π) (mm). Biết tốc độ truyền và biên độ sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây nên. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A. 16 mm. B. 8 mm.
C. 4 mm. D. 0.
Lời giải:
Chọn D.
Ta có:
Tại trung điểm của AB thì d2 = d1 nên AM = 2A|cos(-π/2)| = 0.
Câu 5. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp A, B. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Coi biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền đi. Các điểm thuộc mặt nước nằm trên đường trung trực của đoạn AB sẽ :
A. Dao động với biên độ cực đại
B. Không dao động
C. Dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
D. Dao động với biên độ cực tiểu.
Lời giải:
Chọn A.
Do bài ra cho hai nguồn dao động cùng pha nên các điểm thuộc mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ cực đại.
Câu 6. Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 6cos40πt và uB = 8cos(40πt ) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ 1cm trên đoạn thẳng S1S2 là
A. 16 B. 8
C. 7 D. 14
Lời giải:
Chọn A.
Bước sóng λ = v/f = 2 cm.
Xét điểm M trên S1S2: S1M = d (0 < d < 8 cm)
M dao động với biên độ 1 cm = 10 mm khi uS1M và uS2M vuông pha với nhau: 2πd = π/2 + kπ
→ - 0,5 < k < 15,5 → 0 ≤ k ≤ 15. Có 16 giá trị của k
Số điểm dao động với biên độ 1cm trên đoạn thẳng S1S2 là 16.
Câu 7. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 3cos40πt và uB = 4cos(40πt) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Hỏi trên đường Parabol có đỉnh I nằm trên đường trung trực của AB cách O một đoạn 10cm và đi qua A, B có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng 5mm (O là trung điểm của AB):
A. 13 B. 14
C. 26 D. 28
Lời giải:
Chọn B.
+ Vì parabol đi qua hai nguồn A,B nên số điểm có biên độ bằng 5mm nằm trên parabol không phụ thuộc vào vị trí đỉnh của parabol. Số điểm có biên độ bằng 5mm nằm trên parabol bằng hai lần số điểm có biên độ bằng 5mm nằm trên đường thẳng nối hai nguồn.
+ Phương trình sóng do nguồn A gây ra tại điểm M,nằm trên đường thẳng chứa hai nguồn có dạng :
+ Phương trình sóng do nguồn B gây ra tại điểm M,nằm trên đường thẳng chứa hai nguồn có dạng :
+ Phương trình sóng do nguồn A,B gây ra tại điểm M :
Với:
[áp dụng công thức trong tổng hợp ddđh]
Để a = 5mm thì:
Thay: λ = 15mm, l = 100mm và: 0 < d < 100
Ta có : k = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Tức là có 7 điểm có biên độ bằng 5mm.
Do đó trên đường parabol trên có 14 điểm có biên độ bằng 5mm.
Câu 8. Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 6cos40πt và uB = 8cos(40πt) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm dao động với biên độ 1cm và cách trung điểm của đoạn S1S2 một đoạn gần nhất là
A. 0,25 cm B. 0,5 cm
C. 0,75 cm D. 1
Lời giải:
Chọn A.
Bước sóng λ = v/f = 2 cm, I là trung điểm của S1S2
Xét điểm M trên S1S2: IM = d (0 < d < 4cm)
Điểm M dao động với biên độ 1 cm = 10 mm khi uS1M và uS2M vuông pha với nhau:
khi k = 0 → dmin = 0,25 cm .
Câu 9. Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 6cos40πt (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm dao động với biên độ 6mm và cách trung điểm của đoạn S1S2 một đoạn gần nhất là
A. 1/3cm B. 0,5 cm
C. 0,25 cm D. 1/6cm
Lời giải:
Chọn A.
Bước sóng λ = v/f = 2 cm, I là trung điểm của S1S2
Xét điểm M trên S1S2: IM = d
Điểm M dao động với biên độ 6 mm khi uS1M và uS2M lệch pha nhau 2π/3
khi k = 1 → dmin = 1/3 cm
Câu 10. Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình: uA = acos(100πt); uB = bcos(100πt). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5 cm và IN = 6,5 cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại và cùng pha với I là:
A. 7 B. 4
C. 5 D. 6
Lời giải:
Chọn C.
Bước sóng λ = v/f = 1/50 = 0,02m = 2cm
Xét điểm C trên AB cách I: IC = d
C là điểm dao động với biên độ cực đại khi d1 – d2 = (AB/2 + d) – (AB/2 – d) = 2d = kλ
→ d = k = k (cm) với k = 0; -1; -2; 1; 2..
→ trên MN có 12 điểm dao động với biên độ cực đại, (ứng với k: -5 ≤ d = k ≤ 6,5) trong đó kể cả trung điểm I (k = 0). Các điểm cực đại dao động cùng pha với I cũng chính là cùng pha với nguồn ứng với k = - 4; -2; 2; 4; 6 → MN có 5 điểm có biên độ cực đại và cùng pha với I.
Câu 11. Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 3 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là -3 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm. B. 3 cm.
C. 2√3 cm. D. 3√2 cm.
Lời giải:
Chọn C.
Giả sử xM = acosωt = 3 cm.
Khi đó
Câu 12. Sóng truyền trên mặt nước hai điểm M và N cách nhau 5,75 trên cùng một phương truyền sóng. Tại thời điểm nào đó thì li độ sóng tại M và N là uM = 3mm, uN = -4mm. Coi biên độ sóng không đổi. Xác định biên độ sóng tại M và chiều truyền sóng.
A. 7mm từ N đến M B. 5mm từ N đến M
C. 7mm từ M đến N. D. 5mm từ M đến N
Lời giải:
Chọn B.
MN = 5λ + 3λ/4 suy ra xét điểm N’ gần M nhất và MN' = 3λ/4 .
Vậy hai điểm M và N luôn dao động vuông pha với nhau.
Bài toán sóng truyền trên nhước có phương trình:
nên biên độ sóng tại các điểm M và N một lúc nào đó sẽ bằng u0 .
Tại thời điểm t: uM = 3mm; uN = -4mm ⇒ a = 5mm.
Do sóng truyền theo 1 chiều nhất định nên hai điểm M và N’ sẽ lệch pha nhau
Vậy điểm M ở dưới tại thời điểm t và căn cứ như vậy theo chiều dương thì điểm N có pha nhanh hơn điểm N là 3π/2 nên sóng phải truyền từ N đến M.
Câu 13. Tại hai điểm A, B trong môi trường truyền sóng có hai nguồn kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt là: UA = a.cos(ωt)(cm) và UB = a.cos(ωt + π)(cm). Biết vận tốc và biên độ do mỗi nguồn truyền đi không đổi trong quá trình truyền sóng. Trong khoảng giữa Avà B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm O của đoạn AB dao động với biên độ bằng :
A. a/2 B. 2a
C. 0 D. a
Lời giải:
Chọn C.
Theo giả thiết nhìn vào phương trình sóng ta thấy hai nguồn dao động ngược pha nên tại O là trung điểm của AB sẽ dao động với biên độ cực tiểu AM = 0 .
Câu 14. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên S1S2. Gọi I là trung điểm của S1S2 ; M nằm cách I một đoạn 3cm sẽ dao động với biên độ:
A. 0mm B. 5mm
C. 10mm D. 2,5 mm
Lời giải:
Chọn C.
Hai nguồn ngược pha, trung điểm I dao động cực tiểu λ = 4cm. Điểm cách I đoạn 2cm là nút, điểm cách I đoạn 3cm là bụng → biên độ cực đại A = 2a = 10 cm.
C. Bài tập bổ sung
Câu 1: Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng
A. 2,4 m/s
B. 1,2 m/s
C. 0,3 m/s
D. 0,6 m/s
Câu 2: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau với biên độ a, bước sóng là 10cm. Điểm M cách A 25cm, cách B 5cm sẽ dao động với biên độ là
A. 2a
B. a
C. -2a
D. 0
Câu 3: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 9 cm.
B. 12 cm.
C. 6 cm.
D. 3 cm.
Câu 4: Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 15Hz, cùng pha. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn d1 = 14,5cm và d2 = 17,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
A. 37 cm/s
B. 112 cm/s
C. 28 cm/s
D. 0,57 cm/s
Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B ngược pha dao động với tần số 18Hz. Tại điểm M cách A 17cm, cách B 20cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực AB có một dãy cực đại khác. Vận tốc sóng trên mặt nước là:
A. 18 cm/s
B. 27 cm/s
C. 36 cm/s
D. 54 cm/s
Câu 6: Hai điểm A, B cách nhau 20cm là 2 nguồn sóng cùng pha trên mặt nước dao động với tần số f = 15Hz và biên độ bằng 5 cm. Vận tốc truyền sóng ở mặt nước là v = 0,3m/s. Biên độ dao động của nước tại các điểm M, N nằm trên đường AB với AM=5cm, AN=10cm, là:
A. AM = 0; AN = 10cm
B. AM = 0; AN = 5cm
C. AM = AN = 10cm
D. AM = AN = 5cm
Câu 7: Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, dao động với chu kỳ 0,02s. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Trạng thái dao động của M1 cách A, B lần lượt những khoảng d1 = 12cm; d2 = 14,4cm và của M2 cách A, B lần lượt những khoảng d1 = 16,5cm; d2 = 19,05cm là:
A. M1 và M2 dao động với biên độ cực đại.
B. M1 đứng yên không dao động và M2 dao động với biên độ cực đại .
C. M1 dao động với biên độ cực đại và M2 đứng yên không dao động.
D. M1 và M2 đứng yên không dao động.
Câu 8: Hai sóng được tạo bởi các nguồn A, B có bước sóng như nhau và bằng 0,8m. Mỗi sóng riêng biệt gây ra tại M, cách A một đoạn d1 = 3m và cách B một đoạn d2 = 5m, dao động với biên độ bằng A. Nếu dđ tại các nguồn ngược pha nhau thì biên độ dao động tại M do cả hai nguồn gây ra là:
A. 0 B. A C. 2A D. 3A
Câu 9: Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B có cùng biên độ a = 2(cm), cùng tần số f = 20(Hz), ngược pha nhau. Coi biên độ sóng không đổi, vận tốc sóng v = 80 (cm/s). Biên độ dao động tổng hợp tại điểm M có AM = 12 (cm), BM = 10(cm) là:
A. 4(cm)
B. 2(cm).
C. 2√2 (cm).
D. 0.
Câu 10: Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo 1 đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0, điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều (+). Ở thời điểm bằng 1/2 chu kì một điểm cách nguồn 1 khoảng bằng 1/4 bước sóng có li độ 5cm. Biên độ của sóng là
A. 10cm
B. 5√2cm
C. 5√3cm
D. 5cm
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Dạng 1: Viết phương trình giao thoa sóng, Tìm biên độ sóng tại 1 điểm
Dạng 2: Cách xác định số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều