Bài tập đo độ dài của vật (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập đo độ dài của vật lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập đo độ dài của vật.

Bài tập đo độ dài của vật (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét, kí hiệu là m. Một số đơn vị khác thường gặp là:

1 mm = 0,001 m

1 cm = 0,01 m

1 dm = 0,1 m

1 km = 1000 m

- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:

+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Quảng cáo

Bài tập đo độ dài của vật (cách giải + bài tập)

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Từ hình vẽ, xác định chiều dài của khối hộp?

Bài tập đo độ dài của vật (cách giải + bài tập)

A. 3 cm.

B. 4 cm.

C. 5 cm.

D. 2 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Độ dài của khối hộp là: 5 – 2 = 3 cm.

Ví dụ 2: Chọn thước đo thích hợp đo chu vi miệng cốc?

A. Thước thẳng có GHĐ 1,5 m và ĐCNN 1 cm.

B. Thước dây có GHĐ 1 m và ĐCNN 0,5 cm.

C. Thước kẻ có GHĐ 20 m và ĐCNN 1 mm.

D. Thước kẻ có GHĐ 2 m và ĐCNN 1 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Thước dây dùng để đo theo hình dạng vật.

Để đo chu vi của miệng cốc người ta sử dụng thước dây.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là:

A. độ chia lớn nhất của một thước.

B. độ chia nhỏ nhất của một thước.

C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước có thể không bằng nhau.

D. Cả A và B.

Bài 2: Đo chiều dài của chiếc bút bi, người ta thường sử dụng

A. thước kẻ.

B. thước dây.

C. thước kẹp.

D. thước cuộn.

Bài 3: Xác định ĐCNN của thước sau:

Quảng cáo

Bài tập đo độ dài của vật (cách giải + bài tập)

A. 1 cm.

B. 0,1 cm.

C. 15 cm.

D. 0,2 cm.

Bài 4: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước

(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?

A. (2), (1), (5), (3), (4).

B. (3), (2), (1). (4), (5).

C. (2), (1), (3), (4), (5).

D. (2), (3), (1), (5), (4).

Bài 5: Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

A. Chọn thước đo thích hợp.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.

C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.

D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.

Bài 6: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:

A. thước dây.

B. thước kẻ.

C. thước kẹp.

D. thước cuộn.

Quảng cáo

Bài 7: Một thước có 61 vạch chia thành 60 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 30 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:

A. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 2 cm.

B. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 2 cm.

C. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 0,5 cm.

D. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 0,5 cm.

Bài 8: Chọn đáp án đúng nhất.

A. Thước dây dùng để đo theo hình dạng vật.

B. Thước kẻ dùng để đo chiều dài phòng học.

C. Thước cuộn dùng để đo đường kính của các vật.

D. Cả B và C

Bài 9: Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?

A. kilôgam.  

B. mét.

C. đềximét.  

D. xentimét.

Bài 10: Để đo bề dày cuốn SGK KHTN 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?

A. Thước 20 cm, có ĐCNN tới cm.

B. Thước 100 cm, có ĐCNN tới mm.

C. Thước 20 cm, có ĐCNN tới mm.

D. Thước 25cm, có ĐCNN tới cm.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên