Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực.
Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức trọng tâm sau:
- Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
Lực được kí hiệu là F.
- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.
- Đơn vị đo của lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực người ta dùng khái niệm độ lớn của lực.
- Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).
+ Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).
+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
- Các tác dụng của lực:
+ Làm thay đổi tốc độ và thay đổi hướng của vật.
+ Làm biến dạng vật.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Nằm ngủ.
B. Đẩy xe hàng.
C. Người lực sĩ nâng tạ.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hoạt động nằm ngủ không cần dùng đến lực.
Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Búng một viên bi sắt chuyển động trên mặt bàn.
C. Cành cây bị uốn cong khi có con chim đậu lên.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Búng một viên bi sắt chuyển động trên mặt bàn Lực do tay tác dụng làm biến đổi chuyển động của viên bi sắt chứ không làm biến dạng viên bi sắt.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
A. Một mũi tên.
B. Một đường thẳng.
C. Một đường cong.
D. Một đoạn thẳng.
Bài 2: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?
A. Làm cho vật đang đứng yên có thể chuyển động.
B. Làm cho vật đang chuyển động có thể đứng yên.
C. Làm cho vật chuyển động nhanh dần.
D. Có thể gây ra các tác dụng nêu trên.
Bài 3: Trường hợp nào dưới đây cho thấy tác dụng của lực đồng thời làm thay đổi tốc độ và làm biến dạng vật?
A. Mở cánh cửa lớp học.
B. Cầm một quyển sách.
C. Đẩy một cái bàn.
D. Cầu thủ đá vào quả bóng đang lăn trên sân.
Bài 4: Điền vào chỗ “…” để được câu hoàn chỉnh?
Tác dụng … của vật này lên vật khác được gọi là lực.
A. đẩy hoặc kéo.
B. nén.
C. hút.
D. đẩy và kéo.
Bài 5: Phát biểu nào không đúng về lực?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Bài 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng ….
A. chuyển động chậm lại.
B. chuyển động nhanh lên.
C. thay đổi hướng chuyển động.
D. dừng lại.
Bài 7: Đơn vị đo của lực là
A. kg.
B. m.
C. 0F.
D. niutơn (N).
Bài 8: Hãy nêu các đặc điểm của lực trong hình vẽ dưới đây?
A. Lực kéo, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 2 N.
B. Lực kéo, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 6 N.
C. Lực đẩy, phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải, độ lớn 6 N.
D. Lực kéo, phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải, độ lớn 6 N.
Bài 9: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào làm vật thay đổi tốc độ chuyển động?
A. Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng chuyển động.
B. Bóng bay vào trước khung thành, bị thủ môn bắt dính.
C. Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ đá sang trái.
D. Cả A và B.
Bài 10: Điền vào chỗ “…” để được câu hoàn chỉnh?
Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một …
A. lực hút.
B. lực kéo.
C. lực đẩy.
D. lực nén.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập liên quan tới biến dạng lò xo
- Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng
- Nhận biết các loại lực ma sát
- Nhận biết các dạng năng lượng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều