Nhận biết các loại lực ma sát (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết các loại lực ma sát lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết các loại lực ma sát.
Nhận biết các loại lực ma sát (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng hướng chuyển động trên đó.
- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật. Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.
- Khi vật chuyển động trong không khí, trong nước,… sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Để làm giảm lực ma sát người ta tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
Ví dụ 2: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
A – Ma sát lăn.
B – Ma sát nghỉ.
C – Ma sát lăn.
D – Ma sát trượt.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Chọn câu sai.
A. Lực ma sát chỉ có tác dụng cản trở chuyển động.
B. Lực ma nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi chịu tác dụng của lực kéo hoặc đẩy.
C. Lực ma sát xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
D. Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
Bài 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?
A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.
Bài 3: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Bài 4: Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:
Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng
Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?
A. Lăn vật.
B. Kéo vật.
C. Cả 2 cách như nhau.
D. Không so sánh được.
Bài 5: Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng 900 kg chuyển động với tốc độ không đổi trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo của ngựa? Biết lực ma sát chỉ bằng 0,2 lần trọng lượng của xe.
A. 1800 N.
B. 45000 N.
C. 180 N.
D. 4500 N.
Bài 6: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.
B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.
C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.
D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Bài 7: Một người đi xe đạp đang xuống dốc và phanh để cho xe chạy chậm dần. Lực làm cho tốc độ của xe chạy chậm dần là
A. lực đàn hồi.
B. lực cản của không khí.
C. lực hấp dẫn.
D. lực ma sát.
Bài 8: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác.
B. khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
C. khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
D. khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Bài 9: Trường hợp nào lực ma sát cản trở chuyển động?
A. Mặt bảng hơi nhám giúp phấn bám được trên mặt bảng và ta viết dễ dàng.
B. Tung quả bóng lên cao, quả bóng bị rơi xuống.
C. Khi ta chơi đu quay, nếu không dùng tay đẩy đu quay sẽ quay chậm dần.
D. Em bé ngồi chơi xúc cát.
Bài 10: Có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo sau khi đi xe đạp ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường?
A. Xe chuyển động nhanh dần.
B. Xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn.
C. Xe chuyển động mãi mãi.
D. Xe dừng lại ngay lập tức.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Nhận biết các dạng năng lượng
- Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích
- Bài tập liên quan tới năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
- Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng
- Bài tập liên quan tới tiết kiệm năng lượng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều