Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành:

Những việc cần làm

Những việc không được làm

1. Thực hiện các qui định của phòng thực hành.

1. Tự ý vào phòng thực hành.

2. Làm theo hướng dẫn của giáo viên.

2. Làm thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép.

3. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ.

3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau.

4. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.

4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường.

5. Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

5. Ăn, uống trong phòng thực hành.

6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm, …

6. Chạy nhảy, làm mất trật tự.

7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.

 

8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành.

 

- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

+ Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các nguy hiểm.

Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ da cam.

Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

+ Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.

Quảng cáo

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Biển báo dưới đây cho ta biết điều gì?

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

A. Biển cảnh báo cháy.

B. Biển cảnh báo có bình chữa cháy.

C. Biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy.

D. Biển cảnh báo không dùng bình chữa cháy.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Biển báo trên là biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy.

Ví dụ 2: Đâu là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm về điện?

A. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

B. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

C. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

D. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

A – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu nổ.

B – Cảnh báo nguy hiểm điện.

C – Cảnh báo nguy hiểm điện áp cao.

D – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu dễ cháy.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Hoạt động nào dưới đây là an toàn trong phòng thực hành?

A. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật đang đun.

B. Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.

C. Không mặc quần áo bảo hộ khi làm thí nghiệm.

D. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi va chạm vào thực vật hoặc động vật.

Bài 2: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?

A. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

B.Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

C. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

D. Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

Bài 3: Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

A. Cấm uống nước.

B. Cấm lửa.

C. Chất độc sinh học.

D. Chất ăn mòn.

Bài 4: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay.

B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

D. Cả A và C đều đúng.

Bài 5: Các biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

A. Cấm thực hiện.

B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh báo nguy hiểm.

D. Không bắt buộc thực hiện.

Bài 6: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.

B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.

D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bài 7: Kí hiệu cảnh báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

A. Phải mặc áo lao động.

B. Phải mặc áo trắng.

C. Phải mặc áo bảo hộ.

D. Một ý nghĩa khác.

Quảng cáo

Bài 8: Quy định nào sau đây không phải là quy định an toàn trong phòng thực hành?

A. Mặc trang phục thời trang, lịch sự.

B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

C. Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.

D. Sau khi làm xong thí nghiệm thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc.

Bài 9: Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành?

A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.

B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.

C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản.

D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra.

Bài 10: Hình ảnh sau đây mô tả quy định nào ở trong phòng thực hành?

Bài tập về quy định an toàn và nhận biết kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (cách giải + bài tập)

A. Dùng mũi để ngửi hóa chất.

B. Không được ngửi, nếm hóa chất.

C. Chế tạo nước hoa.

D. Chế tạo khí sinh học.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên