Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 1 - 2 có đáp án năm 2021 mới nhất

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 1 - 2 có đáp án năm 2021 mới nhất

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Vật Lí lớp 6 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 1 - 2 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bài 1 + 2: Chuyển động cơ học

Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của thước là:

A. 1mm

B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

C. Cả hai câu A và B đều đúng

D. Cả hai câu A và B đều sai

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước 

Đáp án cần chọn là B.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được

C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm

D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của thước là:

A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước

C. Độ dài lớn nhất giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước

D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khi dùng thước để đo kích thước của một vật em cần phải:

A. Biết GHĐ và ĐCNN

B. Ước lượng độ dài của vật cần đo

C. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo

D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Lời giải:

Khi dùng thước để do kích thước đầu tiên phải ước lượng độ dài vật cần đo để chọn được thước đo thích hợp, sau đó xem GHĐ và ĐCNN của thước đó

=> Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khi sử dụng thước đo ta phải:

A. Chỉ cần biết giới hạn đo của nó

B. Chỉ cần biết độ chia của nó

C. Chỉ cần biết đơn vị của thước đo 

D. Biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó

Lời giải:

Khi sử dụng thước đo ta phải biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng : ĐCNN của thước cho em biết:

A. Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được

B. Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt khi đo

C. Sai số của phép đo

D. Cả 3 câu trên đều đều đúng

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước nên là giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Chọn câu đúng:

A. ĐCNN của thước cho biết giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đô với độ chính xác biết được

B. ĐCNN của  thước cho biết giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được khi đo

C. ĐCNN của thước cho biết sai số của phép đo

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Lời giải:

ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước nên là giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: 1 mét thì bằng:

A. 1000mm

B. 10cm

C. 100dm

D. 100mm

Lời giải:

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

Vậy, 1m = 1000mm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: 2dm thì bằng:

A. 200cm

B. 2000mm

C. 20m

D. 0,2m

Lời giải:

1mm = 10dm = 100cm = 1000mm

Do vậy, 2dm = 0,2m = 20cm = 200mm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:

A. Chiều dài của con đường đến trường

B. Chiều cao của ngôi trường em

C. Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải:

Vì thước đo độ dài của học sinh chỉ có GHĐ là 20cm hoặc 30cm nên ta chỉ đo được chiều rộng của quyển vật lý lớp 6 chưa đến 20cm

A, B – không thể dùng thước kẻ học sinh để đo vì chiều dài của con đường đến trường và chiều cao của ngôi trường gấp nhiều lần giới hạn đo của thước học sinh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Để đo chiều dài một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm

B. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm

C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm

D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5cm

Lời giải:

A, B - không phù hợp vì vật có chiều dài khoảng hơn 30cm nên không thể dùng thước có giới hạn đo 20cm

C - phù hợp

D - không phù hợp vì vật có chiều dài khoảng hơn 30cm mà thước có độ chia nhỏ nhất là 5cm nên đo sẽ không chính xác

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Khi đo chiều dài của vật, cách đặt thước đúng là:

A. Đặt thước vuông góc với chiều dài vật

B. Đặt thước theo chiều dài vật

C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải:

Cách đặt thước : Đặt dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì?

A. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì

 Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

B. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với gạch số 0

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

Cách đặt thước : Đặt dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch

Do đó, để đo bút chì, đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Cách đặt thước đo đúng:

A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật

B. Đặt thước do dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu của vật

C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu của vật

D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật

Lời giải:

Cách đặt thước: Đặt dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt:

A. Theo hướng xiên từ bên phải

B. Theo hướng xiên từ bên trái

C. Theo hướng vuông góc với cạnh thước tại điểm đầu với cuối của vật

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải:

Khi đọc kết quả độ dài cảu một vật cần đặt mắt: Nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại điểu đầu và cuối của vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hình vẽ nào mô tả đúng vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo bút chì?

A. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

B. Đặt mắt nhìn theo hướng xiêng sang phải

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

D. Cả 3 phương án trên

Lời giải:

Khi đọc kết quả độ dài cảu một vật cần đặt mắt: Nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại điểu đầu và cuối của vật

Do đó, khi đọc kết quả đo bút chì, đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là C.

Câu 17: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

A. Ngang bằng với

B. Vuông góc

C. Gần nhất

D. Dọc theo

Lời giải:

Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Khi đo độ dài của một vật em phải:

A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

B. Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách

C. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định

D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Lời giải:

Ta có, cách đo độ dài:

1 - Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp

2 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

3 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:

A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất

C. Ước lượng độ dài cần đo

D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đâu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước

Lời giải:

Ta có, cách đo độ dài:

1. Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp

2. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất?

A. Thước bằng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm

B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm

C. Thước dây có GHĐ 5m, ĐCNN 1cm

D. Thước dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm

Lời giải:

Để đo kích thước sân bóng đá ta phải dùng thước dây, vì chiều dài sân bóng cỡ 10m nên ta phải dùng thước có GHĐ 10m và ĐCNN 1cm mới thích hợp

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1cm

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm

Lời giải:

Để đo chiều rộng bàn học nên dùng thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Chọn câu trả lời đúng.

Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất:

A. Thước thẳng có GHĐ 50cm, ĐCNN 1cm

B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1mm

C. Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm

D. Thước cuộn có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm

Lời giải:

Để đo quần áo cho khách may ta phải dùng thước dây có GHĐ thích hợp là 1,5m và ĐCNN 1cm

A, B – không thể vì để đo số đo quần áo thợ may sẽ không dùng thước thẳng được

D – không thể dùng vì GHĐ là 10m không phù hợp vì gấp nhiều lần chiều dài của khách đo

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Để đo chiều dài vải, người bán hàng phải sử dụng thước nào sau đây là hợp lý?

A. Thước cuộn

B. Thước kẻ

C. Thước thẳng (thước mét)

D. Thước kẹp

Lời giải:

Để đo chiều dài vải, người bán hàng thường sử dụng thước thẳng (thước mét).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Chọn câu trả lời sai. 

Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau để gọi:

A. 1 li = 1mm

B. 1 tấc = 1dm

C. 1 phân = 1cm

D. Cả A, B, C đều sai

Lời giải:

1 li = 1mm

1 phân = 1cm

1 tấc = 1dm = 10cm

=> A, B, C đều đúng

=> Ý D sai                             

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng: 

Một phân bằng:

A. 1mm

B. 1cm

C. 1dm

D. 1m

Lời giải:

1 phân = 1cm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Bố của Chi là thợ mộc, bố nhờ Chi mua 10 gam đinh 5 phân. Đinh 5 phân có nghĩa là:

A. Chiều dài của đinh là 5cm

B. Chiều dài của đinh là 5mm

C. Chiều dài của định là 5dm

D. Tất cả đều sai

Lời giải:

1 phân = 1cm

Do vậy, Đinh 5 phân có nghĩa là chiều dài của đinh là 5cm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Chọn câu trả lời đúng. 

Một inch bằng:

A. 2,54m

B. 1dm

C. 2,54cm

D. 1cm

Lời giải:

Ta có, 1inch = 2,54cm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Inch là một trong các đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta nói tivi 17inch có nghĩa là đường chéo màn hình là 17inch. Biết 1inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25inch, thì có nghĩa đường chéo của màn hình là:

A. 53,2cm

B. 533mm

C. 5,33m

D. Cả A, B, C đều sai

Lời giải:

1inch = 2,54cm

⇒ 25inch = 25.2,54 = 63,5cm

→ Các phương án A, B, C đều sai

D - đúng

=> Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng.  

Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên mặt trời người ta dùng đơn vị:

A. Ki-lô-mét

B. Năm ánh sáng

C. Dặm

D. Hải lí

Lời giải:

Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 

1nas ≈ 9461 tỉ km

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Chọn câu trả lời đúng. 

Để đo khoảng cách trên biển người ta dùng đơn vị:

A. Ki-lô-mét

B. Năm ánh sáng

C. Dặm

D. Hải lí

Lời giải:

Để đo khoảng cách trên biển, người ta thường dùng đơn vị hải lí

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Chọn câu trả lời đúng. 

Một năm ánh sáng tương đương với độ dài:

A. 9461 trăm li-lô-mét

B. 9461 ngàn li-lô-mét

C. 9461 tỉ ki-lô-mét

D. 9461 tỉ dặm

Lời giải:

Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 

1nas ≈ 9461 tỉ km

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Chọn câu trả lời đúng. 

Một hải lí tương đương với độ dài:

A. 1,852m

B. 18,52m

C. 0,1852m

D. 1852m

Lời giải:

1 hải lí tương đương 1,852 mét

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Chọn câu trả lời đúng.

Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ:

A. Chiều cao của màn hình tivi

B. Chiều rộng của màn hình tivi

C. Đường chéo của màn hình tivi

D. Chiều rộng của cái tivi

Lời giải:

Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ đường chéo của màn hình tivi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Chọn câu đúng:

A. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều cao của màn hình tivi

B. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của màn hình tivi

C. “Tivi 17 inch” có nghĩa là đường chéo của màn hình tivi

D. “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của cái tivi

Lời giải:

Thuật ngữ “Tivi 17 inch” để chỉ đường chéo của màn hình tivi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Chọn câu trả lời đúng. 

Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

A. 48,26mm

B. 4,826mm

C. 48,26cm

D. 48,26dm

Lời giải:

Ta có, 1inch = 2,54cm. Từ đó, ta suy ra:

19inch = 19.2,54 = 48,26cm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Chọn câu trả lời đúng: 

Điện thoại của Toàn có cỡ 5,5inch, vậy đường chéo màn hình điện thoại có kích thước:

A. 13,62cm

B. 13,97cm

C. 13,57cm

D. 13,69cm

Lời giải:

Ta có: 1inch = 2,54cm

Từ đó, ta suy ra: 5,5inch = 5,5.2,54 = 13,97cm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là:

A. 1mm

B. 2mm

C. 3mm

D. 4mm

Lời giải:

Số đo Tuấn đã đo được lần lượt là 15,3cm; 24,4cm; 18,7cm và 9,1cm

Ta thấy kích thước nhỏ nhất Tuấn đo được là 0,1cm = 1mm. Vậy độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta dùng giai đo:

A. 10-10m (ký hiệu là 0A đọc là Angstron)

B. 10-3m 

C. Năm ánh sáng

D. Dặm

Lời giải:

Kích thước nguyên tử rất nhỏ cỡ 10-10m. Vậy để đo kích thước cỡ nguyên tử ta dùng giai đo 10-10(ký hiệu là   đọc là Angstron)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17 × 24cm. Các con số đó lần lượt chỉ:

A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách

B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách

C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách

D. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách

Lời giải:

Vì chiều dài của quyển sách lớn hơn chiều rộng nên 17 × 24cm cho ta biết 17cm là chiều rộng và 24cm là chiều dài

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Phía sau một quyển sổ có ghi: khổ 15 × 20cm. Các con số đó lần lượt chỉ:

A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách

B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách

C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách

D. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách

Lời giải: 

Vì chiều dài của quyển sách lớn hơn chiều rộng nên 15 × 20cm cho ta biết 15cm là chiều rộng và 20cm là chiều dài

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Hãy ghép tên dụng cụ đo với tên các vật cần đo cho thích hợp nhất trong các trường hợp sau: Đáp án nào sau đây đúng nhất:

Trắc nghiệm Bài tập đo độ dài có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án nào sau đây đúng nhất:

A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 5 - e

B. 1 - a; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - c

C. 1 - b; 2 - b; 3 - a; 4 - d; 5 - c

D. 1 - a; 2 - b; 3 - e; 4 - d; 5 - c

Lời giải: 

Dụng cụ đo với tên các vật cần đo thích hợp là:

1. Chiều dài cuốn sách vật lý 6 – thước thẳng 100cm có ĐCNN 1mm

2. Chiều dài vòng cổ tay – thước thẳng 300mm có ĐCNN 1mm

3. Chiều dài khăn quàng đỏ - thước dây 500mm có ĐCNN 3mm

4. Độ dài vòng nắm tay – thước dây 10dm có ĐCNN 1mm

5. Độ dài bảng đen – thước dây 300cm có ĐCNN 1cm

Đáp án đúng nhất là: 1- a; 2 - b; 3 - e ; 4 - d; 5 - c

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn:

A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

B. Thước đo GHĐ 1và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm

Lời giải:

Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43: Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật Lí 6. Trong các kết quả ghi dưới đây, kết quả nào đúng?

A. 23,75cm

B. 24,25cm

C. 24cm

D. 24,15cm

Lời giải: 

Thước có ĐCNN 0,5cm, vậy ta chỉ đo được những vật có kích thước là bội của 0,52.

3,75cm, 24,25cm, 24,15cm đều không phải là bội của 0,5 nên ta sẽ không đo được những vật có kích cỡ trên

Đáp án cần chọn là: C

Câu 44: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 5m

B. 50dm

C. 500cm

D. 50,0dm

Lời giải:

Thước có ĐCNN 1dm , vậy ta chỉ đo được những vật có kích thước nhỏ nhất là 1dm

Do vậy, kết quả ghi là 50dm là đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:

(I). Thước không thật thẳng 

(II). Vạch chia không đều 

(III). Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật 

(IV). Đặt mắt nhìn lệch 

Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước. 

Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:

A. (I) và (II)

B. (III); (IV) và (V)

C. (I); (III); (IV) và (V)

D. Cả 5 sai số trên, người đo đều có thể khắc phục được 

Lời giải: 

Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:

- Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật

- Đặt mắt nhìn lệch                              

- Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46: Chọn câu đúng: 

Nguyên nhân sai số mà người đo không thể khắc phục được:

A. Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật 

B. Một đầu của vật không đúng vạch sô 0 của thước

C. Vạch chia không đều

D. Đặt mắt nhìn lệch

Lời giải:

Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:

- Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật

- Đặt mắt nhìn lệch                              

- Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47: Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:

A. Thước đo

B. Gang bàn tay

C. Sợi dây

D. Cái chân

Lời giải: 

Để đo độ dài ta dùng thước đo 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Ta dùng thước đo để:

A. Đo khối lượng của một vật

B. Đo chiều dài của vật 

C. Đo thể tích của một vật

D. Tất cả đều sai

Lời giải:

Ta dùng thước đo để đo chiều dài của vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 49: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

     A. km

     B. cm

     C. mm

     D. m 

Lời giải: 

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là:

     A. m

     B. cm

     C. dm2 

     D. mm

Lời giải:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)...

Đáp án cần chọn là: C

Câu 51: Giới hạn đo của thước là:

A. 1 mét

B. Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải: 

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Đáp án cần chọn là: C

Câu 52: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa hai vạch dài nhất liên tiếp của thước

B. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

C. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước

D. B và C đều đúng

Lời giải:

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 53: Trên thươc dây của người thợ may có in chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. Giới hạn chia và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:

A. 150cm; 1cm

B. 150cm; 1mm

C. 150mm; 0,1mm

D. 150mm; 1cm

Lời giải: 

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Do vậy:

Thước có in chữ cm, số lớn nhất trên thước là 150 

⇒ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là 150cm

Từ vạch số 1 đến vạch số 2 có khoảng cách là 1cm, gồm 11 vạch chia tương ứng với 10 khoảng, vậy độ dài 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 10 = 0,1cm = 1mm 

⇒ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là 1mm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 54: Để đo kích thước bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau: 

Bình: GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 

Lan: GHĐ 50cm và ĐCNN 10cm 

Chi: GHĐ 1,5m và ĐCNN 10cm

A. Chỉ có thước của Bình hợp lí và chính xác nhất

B. Chỉ có thước của Lan hợp lí và chính xác nhất

C. Chỉ có thước của Chi hợp lí và chính xác nhất

D. Thước của Bình và Chi hợp lí và chính xác nhất

Lời giải:

Do kích thước bàn cỡ 1m nên dùng thước của Bình có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm là hợp lý và chính xác nhất

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên