Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay (có lời giải)
Với Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém
Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay (có lời giải)
A. Phương pháp giải
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt:
A. Phẳng và sáng.
B. Nhẵn và cứng.
C. Gồ ghề và mềm.
D. Mấp mô và cứng
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Chọn B
Ví dụ 2: Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là:
A. Bề mặt của một tấm vải
B. Bề mặt của một tấm kính
C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm
D. Bề mặt của một miếng xốp.
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Vậy bề mặt của một tấm kính vừa nhẵn vừa cứng sẽ phản xạ âm tốt nhất trong các vật trên.
Chọn B
Ví dụ 3: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bê tông.
B. Cửa kính hai lớp.
C. Tấm vải nhung.
D. Cửa gỗ.
Để ngăn cách âm giữa các phòng ta dùng các vật liệu phản xạ âm tốt để âm không truyền từ phòng này sang phòng khác mà sẽ bị phản xạ lại trong phòng khi âm truyền đến bề mặt vật.
Trong các vật liệu trên thì tường bê tông, cửa kính hai lớp, cửa gỗ là các vật phản xạ âm tốt. Người ta không dùng tấm vải nhung để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng.
Chọn C
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Vật nào dưới dây là vật phản xạ âm tốt
A. Mảnh xốp
B. Mảnh kính
C. Tường phủ dạ, nhung
D. Vải bông.
Lời giải:
Những vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt. Vật mềm, xốp phản xạ âm kém.
Vậy trong các vật trên mảnh kính là vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt
Chọn B
Câu 2: Những vật sau đây phản xạ âm tốt:
A. Mặt tường gồ ghề, mặt nền trải thảm
B. Tấm lụa trải phẳng, áo len, áo mút.
C. Vài bông, nhung, gấm.
D. Mặt kính, tường phẳng.
Lời giải:
Những vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt. Vật mềm, xốp phản xạ âm kém.
Vậy trong các vật trên mặt kính và tường phẳng là vật cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt
Chọn D
Câu 3: Những vật có khả năng hấp thụ âm tốt là những vât:
A. Phản xạ âm tốt.
B. Có bề mặt nhẵn, cứng.
C. Phản xạ âm kém.
D. Mềm và phẳng.
Lời giải:
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
Chọn C
Câu 4: Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích:
A. Để cách âm tốt.
B. Chống phản xạ âm.
C. Tạo ra các âm thanh lớn.
D. Trang trí phòng.
Lời giải:
Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích chống phản xạ âm, tránh hiện tượng gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng âm thanh của bộ phim hay ca nhạc.
Chọn B
Câu 5: Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
A. Mặt kính trong suốt phẳng phản xạ âm tốt hơn gỗ.
B. Mặt gỗ phẳng nhẵn phản xạ kém hơn mặt gỗ phẳng.
C. Các vật mềm, xốp phản xạ âm kém.
D. Các vật sần sùi có khả năng phản xạ âm tốt hơn các vật phẳng cứng.
Lời giải:
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
Chọn A
Câu 6: Làm thế nào để hạn chế tiếng vang trong phòng?
A. Làm tường mấp mô
B. Đóng trần bằng xốp
C. Cả hai cách A, B đều được
D. Cả hai cách A, B đều không được
Lời giải:
Để hạn chế tiếng vang trong phòng, người ta làm tường mấp mô, sần sùi và đóng trần bằng xốp.
Chọn C
Câu 7: Chọn câu đúng
A. Vật hấp thụ âm tốt thì cũng phản xạ âm tốt
B. Âm thanh khi phản xạ luôn truyền tới tai người nghe
C. Các vật có bề mặt cứng nhẵn không phản xạ âm
D. Sự phản xạ âm đóng vai trò khuếch đại âm, nếu âm phản xạ đến tai người nghe cùng một lúc với âm phát ra
Lời giải:
Âm thanh gặp vật cản đều bị phản xạ ít hay nhiều, nếu âm phản xạ đến tai cùng lúc với âm phát ra, ta sẽ nghe được âm to hơn, như vậy sự phản xạ âm có vai trò khuếch đại âm.
Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém), các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém.
Chọn D
Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Miếng xốp, mặt gương, tường gạch, cao su xốp, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, vải dạ, rèm nhung.
Lời giải:
Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém), các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém.
Vật phản xạ âm tốt là mặt gương, tường gạch, mặt đá hoa, tấm kim loại.
Vật phản xạ âm kém là miếng xốp, cao su xốp, áo len, ghế đệm mút, vải dạ, rèm nhung.
Câu 9: Tại sao trong các phòng thu thanh, rạp hát người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung?
Lời giải:
Trong các phòng thu thanh, rạp hát người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung để hạn chế hiện tượng phản xạ âm gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng của âm thanh do các nghệ sĩ biểu diễn.
Câu 10: Ở một căn nhà có mái lợp bằng tôn, khi có mưa rào người ở trong nhà nghe thấy như cái ai cầm gậy gõ liên tục vào mái nhà. Nếu người ta làm thêm một lớp trần bằng chất xốp, tiếng gõ gần như mất hẳn. Hãy giải thích?
Lời giải:
Lợp mái nhà bằng tôn thì khi mưa rào, hạt mưa va chạm với mái tôn gây ra tiếng ồn lớn, truyền vào nhà, khiến người trong nhà nghe như có ai cầm gậy gõ lên mái nhà. Khi làm thêm một lớp trần xốp thì âm thanh từ mái tôn truyền xuống sẽ bị lớp xốp này hấp thụ tốt, do đó không truyền đến tai người trong nhà nữa, tiếng gõ gần như mất hẳn.
D. Bài tập bổ sung
Bài 1: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
A. Gỗ.
B. Thép.
C. Len.
D. Đá.
Bài 2: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là
A. vật liệu cách âm.
B. vật liệu thấu âm.
C. vật liệu truyền âm.
D. vật liệu phản xạ âm.
Bài 3: Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
A. Trong hang động có mối nguy hiểm.
B. Có người ở trong hang cũng đang nói to.
C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.
D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
Bài 4: Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém: Mặt gương; tấm xốp; rèm nhung; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại; tấm bìa; mặt nước.
Bài 5: Vật phản xạ âm tốt là
A. mặt gương.
B. miếng xốp.
C. áo len.
D. mảnh vải.
Bài 6: Vật phản xạ âm kém là
A. ghế đệm mút.
B. mặt gương.
C. đá hoa.
D. tấm kim loại.
Bài 7: Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?
Bài 8: Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, gồ ghề, cứng.
Bài 9: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
Bài 10: Một người bạn của em đang muốn ghi âm một bài hát, nhưng căn phòng khá rộng và có tiếng vang khiến lời bài hát nghe không được rõ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn để giảm được tiếng vang trong phòng?
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 8: Bài tập phản xạ âm, tiếng vang cực hay (có lời giải)
- Dạng 10: Điều kiện để có tiếng vang là gì
- Dạng 11: Trắc nghiệm Ô nhiễm tiếng ồn là gì
- Dạng 12: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều