Bài tập phản xạ âm, tiếng vang cực hay (có lời giải)
Với Bài tập phản xạ âm, tiếng vang có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập phản xạ âm, tiếng vang
Bài tập phản xạ âm, tiếng vang cực hay (có lời giải)
A. Phương pháp giải
Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ ít hay nhiều. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vì sao khi nói trong phòng nhỏ có chứa nhiều đồ ta không nghe thấy tiếng vang?
A. Vì không có âm phản xạ từ tường tới tai ta.
B. Vì âm phản xạ từ tường tới tai ta cùng một lúc với âm phát ra.
C. Vì phòng có nhiều đồ thì khả năng hấp thụ âm cao.
D. Vì cả 3 nguyên nhân trên.
Trong phòng nhỏ, nhiều đồ đạc thì âm phản xạ từ tường và các đồ vật đến tai ta cùng một lúc với âm phát ra nên ta không nghe thấy tiếng vang.
Chọn B
Ví dụ 2: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc.
C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.
D. Âm phản xạ gặp vật cản.
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Vậy ta nghe thấy tiếng vang khi âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.
Chọn C
Ví dụ 3: Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ?
Khi nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), thì âm phản xạ ở mặt nước đến tai ta cùng lúc với âm trực tiếp, nên ta nghe âm thanh rất rõ.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Ta nghe được tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
B. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
C. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
D. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
Lời giải:
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
Chọn A
Câu 2: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm
B. Độ to của âm
C. Cả hai yếu tố trên
D. Không yếu tố nào trong hai yếu tố trên
Lời giải:
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Vì vậy khoảng cách từ nguồn âm và vật cản phải đủ lớn để âm phản xạ đến tai sau âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. Ngoài ra, độ to của âm cũng phải đủ lớn để âm phản xạ không bị môi trường hấp thụ hết khi truyền đến tai người nghe.
Vậy cả hai yếu tố là: Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm và độ to của âm đểu quyết định đến điều kiện có tiếng vang.
Chọn C
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng nhất:
A. Âm nằm trong ngưỡng nghe có khả năng phản xạ.
B. Các hạ âm không có hiện tượng phản xạ.
C. Các siêu âm mới có hiện tượng phản xạ.
D. Mọi âm có tần số bất kỳ đều cho âm phản xạ.
E. Âm có tần số phù hợp mới cho âm phản xạ.
Lời giải:
Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ ít hay nhiều. Tức là mọi âm có tần số bất kì gặp vật cản đều cho âm phản xạ.
Chọn D
Câu 4: Những âm phản xạ bao giờ cũng:
A. Lớn hơn âm tới.
B. Truyền ngược chiều âm tới.
C. Có thể vượt qua vật chắn.
D. Nhỏ hơn âm tới.
Lời giải:
Âm phản xạ bao giờ cũng nhỏ hơn âm tới, do nó phải đi quãng đường xa hơn âm trực tiếp nên sẽ bị môi trường hấp thụ nhiều hơn. Chiều truyền của âm phản xạ đến tai ta phụ thuộc vào vị trí vật cản, nên không phải lúc nào cũng truyền ngược chiều âm tới.
Chọn D
Câu 5: Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau:
Khi âm gặp mặt chắn đều bị ... (1)..., sự phản xạ của âm nhiều hay ít tùy thuộc vào mặt chắn cứng, nhẵn hay mềm, gồ ghề. Ta nhận biết được âm phản xạ khi nghe thấy...(2).... Thời gian kể từ khi nghe được âm ...(3)... đến khi cảm nhận được âm ....(4).... phải ...(5)....1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ tiếng vang.
Lời giải:
Khi âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ, sự phản xạ của âm nhiều hat ít tùy thuộc vào mặt chắn cứng, nhẵn hay mềm, gồ ghề. Ta nhận biết được âm phản xạ khi nghe thấy tiếng vang. Thời gian kể từ khi nghe được âm trực tiếp đến khi cảm nhận được âm phản xạ phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ tiếng vang.
Các từ cần điền là:
(1): phản xạ
(2): tiếng vang
(3): trực tiếp
(4): phản xạ
(5): lớn hơn.
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Âm gặp mặt chắn đều bị ……………………… nhiều hay ít. ……………………. là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Hiện tượng ………………….. có thể dùng để xác dịnh độ sâu của đáy biển. Nếu môi trường phản xạ âm càng rắn thì hấp thụ âm càng ……………….
Lời giải:
Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Hiện tượng phản xạ âm có thể dùng để xác dịnh độ sâu của đáy biển. Nếu môi trường phản xạ âm càng rắn thì hấp thụ âm càng ít.
Câu 7: Em đã nghe thấy tiếng vang bao giờ chưa? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?
Lời giải:
Chúng ta có thể nghe thấy tiếng vang trong nhiều tình huống:
Ví dụ 1: Ngồi ở đại sảnh của một khách sạn hay nhà ga lớn, rộng, khi ta nói to có thể nghe được tiếng vang.
Ví dụ 2: Các bạn ở dưới thung lũng gọi các bạn ở trên sườn núi, âm thanh bị phản xạ ở vách đá nên có tiếng vang rất rõ.
Ví dụ 3: Cúi xuống giếng nước sâu, nói hay gọi, ta nghe được tiếng vang do âm phản xạ ở mặt nước.
Câu 8:
a) Tiếng vang là gì?
b) Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao?
Lời giải:
a) Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
b) Hát ở phòng hẹp thì ta sẽ nghe rõ hơn. Vì trong phòng hẹp âm phản xạ gần như đến tai cùng lúc với âm trực tiếp, khiến âm to và rõ hơn. Trong phòng rộng, âm sẽ bị phản xạ tạo thành tiếng vang rền kéo dài, vì vậy nên nghe sẽ không rõ bằng.
Câu 9: Với cùng độ to của âm như nhau, trong trường hợp nào ta nghe được rõ hơn:Trong phòng họp đóng kín cửa hay ở ngoài trời? Tại sao lại như vậy?
Lời giải:
Với cùng độ to của âm như nhau, ta nghe được rõ hơn khi ở trong phòng họp đóng kín cửa. Vì khi đó âm thanh ít bị hấp thụ, âm tới tường bị phản xạ truyền đến tai ta cùng lúc với âm trực tiếp nên ta nghe rõ hơn. Còn khi ở ngoài trời, âm thanh chỉ truyền đi, và bị môi trường hấp thụ, không có âm phản xạ nên nghe không rõ bằng.
Câu 10: Một kinh nghiệm quý báu của nhân dân Miền Nam thời chống Mỹ là:
- Nếu nghe tiếng bom đạn nổ rền vang thì biến ngay là quân địch đang càn quét ở xa.
- Nếu nghe tiếng nổ đanh, dọn thì biết quân địch đang tiến đến rất gần.
Cho biết kinh nghiệm này dựa trên cơ sở khoa học nào?
Lời giải:
Kinh nghiệm này dựa trên kiến thức về sự phản xạ âm.
+ Khi quân địch còn ở xa, tiếng nố nghe được có cả tiếng vang đã qua nhiều lần phản xạ, nên nghe vang, rền rất to và kéo dài.
+ Khi quân địch đã đến gần, tiếng nổ nghe được chỉ là tiếng nổ trực tiếp khi bắn súng, nên khi nghe tiếng đó rất đanh và gọn.
Câu 11: Các nhà khoa học cho biết, thông thường khi có chớp, chỉ có thể tại ra một tiếng sấm mà thôi. Tuy nhiên, khi có giông, ta thường nghe thấy tiếng sấm phát ra thành từng tràng rền vang kéo dài. Hãy giải thích tại sao?
Lời giải:
Trong các cơn giông, ta nghe thấy tiếng sấm rền vang dù chỉ có một tiếng sấm phát ra là do tiếng sấm này bị phản xạ nhiều lần trong môi trường khi gặp các vật cản nên sau tiếng sấm đầu tiên sẽ nghe được nhiều âm phản xạ liên tiếp thành một tràng sấm dài.
Câu 12: Để xác định độ sâu của đáy biển, người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm phát ra từ một chiếc tàu neo cố định trên mặt nước (hình bên dưới). Hãy tìm hiểu và cho biết nguyên tắc của cách làm đó?
Lời giải:
Để xác định độ sâu của đáy biển, người ta thường dùng một chiếc tày neo cố định trên mặt biển, cho tàu phát ra siêu âm theo phương thẳng đứng xuống dưới, siêu âm này khi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại. Người ta xác định thời gian từ lúc phát ra siêu âm đến khi thu được siêu âm phản xạ, từ đó suy ra khoảng cách từ mặt nước đến đáy biển.
D. Bài tập bổ sung
Bài 1: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
D. Cả ba trường hợp trên đều có nghe thấy tiếng vang.
Bài 2: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
A. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
B. Xác định độ sâu của biển.
C. Làm đồ chơi “điện thoại dây”.
D. Làm tường phủ dạ, nhung.
Bài 3: Hãy chọn câu sai.
A. Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ.
B. Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.
C. Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s.
D. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.
Bài 4: Tìm câu sai.
A. Phòng kín càng lớn tiếng vang càng to.
B. Trong phòng kín nào cũng đều có tiếng vang.
C. Người nói phải đứng cách tường hơn 11 m mới có thể nghe được tiếng vang.
D. Tai nhận được cùng lúc càng nhiều âm phản xạ thì sẽ nghe càng to.
Bài 5: Chọn câu trả lời sai. Hiện tượng được phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
A. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
B. Xác định độ sâu của biển.
C. Soi gương.
D. Làm tường phủ dạ, nhung.
Bài 6: Chọn câu trả lời đúng. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên.
Bài 7: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s.
A. 10,53 m.
B. 9,68 m.
C. 12,33 m.
D. 11,33 m.
Bài 8: Tìm phát biểu sai. Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?
A. Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm.
B. Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm.
C. Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang.
D. Cả A và B.
Bài 9: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là:
A. 900 m.
B. 1 800 m.
C. 3 600 m.
D. Một giá trị khác.
Bài 10: Chọn câu sai. Đâu không phải là ứng dụng của phản xạ âm?
A. Xác định độ sâu của biển.
B. Trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.
C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.
D. Treo rèm vải trong phòng hòa nhạc để tăng phản xạ âm giúp nghe nhac hay hơn.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay (có lời giải)
- Dạng 10: Điều kiện để có tiếng vang là gì
- Dạng 11: Trắc nghiệm Ô nhiễm tiếng ồn là gì
- Dạng 12: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều