Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí

Với giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Đạo đức 5.

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí

Quảng cáo

Bài tập 1 (trang 49 VBT Đạo đức lớp 5): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Thuỷ cho rằng, mình mới là học sinh lớp 5, vì vậy việc bàn tới chuyện sử dụng tiền hợp lí là chưa cần thiết.

b. Theo Bình, sử dụng tiền hợp lí giúp mỗi người tiết kiệm tiền và có sẵn tiền để sử dụng khi cần thiết.

c. Nga cho rằng, sử dụng tiền hợp lí là tôn trọng công sức của bố mẹ và người lao động.

d. Minh cho rằng, sử dụng tiền hợp lí giúp ta có tiền để giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

e. Theo Yến, nếu giàu thì cứ tiêu tiền thoải mái, không cần phải tính toán, cân nhắc.

g. Lập cho rằng, nếu biết sử dụng tiền hợp lí, ta sẽ có tiền để chủ động thực hiện mơ ước của mình.

Trả lời:

a) Em không đồng ý với ý kiến này, vì ở độ tuổi nào thì cũng cần học cách sử dụng tiền hợp lí.

b) Em đồng ý với ý kiến này. Vì tiết kiệm tiền vô cùng có lợi khi chúng ta cần chi tiêu một việc gì đó đột suất.

Quảng cáo

c) Em đồng ý với ý kiến này. Vì chúng ta còn nhỏ chưa thể kiếm ra được nhiều tiền. Vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ nên việc tiết kiệm tiền là một cách tôn trọng công sức của bố mẹ.

d) Em đồng ý với ý kiến này, vì khi chúng ta tiết kiệm tiền sẽ có cho mình một số dư và chúng ta có thể sử dụng số dư đó để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

e) Em không đồng ý với ý kiến này. Vì chúng ta không thể biết được trong cuộc sống khi nào sẽ có khó khăn, nên việc tiết kiệm sử dụng tiền cân nhắc sẽ có lúc giúp được chúng ta trong cuộc sống.

g) Em đồng ý với ý kiến này.

Bài tập 2 (trang 50 VBT Đạo đức lớp 5): Vì sao phải sử dụng tiền hợp lí? Đánh dấu x vào ô trống ở trước phương án em chọn và giải thích vì sao.

 

Tiết kiệm được tiền để chủ động trong chi tiêu.

 

Giảm được những khó khăn do việc thiếu hụt tiền gây nên.

 

Có tiền để sau này thích gì mua nấy.

 

Đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống.

Quảng cáo

Trả lời:

x

Tiết kiệm được tiền để chủ động trong chi tiêu.

x

Giảm được những khó khăn do việc thiếu hụt tiền gây nên.

 

Có tiền để sau này thích gì mua nấy.

x

Đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống.

Bài tập 3 (trang 50 VBT Đạo đức lớp 5): Em hãy chọn những cách sử dụng tiền hợp lí. Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án em chọn và giải thích vì sao.

a. Lên kế hoạch trước khi mua sắm.

b. Cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua một món hàng nào đó.

c. Lựa chọn mặt hàng có giá cả hợp lí.

d. Mua những gì mà mình thích.

e. Mua hàng vừa đủ dùng.

g. Vay tiền để mua những món đồ mà mình yêu thích.

Quảng cáo

Trả lời:

- Những cách sử dụng tiền hợp lí là:

a. Lên kế hoạch trước khi mua sắm.

b. Cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua một món hàng nào đó.

c. Lựa chọn mặt hàng có giá cả hợp lí.

e. Mua hàng vừa đủ dùng.

- Vì đây đều là những cách chi tiêu hợp lí để có thể đảm bảo cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh mà vẫn có thể tiết kiệm được tiền bạc phòng khi có những việc phát sinh cần đến tiền có thể chủ động.

Bài tập 4 (trang 51 VBT Đạo đức lớp 5): Mỗi hình ảnh dưới đây tương ứng với câu thành ngữ nào? Nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó.

Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí

Trả lời:

Nội dung đang được cập nhật ...

Bài tập 5 (trang 52 VBT Đạo đức lớp 5): Xử lí tình huống.

a. Em có một hộp bút màu dùng rất tốt. Nhân dịp sinh nhật, bạn em tặng em một hộp bút màu giống hệt hộp bút em đang có.

Em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?

b. Em và bạn thân đi chơi. Bạn muốn mua một món quà để cùng ăn nhưng lại không có đủ tiền. Em có một số tiền trong túi và dự định để dành số tiền này.

Em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy?

c. Ngay tuần đầu tiên của tháng, Nga đã tiêu hết toàn bộ số tiền dành cho cả tháng.

Theo em, Nga cần phải làm gì để không lặp lại tình trạng này?

d. Tháng trước, Phóng vay tiền của bạn để mua đồ chơi mà mình yêu thích và hứa sẽ trả lại trong tháng này. Tuy nhiên, khi nhận được khoản tiền chi tiêu trong tháng này, Phóng nhận ra rằng, sau khi trả số tiền đã vay của bạn, Phóng sẽ không còn đủ tiền để làm bất cứ việc gì nữa.

- Theo em, bạn Phóng nên làm gì trong tình huống này?

- Để tránh tình trạng này tiếp diễn, bạn Phóng cần phải làm gì?

Trả lời:

a. Em sẽ cất hộp bút màu bạn tặng cẩn thận để có thể dùng sau này.

b. Em sẽ nói với bạn rằng chúng mình có thể để bụng tối về ăn cơm cùng mọi người, và sẽ không tiêu vào số tiền ban đầu dự định để dành. 

c. Theo em, Nga cần phải lên kế hoạch cụ thể, những khoản cần chi tiêu khoản cần để dành và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch mình đã đặt ra

d.

- Theo em, bạn Phóng nên trả tiền đã vay cho bạn của mình trước và sẽ rút kinh nghiệm cho những tháng tới không được chi tiêu quá số tiền mình có.

- Để tránh tình trạng này tiếp diễn, bạn Phóng cần phải lập kế hoạch chi tiêu và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tiết kiệm.

Bài tập 6 (trang 53 VBT Đạo đức lớp 5):

Lập kế hoạch tiết kiệm:

         Giả dụ em sắp lên lớp 6. Ngôi trường mới xa nhà hơn nên em cần có một chiếc xe đạp để đi học. Hãy lập kế hoạch tiết kiệm để mua một chiếc xe đạp khi vào lớp 6 theo gợi ý sau:

- Giá tiền chiếc xe đạp em muốn mua:

- Dự kiến chi tiêu của em:

- Số tiền em cần tiết kiệm thêm:

- Cách em tiết kiệm tiền:

Trả lời:

- Giá tiền chiếc xe đạp em muốn mua: 2.000.000đ

- Dự kiến chi tiêu của em: Mỗi tháng bố mẹ cho em 500.000đ để chi trả cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống. Em sẽ tiết kiệm số tiền đó.

- Số tiền em cần tiết kiệm thêm: Mỗi tháng em sẽ tiết kiệm 250.000đ trong thời gian 5 tháng (số tiền còn thiếu em sẽ xin bố mẹ hỗ trợ mình)

- Cách em tiết kiệm tiền: Em sẽ giảm các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống hàng quán để tiết kiệm tiền.

Bài tập 7 (trang 54 VBT Đạo đức lớp 5):

Dự toán chi tiêu:

Ghi lại những khoản em sẽ chi tiêu cho bản thân, gia đình và xã hội từ số tiền em đã tiết kiệm được. Hãy giải thích vì sao em chi tiêu như vậy.

Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí

Trả lời:

Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí

Bài tập 8 (trang 54 VBT Đạo đức lớp 5):

Thực hành chi tiêu:

         Gia đình em chuẩn bị đi dã ngoại vào cuối tuần. Bố mẹ giao cho hai chị em 1.000.000 đồng để mua sắm những vật dụng cần thiết cho cả nhà. Hãy lập danh sách những mặt hàng cần mua và tổng số tiền cần chi cho chuyến đi của 4 người trong 1 ngày sao cho không vượt quá số tiền bố mẹ giao.

Những mặt hàng cần mua

Số lượng

Giá tiền

Ghi chú

       
       
       
       
       

Tổng số tiền đã mua:

 

Số tiền còn lại hoặc phát sinh:

 

Trả lời:

Những mặt hàng cần mua

Số lượng

Giá tiền

Ghi chú

Nước ngọt

4 chai

40.000đ

 

Đồ ăn nhẹ (bánh mì, thịt nguội)

4 suất

200.000đ

 

Giấy ướt

1 bịch

20.000đ

 

Thảm vui chơi

1 thảm

200.000

 

Hoa quả

3 kg

100.000

 

Đồ chơi thổi bong nóng

2 chiếc

50.000

 

Tổng số tiền đã mua:

610.000đ

Số tiền còn lại:

390.000đ

Tham khảo giải SGK Đạo đức lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Đạo đức 5 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên